Mục tiêu cơ bản của dự trữ ngoại hối Nhà nƣớc là tạo ra nguồn lực để thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, chính sách tỷ giá, đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế, đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính do sự di chuyển vốn ồ ạt có thể xảy ra.
Bên cạnh mục tiêu cơ bản nói trên, dự trữ ngoại hối Nhà nƣớc còn nhằm để đáp ứng các mục tiêu cụ thể, đó là:
- Can thiệp thị trƣờng ngoại tệ và thị trƣờng vàng trong nƣớc theo các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia, đảm bảo khả năng thanh toán của nền kinh tế.
- Thực hiện các nghiệp vụ đầu tƣ trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế để bảo toàn và sinh lời dự trữ.
- Tạm ứng cho ngân sách nhà nƣớc để đáp ứng nhu cầu ngoại hối đột xuất, cấp bách của Nhà nƣớc theo quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ.
Nguyên tắc quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nƣớc cũng tập trung vào ba nguyên tắc theo thông lệ quốc tế, nhƣng do đặc thù của Việt nam là mức dự trữ ngoại hối còn thấp nên thứ tự ƣu tiên của các nguyên tắc có khác so với các nƣớc. Các nguyên tắc quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nƣớc bao gồm:
- Bảo toàn dự trữ ngoại hối. - Bảo đảm tính thanh khoản.
- Sinh lời thông qua các nghiệp vụ đầu tƣ.
Bảo toàn đƣợc coi là nguyên tắc quan trọng hàng đầu do việc đầu tƣ dự trữ ngoại hối chứa đựng nhiều rủi ro. Thực thi nguyên tắc này, dự trữ ngoại hối Nhà nƣớc một mặt đƣợc quản lý theo một rổ đồng tiền bao gồm một số các đồng tiền chủ chốt nhƣ USD, EUR, GBP, JPY..., mặt khác, Ngân hàng Nhà nƣớc cũng thực hiện đa dạng hóa các nghiệp vụ đầu tƣ với những kỳ hạn khác nhau và các đối tác đƣợc lựa chọn theo các tiêu chuẩn xếp hạng tín nhiệm của Standard and Poor hoặc Moody’s Investors. Trong những năm qua,
Ngân hàng Nhà nƣớc đã đảm bảo đƣợc sự an toàn cho dự trữ ngoại hối Nhà nƣớc.
Thực tế nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi và hội nhập với nền kinh tế quốc tế nên năng lực cạnh tranh quốc tế còn kém, hệ thống tài chính đang trong giai đoạn hình thành và phát triển. Do vậy, vai trò can thiệp và điều tiết của Nhà nƣớc là rất cần thiết. Với chức năng là cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối, trong thời gian qua NHNN Việt Nam đã sử dụng ngoại hối để:
- Điều tiết cung cầu ngoại tệ, mua ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối Nhà nƣớc, đồng thời cũng sử dụng dự trữ ngoại hối để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ để thanh toán nhập khẩu, đặc biệt là nhu cầu ngoại tệ cho các dự án lớn, có vai trò then chốt thúc đẩy tăng trƣởng của nền kinh tế.
- Can thiệp thị trƣờng để bình ổn tỷ giá của Đồng Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh Nhà nƣớc thực hiện quản lý và điều tiết đối với tỷ giá hối đoái, đảm bảo duy trì khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu, duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức kiểm soát.
- Đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế đối với nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, thanh toán nợ nƣớc ngoài, rút vốn đầu tƣ trực tiếp và gián tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam.
- Đầu tƣ dự trữ ngoại hối trên thị trƣờng quốc tế nhằm bảo toàn dự trữ và sinh lời thông qua các nghiệp vụ đầu tƣ.
- Tạo ra uy tín quốc gia nhằm gia tăng các quan hệ thƣơng mại, đặc biệt là thu hút nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp và gián tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam, gia tăng các hoạt động vay vốn ngắn trung dài hạn của nền kinh tế, huy động vốn nƣớc ngoài thông qua các hình thức phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trƣờng vốn quốc tế.
- Đáp ứng nhu cầu tạm ứng ngoại tệ của Ngân sách Nhà nƣớc khi cần thiết và sử dụng trong những trƣờng hợp cần thiết khác của Nhà nƣớc.
Khi Luật Ngân hàng Nhà nƣớc năm 2010 có hiệu lực thi hành, có một điểm mới trong Luật liên quan đến dự trữ ngoại hối là đã luật hoá về ngoại hối trong quan hệ giữa Bộ Tài chính và NHNN. Quy định này giúp cho dự trữ ngoại hối nhà nƣớc đƣợc tập trung, không phân tán; giúp cho dự trữ ngoại hối có điều kiện tăng trƣởng vững chắc, tạo điều kiện tốt hơn cho NHNN có cơ sở vững chắc để điều hành tỷ giá.
2.3. Đánh giá chất lƣợng quản lý ngoại hối của NHNN trong thời gian qua
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc
2.3.1.1. Các giao dịch vãng lai đƣợc tự do hoá hoàn toàn
Quản lý ngoại hối trong thời gian qua đã tạo ra những bƣớc tiến căn bản trong việc tự do hoá hoàn toàn các giao dịch vãng lai, đặc biệt sau khi Pháp lệnh ngoại hối và Nghị định số 160 ra đời, hầu hết mọi hạn chế trong giao dịch vãng lai đã đƣợc dỡ bỏ và đã đạt đƣợc một số kết quả, đó là:
Thứ nhất, cho phép tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối
với giao dịch vãng lai của ngƣời cƣ trú và ngƣời không cƣ trú đƣợc tự do thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.
Hệ thống ngân hàng thƣơng mại đáp ứng kịp thời các nhu cầu về ngoại tệ cho các cá nhân, tổ chức ngƣời cƣ trú, ngƣời không cƣ trú để thanh toán các giao dịch vãng lai.
Thứ hai, tạo điều kiện tăng nguồn thu ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối
thông qua các hoạt động quản lý hoạt động thu đổi ngoại tệ. Nguồn thu ngoại tệ tiền mặt từ hoạt động thu đổi ngoại tệ của hệ thống ngân hàng và các đại lý ngày càng tăng và trở thành nguồn thu quan trọng cho hệ thống ngân hàng.
Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích và thúc đẩy hoạt động nhận và chi trả kiều hối. Mạng lƣới nhận và chi trả ngoại tệ phát triển rộng khắp trên phạm vi toàn quốc với vai trò chủ đạo là các ngân hàng thƣơng mại đƣợc phép kinh doanh ngoại hối, sau đó là các tổ chức kinh tế đƣợc làm dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ. Đến nay có trên 60 ngân hàng và 44 tổ chức kinh tế trực tiếp làm dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ với mạng lƣới đại lý rộng khắp từ thành phố đến nông thôn.
Các ngân hàng và các tổ chức kinh tế liên tục cải thiện và phát triển chất lƣợng dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ để thu hút ngoại tệ chuyển về nƣớc. Khả năng cung cấp dịch vụ có chất lƣợng đến khách hàng với cách thức, thủ tục nhận tiền đơn giản, thuận lợi, an toàn, nhanh chóng.
Thứ tư, tăng cƣờng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của hệ thống
ngân hàng thƣơng mại. Trao quyền chủ động cho ngƣời sử dụng ngoại tệ nhƣng không buông lỏng vai trò quản lý của Nhà nƣớc.
2.3.1.2. Vị thế đồng Việt Nam đƣợc nâng cao, từng bƣớc khắc phục tình trạng đô la hoá trong nền kinh tế
Nhận biết đƣợc vai trò quan trọng của việc nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 04 tháng 7 năm 2007 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 98/2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, khắc phục tình trạng Đô la hoá. Đồng tiền có tính chuyển đổi cao sẽ liên kết kinh tế trong nƣớc, thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn nƣớc ngoài, nâng cao khả năng cạnh tranh cũng nhƣ tạo vị thế cho quốc gia trên thị trƣờng quốc tế. Ngoài ra, sự chuyển đổi dễ dàng của VND cũng sẽ làm giảm hiện tƣợng đô la hoá, nâng cao hiệu quả của chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá. Ngƣợc lại, ứng xử của nền kinh tế hay chính sách về quản lý các giao dịch vốn cũng có tác động đến việc thu hút các nguồn vốn quốc tế. Điều này cũng có nghĩa là chính sách
về quản lý các giao dịch vốn có tác động đến việc nâng cao tính chuyển đổi của VND và khắc phục tình trạng Đô la hoá nền kinh tế có mối liên hệ nhất định. Tuy nhiên, việc kiểm soát chặt chẽ, tự do hóa hoàn toàn hoặc tự do hóa có chọn lọc để một mặt nâng cao đƣợc tính chuyển đổi của VND, khắc phục tình trạng Đô la hoá mà vẫn tránh cho nền kinh tế đƣợc các rủi ro tiềm ẩn trong các luồng vốn tự do là một nội dung cần đƣợc nghiên cứu cẩn thận.
Để khẳng định sự nhất quán trong việc từng bƣớc hạn chế đô la hóa, tăng cƣờng tính tự chủ của đồng tiền quốc gia, Pháp lệnh Ngoại hối và Nghị định 160/2006/NĐ-CP đã nhấn mạnh nguyên tắc trên lãnh thổ Việt Nam, ngoài một số đối tƣợng đƣợc phép, hiện nay tất cả các giao dịch thanh toán, mua bán, chuyển nhƣợng trên lãnh thổ Việt Nam đều phải sử dụng đồng Việt Nam. Việc thống nhất quan điểm này trong công tác quản lý ngoại hối đã góp phần nâng cao vị thế của Đồng Việt Nam và hạn chế những tác động tiêu cực đến cung cầu ngoại tệ và chính sách tỷ giá, tiền tệ trong nƣớc.
Có thể khẳng định, chính sách tự do hóa các giao dịch vốn một cách có chọn lọc là giải pháp đúng đắn cho sự phát triển kinh tế ổn định của Việt Nam. “Sự chọn lọc” này có mối liên hệ mật thiết và phục vụ cho mục tiêu trung gian nâng cao tính chuyển đổi của VND, khắc phục “đô la hóa” để đạt đƣợc mục tiêu ổn định nền kinh tế, tránh đƣợc khủng hoảng, tiến tới phát triển bền vững.
2.3.1.3. Thể chế hoá các giao dịch vốn theo lộ trình
Nhƣ trên đã phân tích, việc tự do hoá các giao dịch vốn theo hƣớng mở cửa từng bƣớc không chỉ góp phần khắc phục tình trạng đô la hoá trong nền kinh tế mà còn đáp ứng đƣợc yêu cầu của nền kinh tế nƣớc ta khi chính thức trở thành thành viên của WTO. Trƣớc xu thế hội nhập quốc tế, các qui định về quản lý các giao dịch vốn buộc phải đƣợc điều chỉnh theo hƣớng nới lỏng và
dần dần tự do. Quản lý ngoại hối đối với giao dịch vốn trong thời gian qua đƣợc thực hiện theo hƣớng thể chế hoá đi đôi với mở cửa từng bƣớc.
(i) Đối vớicác luồng vốn vào:
- Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam: Về cơ bản đã tự do hóa đối với đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam. Hầu nhƣ không có hạn chế nào ngoài quy định mở tài khoản vốn đầu tƣ trực tiếp bằng ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng đƣợc phép hoạt động ngoại hối để thực hiện các giao dịch chuyển vốn vào và ra. Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc mua ngoại tệ tại các TCTD đƣợc phép để chuyển lợi nhuận và các thu nhập hợp pháp ra nƣớc ngoài thông qua tài khoản đã mở. Việc chuyển vốn vào và ra khỏi Việt Nam đƣợc thực hiện nhanh chóng, thuận tiện, đơn giản. Việc chuyển đổi nội tệ thành ngoại tệ để chuyển lợi nhuận về nƣớc của Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc đáp ứng kịp thời, thủ tục nhanh chóng. Ngoài ra, đối với việc chuyển lợi nhuận về nƣớc của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, NHNN không yêu cầu phải xuất trình chứng từ hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nƣớc Việt Nam nhƣ trƣớc kia. Quy định này cũng phù hợp với chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cũng nhƣ định hƣớng phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
- Đối với đầu tƣ gián tiếp vào Việt Nam: Với đặc thù đây là dòng vốn có nhiều biến động, có thể dễ dàng đảo chiều nhanh chóng, gây rủi ro lớn cho thị trƣờng vốn còn mong manh nhƣ Việt Nam, nên hiện nay, vẫn còn một số hạn chế nhất định về quản lý ngoại hối cũng nhƣ các quy định liên quan đến chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các cơ chế, chính sách cũng thông thoáng hơn, giảm dần các nội dung quản lý đối với giao dịch vốn, cho phép các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực, ngành nghề cụ thể thì theo tỷ lệ quy định của pháp luật chuyên ngành của ngành nghề, lĩnh vực đó.
- Đối với hoạt động vay nƣớc ngoài: Dỡ bỏ một số hạn chế về vay trả nợ nƣớc ngoài. Theo đó, NHNN chỉ quản lý đối với những khoản vay thƣơng mại của doanh nghiệp. Quản lý thực hiện thông qua việc xác nhận đăng ký khoản vay của ngƣời cƣ trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và cá nhân trong phạm vi tổng hạn mức vay vốn nƣớc ngoài do Chính phủ phê duyệt hàng năm. Tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng đƣợc trực tiếp vay nƣớc ngoài trên nguyên tắc tự vay tự trả.
(ii) Đối với các luồng vốn ra:
- Đối với đầu tƣ trực tiếp của Việt Nam ra nƣớc ngoài: Thay vì chỉ đƣợc sử dụng ngoại tệ tự có trên tài khoản để đầu tƣ ra nƣớc ngoài, doanh nghiệp Việt Nam đƣợc quyền sử dụng nguồn ngoại tệ mua, hoặc vay từ ngân hàng thƣơng mại để đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Về cơ bản, hoạt động này không bị nhiều hạn chế. Sau khi có Giấy chứng nhận đầu tƣ ra nƣớc ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cấp, doanh nghiệp Việt Nam chỉ cần mở tài khoản vốn đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài bằng ngoại tệ tại bất kỳ TCTD nào đƣợc phép hoạt động ngoại hối; sau đó đăng ký tài khoản và tiến độ chuyển vốn ra nƣớc ngoài với NHNN để thực hiện việc chuyển vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài theo tiến độ đƣợc đăng ký.
Số dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài của doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nhiều, điều này cho thấy chính sách khuyến khích đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Việt Nam ngày càng đƣợc mở rộng. (số liệu đến hết tháng 6/2011)
- Đối với đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngoài: Theo quy định của NHNN, ngƣời cƣ trú là tổ chức và cá nhâu đƣợc đầu tƣ ra nƣớc ngoài dƣới hình thức đầu tƣ gián tiếp nếu đáp ứng đủ điều kiện do NHNN quy định. Trong thời gian qua, NHNN đã nghiên cứu, xây dựng văn bản dự thảo Thông tƣ hƣớng dẫn về quản lý ngoại hối đối với đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngoài của Ngƣời cƣ trú là tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, căn cứ diễn biến kinh tế vĩ mô trong
khoảng thời gian những năm 2008 và 2009, do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế Việt Nam cũng phải gánh chịu nhiều khó khăn, đặc biệt là hoạt động kinh tế đối ngoại, NHNN đã kiến nghị và đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận tạm thời chƣa ban hành quy định cho phép Ngƣời cƣ trú là tổ chức và cá nhân đƣợc đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngoài tại thời điểm này mà sẽ ban hành vào thời điểm thích hợp.
- Đối với hoạt động cho vay ra nƣớc ngoài: Theo quy định hiện hành, ngƣời cƣ trú là TCTD đƣợc cho vay, thu hồi nợ nƣớc ngoài theo các quy định của NHNN về điều kiện, đối tƣợng, hình thức và cơ chế quản lý cho vay, thu hồi nợ nƣớc ngoài. Còn ngƣời cƣ trú là tổ chức kinh tế chỉ đƣợc cho vay khi đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ cho phép.
Nghiệp vụ cho vay ra nƣớc ngoài của Tổ chức tín dụng đã đƣợc Thống đốc cho phép thí điểm thực hiện từ đầu năm 2011, trên cơ sở đó NHNN đã nghiên cứu, xây dựng và ban hành Thông tƣ số 45/2011/TT-NHNN ngày 30/12/2011 về cho vay ra nƣớc ngoài của Tổ chức tín dụng. Theo đó, đối tƣợng đƣợc vay từ các Tổ chức tín dụng trong nƣớc là doanh nghiệp đƣợc thành lập và hoạt động tại nƣớc ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dƣới hình thức đầu tƣ trực tiếp.
Đến nay (tính đến hết quý II/2012) tổng số vốn cho vay ra nƣớc ngoài