0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Quản lý ngoại hối đối với các giao dịch vãng lai

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 30 -30 )

Quản lý ngoại hối đối với các giao dịch vãng lai hay các giao dịch vốn bản chất đều là quản lý các hạng mục trong cán cân thanh toán.

Hiện nay, theo định nghĩa của IMF, giao dịch vãng lai đƣợc hiểu là giao dịch giữa ngƣời cƣ trú và ngƣời không cƣ trú không vì mục đích chuyển vốn. Cụ thể đó là các giao dịch về hàng hoá, dịch vụ, thu nhập từ đầu tƣ trực

tiếp, thu nhập từ đầu tƣ vào các giấy tờ có giá, lãi vay và lãi tiền gửi nƣớc ngoài, chuyển tiền một chiều và các giao dịch tƣơng tự khác theo qui định của pháp luật. Việc thanh toán và chuyển tiền đối với các giao dịch vãng lai bao gồm:

a) Các khoản thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ;

b) Các khoản vay tín dụng thƣơng mại và ngân hàng ngắn hạn; c) Các khoản thu nhập từ đầu tƣ trực tiếp và gián tiếp;

d) Các khoản chuyển tiền khi đƣợc phép giảm vốn đầu tƣ trực tiếp; đ) Các khoản thanh toán tiền lãi và trả dần nợ gốc của khoản vay nƣớc ngoài;

e) Các khoản chuyển tiền một chiều cho mục đích tiêu dùng; g) Các giao dịch tƣơng tự khác.

Quản lý ngoại hối đối với các giao dịch vãng lai đƣợc chia làm các nội dung:

- Các qui định, chính sách về việc thanh toán, chuyển tiền đối với thanh toán xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ

- Qui định về kết hối ngoại tệ đối với các nguồn thu vãng lai;

- Chính sách mua, chuyển mang ngoại tệ ra nƣớc ngoài của cá nhân; - Kiểm soát việc sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ;

- Chính sách thu hút kiều hối

- Mở tài khoản ngoại tệ ở nƣớc ngoài.

1.2.2.2. Quản lý ngoại hối đối với giao dịch vốn

Theo định nghĩa của IMF, giao dịch vốn là những giao dịch chuyển vốn từ trong nƣớc ra nƣớc ngoài giữa ngƣời cƣ trú và ngƣời không cƣ trú trong các lĩnh vực đầu tƣ trực tiếp, đầu tƣ vào các giấy tờ có giá, vay và trả nợ nƣớc

ngàoi, cho vay và thu hồi nợ nƣớc ngoài và các hình thức đầu tƣ khác theo quy định của pháp luật.

Quản lý ngoại hối đối với các giao dịch vốn là hoạt động giám sát các luồng vốn vào, ra dƣới các hình thức đầu tƣ hoặc vay trả nợ. Chính phủ thông qua cơ quan quản lý quản lý đối với những giao dịch chuyển vốn trên các nội dung:

- Các qui định về hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài; đầu tƣ ra nƣớc ngoài; đầu tƣ vào các giấy tờ có giá; vay trả nợ nƣớc ngoài;

- Kiểm soát việc chuyển vốn vào, ra;

- Quản lý hoạt động vay trả nợ của các doanh nghiệp; - Kiểm soát các hoạt động đầu tƣ khác.

1.2.2.3. Quản lý tỷ giá và thị trƣờng ngoại hối

Quản lý ngoại hối đối với tỷ giá chính là việc tập hợp các biện pháp sử dụng tỷ giá nhƣ một công cụ để thực hiện các mục tiêu kinh tế đã đề ra.

Quản lý tỷ giá hối đoái là một nội dung quan trọng trong quản lý ngoại hối. Chính phủ các nƣớc luôn luôn quan tâm tìm cách điều chỉnh tỷ giá, can thiệp vào tỷ giá trên thị trƣờng hối đoái với ý đồ sử dụng nó làm công cụ để điều tiết, quản lý cung cầu ngoại tệ trên thị trƣờng.

Do tầm quan trọng của tỷ giá trong nền kinh tế mở nên hầu hết các Chính phủ đều tác động trực tiếp hay gián tiếp đến tỷ giá. Sự tác động này không chỉ bó hẹp trong chức năng quản lý về mặt kinh tế (thể hiện sự quan trọng về mặt kinh tế của tỷ giá) mà trong nhiều trƣờng hợp sự tác động đó còn mở rộng ra cả vấn đề chính trị (thể hiện tầm quan trọng về mặt chính trị).

Tỷ giá chính là nhân tố quan trọng trong quản lý ngoại hối của mỗi nƣớc. Vì vậy, việc lựa chọn một chế độ tỷ giá hợp lý để đảm bảo thực thi vai trò của tỷ giá trong quản lý ngoại hối là một vấn đề hết sức quan trọng.

Hiện nay, nhiều nƣớc thực hiện chế độ tỷ giá linh hoạt có quản lý. Đây là một chế độ hỗn hợp giữa tỷ giá cố định và tỷ giá linh hoạt. Với chế độ này tỷ giá đƣợc xác định theo cơ chế thị trƣờng và cho phép tỷ giá biến động trong biên độ nhất định. Nếu vƣợt biên độ này Chính phủ thông qua chính sách tiền tệ để điều tiết nhằm giữ cho tỷ giá biến động trong phạm vi qui định. Nhƣ vậy, vấn đề cốt lõi cần quan tâm là chính sách tiền tệ nhƣ thế nào. Nếu chính sách tiền tệ không đúng đắn thì mọi biện pháp can thiệp vào tỷ giá đều ít có hiệu quả và vấn đề bội chi ngân sách là khó tránh khỏi và có khi là trầm trọng. Ngƣợc lại, nếu chính sách tiền tệ của nƣớc đó đúng đắn và có hiệu quả, nền kinh tế tăng trƣởng ổn định, phát triển hài hoà giữa kinh tế đối nội và kinh tế đối ngoại, đồng tiền của quốc gia ổn định, lành mạnh… thì việc can thiệp của Chính phủ vào tỷ giá lại rất hãn hữu và có thể không cần thiết nữa. Bởi vậy, việc xác định một chính sách tiền tệ đúng đắn, trong đó có cơ chế quản lý ngoại hối hữu hiệu là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết đối với bất cứ loại hình kinh tế nào.

Song song với việc quản lý tỷ giá, Chính phủ các nƣớc cũng áp dụng các biện pháp để quản lý thị trƣờng ngoại hối. Sở dĩ Chính phủ phải quản lý và điều tiết vĩ mô thị trƣờng ngoại hối vì thông qua thị trƣờng ngoại hối quan hệ cung cầu về ngoại tệ, “giá cả” của giao dịch tức là tỷ giá hối đoái, lãi suất của các ngoại tệ theo quan hệ cung cầu và các yếu tố của thị trƣờng đƣợc thể hiện và xác định. Trên cơ sở đó các Chính phủ thông qua Ngân hàng Trung ƣơng thực hiện việc điều tiết thị trƣờng ngoại hối bằng cách mua bán ngoại tệ từ quỹ bình ổn ngoại hối để tác động lên tỷ giá, nhằm mục đích đạt đƣợc một tỷ giá phù hợp theo nhu cầu của nền kinh tế.

1.2.2.4. Quản lý dự trữ ngoại hối

Dự trữ ngoại hối của một quốc gia là những tài sản ngoại hối mà NHTW quản lý và sử dụng nhằm tài trợ trực tiếp cho thâm hụt cán cân thanh

toán hoặc gián tiếp thông qua can thiệp tỷ giá và tài trợ cho một số nhu cầu khác. Vì vậy, Chính phủ các nƣớc cần phải có các biện pháp thích hợp để quản lý dự trữ ngoại hối.

Quản lý dự trữ ngoại hối là một quá trình nhằm đảm bảo những tài sản ngoại hối của khu vực công đƣợc kiểm soát bởi cơ quan tiền tệ luôn sẵn sàng đƣợc sử dụng để đáp ứng các mục tiêu đã xác định trƣớc.

Quản lý dự trữ ngoại hối trƣớc hết là nhằm phục vụ chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá thông qua hoạt động can thiệp thị trƣờng ngoại hối của NHTW và để đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế. Nhƣ vậy, chế độ tỷ giá sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức dự trữ ngoại hối hợp lý. Một nƣớc có chế độ tỷ giá cố định sẽ cần dự trữ ngoại hối nhiều hơn nƣớc có chế độ tỷ giá thả nổi để có đủ khả năng can thiệp ngoại hối, bảo vệ tỷ giá hối đoái và đảm bảo chống đỡ các tác động từ nền kinh tế bên ngoài. Mục tiêu tiếp theo là sử dụng dự trữ ngoại hối để chống đỡ tác động bên ngoài khi xảy ra khủng hoảng. Cuối cùng dự trữ ngoại hối có thể đƣợc sử dụng để đáp ứng cho một số trƣờng hợp chi ngoại hối của Nhà nƣớc hoặc cho trƣờng hợp khẩn cấp hay thảm họa quốc gia.

Các nƣớc duy trì dự trữ ngoại hối nhằm hỗ trợ mục tiêu hàng đầu là thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá, hạn chế tác động khủng hoảng (nếu có), thậm chí tại những nƣớc áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi cũng sử dụng dự trữ ngoại hối để hạn chế sự biến động của tỷ giá. Chính vì các mục tiêu trên mà công tác quản lý dự trữ ngoại hối thƣờng đƣợc giao cho ngân hàng trung ƣơng/cơ quan hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia thực hiện. Tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh của từng nƣớc mà NHTW hoặc cơ quan tiền tệ các nƣớc có chính sách và nguyên tắc riêng về quản lý dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên, hầu hết các nƣớc đều quản lý dự trữ ngoại hối theo các nguyên tắc phổ biến sau: Đảm bảo tính thanh khoản tức là khả năng chuyển

đổi tài sản ngoại hối ra tiền tệ để đảm bảo khả năng thanh toán khi cần thiết; Đảm bảo an toàndự trữ ngoại hối tức là quản lý và kiểm soát rủi ro trong hoạt động đầu tƣ dự trữ; Sinh lời trên tài sản dự trữ ngoại hối thông qua các nghiệp vụ đầu tƣ trên thị trƣờng quốc tế. Thứ tự ƣu tiên của các nguyên tắc trên có thể thay đổi tuỳ thuộc vào mục tiêu quản lý dự trữ ngoại hối của mỗi Ngân hàng trung ƣơng.

1.2.3. Tiêu chí đánh giá chất lƣợng quản lý ngoại hối

Để “đo lƣờng” chất lƣợng quản lý ngoại hối của một quốc gia, có thể dựa vào các tiêu chí nhƣ: mức độ tự do hoá các giao dịch vãng lai, mức độ tự do hoá các giao dịch vốn, quy mô dự trữ ngoại hối, cơ chế tỷ giá và mức độ đô la hoá của nền kinh tế. Đây là các khuyến nghị của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đƣa ra để đánh giá chất lƣợng quản lý ngoại hối của NHTW một nƣớc và hiện đang đƣợc các NHTW thống nhất áp dụng.

1.2.3.1. Mức độ tự do hóa các giao dịch vãng lai

Việc tự do hóa các giao dịch vãng lai là điều kiện mà các nƣớc là thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Theo qui định tại Điều VIII Điều lệ Quỹ, các nƣớc thành viên phải thực hiện tự do hoá việc thanh toán và chuyển tiền đối với các giao dịch vãng lai. Mức độ tự do hóa các giao dịch vãng lai đƣợc thể hiện ở:

- Mức độ tự do trong việc thực hiện các giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai của ngƣời cƣ trú và ngƣời không cƣ trú trên cơ sở xuất trình các chứng từ theo quy định của tổ chức tín dụng;

- Mức độ yêu cầu ngƣời không cƣ trú, ngƣời cƣ trú là nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khi chuyển lợi nhuận về nƣớc phải xuất trình các chứng từ hoàn thành nghĩa vụ thuế;

- Mức độ hạn chế việc chuyển ngoại tệ từ nƣớc ngoài vào, việc chuyển ngoại tệ ra khỏi đất nƣớc đƣợc thực hiện theo các mục đích đƣợc phép;

- Quy định tỷ lệ kết hối đối với nguồn thu vãng lai;

- Việc hạn chế hay không hạn chế số lƣợng tài khoản ngoại tệ của một tổ chức.

Theo lý thuyết, chất lƣợng quản lý ngoại hối của một nƣớc trong các giao dịch vãng lai đƣợc thể hiện qua mức độ tự do hóa các giao dịch vãng lai. Trong trƣờng hợp một nƣớc đã tự do hóa hoàn toàn các giao dịch vãng lai thì có thể cho rằng quản lý ngoại hối của nƣớc đó có chất lƣợng tốt. Ngƣợc lại, một nƣớc có cơ chế quản lý ngoại hối trong các giao dịch vãng lai chƣa hoàn toàn tự do hóa theo yêu cầu của IMF thì chất lƣợng quản lý ngoại hối chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu.

Tuy nhiên, trên thực tế, tùy theo từng quốc gia đang có nền kinh tế phát triển hay đang phát triển và tùy thuộc vào hệ thống chính trị của mình để các nƣớc áp dụng mức độ tự do hóa khác nhau. Ví dụ nhƣ ở các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, các nƣớc Châu Âu hiện nay đã tự do hóa hoàn toàn tất cả các giao dịch vãng lai. Việc quản lý các giao dịch vãng lai của các đất nƣớc này chỉ dừng ở mức độ kiểm soát về mặt số liệu, các biện pháp chống rửa tiền trong các giao dịch vãng lai. Ngƣợc lại, ở một số nƣớc Châu Á, mặc dù cũng đã tuyên bố tự do hóa hoàn toàn các giao dịch vãng lai, tuy nhiên vẫn thực hiện kiểm soát đối với một số giao dịch nhƣ: cho phép ngƣời cƣ trú đƣợc chuyển, mang ngoại tệ ra nƣớc ngoài theo các mục đích, hạn chế số lƣợng ngoại tệ đƣợc mua, chuyển, mang…

1.2.3.2. Mức độ tự do hóa các giao dịch vốn

Tự do hoá giao dịch vốn là việc các luồng luân chuyển vốn dƣới mọi hình thức đƣợc tự do chuyển ra và chuyển vào mỗi quốc gia mà không bị áp dụng bất kỳ hạn chế nào.

Chất lƣợng quản lý ngoại hối thể hiện ở mức độ tự do hóa các giao dịch vốn. Quá trình tự do hoá các giao dịch vốn là quá trình giảm thiểu và dỡ bỏ

dần các biện pháp hạn chế giao dịch vốn ở thị trƣờng, giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ và các quyết định hành chính về đầu tƣ vốn trên thị trƣờng chứng khoán, là việc cho phép rộng rãi các ngân hàng và các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia các giao dịch chứng khoán ở thị trƣờng trong nƣớc, là quá trình dỡ bỏ kiểm soát các luồng vốn vào và ra khỏi nền kinh tế.

Mức độ tự do hóa giao dịch vốn đƣợc thể hiện qua:

- Mức độ dỡ bỏ các hạn chế đối với các luồng vốn vào, ra của hoạt động đầu tƣ trực tiếp (FDI), bao gồm chuyển tiền và rút vốn, trả cổ tức, lợi nhuận, thanh toán hoàn trả các khoản vay nƣớc ngoài của các dự án FDI nhƣ: việc chuyển vốn đầu tƣ vào trong nƣớc đƣợc tự do và không áp dụng bất kỳ một tỷ lệ nào đối với số lƣợng vốn chuyển vào, đƣợc tự do chuyển trả lợi nhuận ra nƣớc ngoài .v.v.

- Mức độ mở rộng tiến tới xóa bỏ tỷ lệ áp dụng đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài góp vốn mua cổ phần đầu tƣ chứng khoán.

- Nới lỏng qui định cho vay ngoại tệ ra nƣớc ngoài đối với công dân nƣớc sở tại.

- Mức độ nới lỏng qui định về luồng vốn ra nƣớc ngoài, bao gồm cả việc mua sắm của các công dân nƣớc sở tại nhƣ việc chuyển thu nhập ra nƣớc ngoài của cá nhân ngƣời nƣớc ngoài đƣợc chuyển ra không hạn chế về số lƣợng và thời gian.

- Các hạn chế còn duy trì dối với giao dịch tài chính qua biên giới của công dân nƣớc sở tại.

1.2.3.3. Cơ chế tỷ giá

Cơ chế tỷ giá là tổng hợp các quy tắc xác định cơ chế điều tiết tỷ giá của một quốc gia. Chính vì vậy, việc xác định một cơ chế tỷ giá thích hợp trong từng thời kỳ của một nền kinh tế thể hiện rõ chất lƣợng quản lý ngoại hối của một quốc gia. Trong điều hành chính sách tỷ giá, mỗi nƣớc căn cứ vào

tình hình thực tế của nền kinh tế để có thể áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi hoặc chế độ neo tỷ giá…Trong trƣờng hợp cần khuyến khích xuất khẩu, một số nƣớc có thể chọn cơ chế tỷ giá linh hoạt, hƣớng vào mục tiêu khuyến khích xuất khẩu, thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Ngƣợc lại, khi có một nền kinh tế ổn định thì cơ quan quản lý thƣờng chọn cơ chế tỷ giá tƣơng đối ổn định để thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng ngoại hối.

Mặc dù có thể áp dụng từng cơ chế tỷ giá trong từng thời kỳ, tuy nhiên, quốc gia nào xác định đƣợc cơ chế tỷ giá phù hợp thì quản lý ngoại hối mới có hiệu quả và ngƣợc lại. Mỗi một chế độ tỷ giá đều có mặt mạnh, mặt yếu, việc lựa chọn chế độ tỷ giá cố định hay linh hoạt phụ thuộc vào mục tiêu phát triển kinh tế trong từng thời kỳ, của từng quốc gia.

1.2.3.4. Qui mô dự trữ

Chất lƣợng quản lý ngoại hối của một quốc gia còn đƣợc thể hiện ở qui

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 30 -30 )

×