và bài học đối với Việt Nam
Điều có thể khẳng định là hiện nay hầu hết các nƣớc trong khu vực và trên thế giới đều có trình độ phát triển hơn Việt Nam trong đó trình độ quản lý ngoại hối của họ cũng vƣợt trội so với Việt Nam. Tìm hiểu kinh nghiệm quản lý ngoại hối của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới sẽ bổ ích trong quá trình hoàn thiện chất lƣợng quản lý ngoại hối trong nền kinh tế thị trƣờng nhƣ ở nƣớc ta.
Kể từ khi Trung Quốc thực hiện chính sách đổi mới kinh tế năm 1979 cho đến nay, quản lý ngoại hối của Trung Quốc đã thay đổi theo hƣớng tự do hoá hơn nhƣng vẫn đặt dƣới sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nƣớc. Hiện nay, cơ quan quản lý ngoại hối của Trung Quốc đƣợc phân cấp thành hai cấp:
- Cấp Trung ƣơng: Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc là cơ quan hoạch định và thực thi chinh sách tiền tệ nói chung và thực hiện việc can thiệp thị trƣờng ngoại tệ để thực hiện chính sách tỷ giá. Tổng Cục Quản lý Ngoại hối có chức năng hoạch định và thực thi chính sách quản lý ngoại hối, thực hiện quản lý dự trữ, giám sát hoạt động ngoại hối của các NHTM và lập cấn cân thanh toán quốc tế. hai cơ quan này có tính độc lập tƣơng đối và cùng trực thuộc Chính phủ.
- Cấp địa phƣơng: Nếu nhƣ ở cấp Trung ƣơng phân tách làm 2 cơ quan cùng trực thuộc Chính phủ và Ngân hàng Nhân dân (NHND) Trung Hoa và Tổng cục Quản lý ngoại hối thì ở địa phƣơng, chi nhánh NHND cũng đồng thời là chi cục QLNH đảm đƣơng đồng thời cả hai nhiệm vụ. Thông thƣờng, một phó giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ trực tiếp phụ trách công tác quản lý ngoại hối trên địa bàn.
Nhằm mục đích quốc tế hoá đồng Nhân dân tệ, Trung Quốc hạn chế tối đa các giao dịch trong nƣớc sử dụng ngoại tệ. Bắt đầu từ năm 1995 trên lãnh thổ Trung Quốc chỉ lƣu hành duy nhất đồng Nhân dân tệ.
Quản lý ngoại hối ở Trung Quốc nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân là ngƣời Trung Quốc và ngƣời nƣớc ngoài ở Trung Quốc thanh toán, mua bán, chuyển nhƣợng cho nhau bằng ngoại tệ. Cấm sử dụng ngoại tệ để niêm yết, thanh toán giữa ngƣời cƣ trú với nhau. Việc mua hàng bằng ngoại tệ chỉ đƣợc phép thực hiện tại các cửa hàng miễn thuế.
Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp Trung Quốc không muốn giữ ngoại tệ trên tài khoản với lý do Trung Quốc nghiêm cấm thanh toán giữa các
doanh nghiệp trong nƣớc bằng ngoại tệ, trong khi đó các doanh nghiệp Trung Quốc chủ yếu sản xuất bằng nguyên vật liệu trong nƣớc vì vậy nhu cầu về đồng bản tệ (Nhân dân tệ) để thanh toán tiền mua nguyên vật liệu hoặc đáp ứng các nhu cầu thanh toán dịch vụ trong nƣớc rất lớn. Đồng thời, lãi suất đồng nội tệ luôn luôn lớn hơn đồng ngoại tệ và khả năng đáp ứng ngoại tệ của hệ thống ngân hàng rất cao nên các doanh nghiệp Trung Quốc đều có xu hƣớng chuyển ngoại tệ sang nội tệ.
Đối với việc chuyển lợi nhuận ra nƣớc ngoài của Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, hiện nay nhà đầu tƣ nƣớc ngoài ở Trung Quốc chỉ đƣợc chuyển lợi nhuận ra nƣớc ngoài sau khi đã thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nƣớc. Hiện nay, Việt Nam đã thực hiện tự do hoá các giao dịch vãng lai, do đó việc chuyển lợi nhuận của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài về nƣớc (đƣợc xếp là một trong các giao dịch vãng lai) không cần phải xuất trình các chứng từ liên quan đến việc xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nƣớc Việt Nam [1, tr.7].
Là một nƣớc đang phát triển, Trung Quốc có nhiều qui định hạn chế về giao dịch vốn. Chính phủ quyết định hạn mức vay nợ nƣớc ngoài trung, dài hạn hàng năm và phân bổ số nợ này cho các ngành nghề, khu vực, qui định cả thời hạn, kết cấu các loại tiền vay để bảo đảm khả năng trả nợ dựa trên cơ sở có đủ dự trữ ngoại hối trong tƣơng lai. Đối với các giao dịch liên quan đến thị trƣờng vốn nhất thiết phải thẩm tra và cho phép mới đƣợc thực hiện và có sự hạn chế nhất định đối với một số giao dịch.
Đối với dòng vốn ngắn hạn, Trung Quốc tăng cƣờng giám sát sự chu chuyển của dòng vốn này, đặc biệt giám sát chặt chẽ dòng vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài vào thị trƣờng chứng khoán. Các nhà đầu tƣ phải đảm bảo đủ điều kiện về vốn mới đƣợc đầu tƣ vào thị trƣờng chứng khoán.
Từ năm 2007 đến nay, Trung Quốc đang phải đối mặt với vấn đề lạm phát. Để đối phó, Trung Quốc đã nhiều lần tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ giá
đồng Nhân dân tệ đƣợc điều chỉnh theo hƣớng lên giá so với đô la Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc không điều chỉnh lãi suất vì lo sợ dòng vốn nóng, ngắn hạn nƣớc ngoài có thể đổ vào khi lãi suất trong nƣớc và lãi suất nƣớc ngoài chênh lệch, gây rối loạn chính sách tiền tệ và đe doạ sự ổn định nền kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, gần đây, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm qua, tạo điều kiện cho chính phủ nƣớc này nới lỏng tín dụng để thúc đẩy nền kinh tế đang chững lại.
1.4.2.Thái Lan
Trong những năm gần đây nền kinh tế Thái Lan có xu hƣớng tăng trƣởng mạnh tuy vẫn hàm chứa nhiều rủi ro. Thái Lan là nƣớc có nhiều thế mạnh nhƣ là nƣớc xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới và cũng là nƣớc có ngành kinh doanh du lịch rất phát triển. Thái Lan cũng giống nhƣ một số nền kinh tế có thị trƣờng mới nổi khác, sự phát triển của thị trƣờng tài chính không sâu, đặc biệt dễ bị tổn thƣơng, gây ảnh hƣởng bất lợi đến sự ổn định kinh tế trong đó có các khu vực xuất, nhập khẩu và khu vực tài chính. Điều này có thể thấy rõ qua cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng năm 1997 – 1998. Trƣớc khủng hoảng, cán cân vãng lai của Thái Lan liên tục bị thâm hụt trong một thời gian dài, kéo theo đó là các khoản vay nƣớc ngoài liên tục đƣợc gia tăng để bù đắp phần thâm hụt này (chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn). Bên cạnh đó, việc dịch chuyển ngành công nghiệp từ khu vực Đông Á đã khiến cho đầu tƣ vào Thái Lan tăng nhanh chóng, kéo theo luồng vốn đổ vào quá nhanh trong khi đó khả năng hấp thu vốn của nền kinh tế còn hạn chế. Trong khi, hệ thống ngân hàng của nƣớc này còn yếu kém. Ngoài ra, để tuân thủ Điều VIII điều lệ IMF, Thái Lan phải chấp nhận tự do hoá tài chính với việc mở cửa hoàn toàn giao dịch vốn, trong khi tỷ giá cố định; lúc này chính sách tiền tệ trở thành vô hiệu. Khi khủng hoảng xảy ra, các sự cố của nền kinh tế ảnh hƣởng lẫn nhau
và gây ra tác động rất lớn. Hiểu biết một cách sâu sắc về nguyên nhân gây ra khủng hoảng cũng nhƣ cách giải quyết vấn đề của Thái Lan chính là một cách giúp Việt Nam đƣa ra các chính sách phù hợp khi gặp tình huống tƣơng tự.
Trƣớc tình trạng luồng vốn quốc tế đổ vào trong nƣớc tăng liên tiếp từ năm 2003 đến nay, đồng Baht lên giá một cách nhanh chóng và ảnh hƣởng đến các đồng tiền khác trong khu vực. Hiện nay, đồng Baht tăng giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt và so với các đồng tiền khác trong khu vực. Đây cũng chính là một hồi chuông cảnh báo cho nền kinh tế, sẽ ảnh hƣởng đến khu vực nông nghiệp và các công ty vừa và nhỏ trong các khu vực sản xuất sử dụng nhiều lao động (lực lƣợng lao động chiếm hơn 40%).
Để giảm bớt tình trạng này, NHTW Thái Lan đã áp dụng một số chính sách nhằm cân bằng lại luồng vốn ra, vào nền kinh tế, giảm tác động lên giá đối với Baht. Thái Lan cho phép một số các định chế đầu tƣ trong nƣớc đƣợc đầu tƣ vào một số lợi chứng khoán nƣớc ngoài trên cơ sở gửi đơn xin phép tới NHTW Thái Lan.
Bên cạnh đó, Thái Lan áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn việc đầu cơ đồng Baht nhƣ: Hạn chế ngƣời không cƣ trú không có hoạt động thƣơng mại hay đầu tƣ đƣợc cho vay đồng Baht cho các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc quá 50 triệu Baht kỳ hạn quá 3 tháng; Hạn chế đối với tài khoản bằng đồng Baht của ngƣời không cƣ trú hạn mức hàng ngày là 300 triệu Baht hay không cho phép các ngân hàng trong nƣớc thanh toán lãi suất vào những tài khoản này; Thực hiện chế độ cấp phép cho các đối tƣợng thực hiện dịch vụ ngoại hối nhƣ ngân hàng thƣơng mại, tổ chức đổi tiền hay chuyển tiền.
Thái Lan không áp dụng bất kỳ một hạn chế nào đối với luồng ngoại tệ chuyÓn vÒ n-íc thông qua ngân hàng, mang theo ngƣời. Nhà nhập khẩu đƣợc tự do mua và chuyển ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi để thanh toán nhập khẩu. Đầu tƣ trực tiếp hoặc gián tiếp vào Thái Lan đều không phải xin phép. Vốn
đầu tƣ đƣợc chuyển về nƣớc tự do trên cơ sở xuất trình các chứng từ cần thiết. Ngƣời không cƣ trú đƣợc đầu tƣ vào chứng khoán, giấy tờ có giá và hối phiếu không hạn chế. Nhà đầu tƣ trong nƣớc đƣợc phép đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngoài nhƣng phải có sự chấp thuận của cơ quan quản lý. Đây có thể đƣợc coi là một trong những chính sách khá thông thoáng của Thái Lan.
Đối với nợ nƣớc ngoài ngắn hạn, hiện nay, mặc dù nhu cầu nợ nƣớc ngoài ngắn hạn của Thái Lan vẫn liên tục tăng trong thời gian gần đây, nhƣng chủ yếu là do tín dụng thƣơng mại nhập khẩu và các khoản vay nội bộ của các NHTM trong nƣớc với các ngân hàng mẹ ở nƣớc ngoài. Ngoài ra, kể từ sau 2010 đến nay, Thái Lan đã thu hút đƣợc một lƣợng vốn lớn, đặc biệt là vốn đầu tƣ gián tiếp và dự kiến là xu hƣớng này sẽ còn tiếp diễn. Hai nguyên nhân này gây ra tình trạng dòng vốn đang quay trở lại Thái Lan khá nhanh chóng, đòi hỏi NHTW Thái Lan phải nâng cao công tác quản lý nợ nƣớc ngoài ngắn hạn để hạn chế các tác động khi dòng vốn này đảo chiều đột ngột hoặc gây ra các bất ổn tài chính khác…. NHTW Thái Lan đã áp dụng một số biện pháp nhƣ điều chỉnh tỷ giá, can thiệp trên thị trƣờng ngoại hối, tự do hoá việc chuyển vốn ra nƣớc ngoài của ngƣời cƣ trú Thái Lan (biện pháp này đang gây lo ngại, trong trƣờng hợp nếu xảy ra bất ổn chính trị và kinh tế, có thể khiến luồng vốn ra ào ạt…). Bên cạnh đó, NHTW Thái Lan đang áp dụng nhiều chính sách để tăng cƣờng tính tự chủ nhƣ: đảm bảo có đủ tài sản có nƣớc ngoài để ứng phó với biến động tỷ giá và ngăn ngừa phá sản; hạn chế nợ nƣớc ngoài ngắn hạn và khuyến khích vay dài hạn; nợ nƣớc ngoài nên đƣợc tài trợ cho các dự án hiệu quả; khuyến khích tiết kiệm trong nƣớc và bớt dựa vào vay nƣớc ngoài; phát triển các kênh vay mƣợn khác nhƣ thị trƣờng trái phiếu trong nƣớc để khu vực tƣ nhân có thêm cơ hội tiếp cận các khoản vay bằng đồng nội tệ; duy trì mức dự trữ chính thức đầy đủ trong mối tƣơng quan với nợ nƣớc ngoài…