Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Chất lượng quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 105)

Qua phân tích thực trạng công tác điều hành và quản lý ngoại hối trong thời gian qua của NHNN, có thể thấy để đƣa ra các giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao chất lƣợng công tác quản lý ngoại hối, cần phải hiểu rõ các vƣớng mắc cũng nhƣ các vấn đề còn hạn chế trong công tác quản lý, điều hành; từ đó đánh giá về nguyên nhân của các hạn chế đó.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại đó là chƣa xây dựng đƣợc mục tiêu điều hành tỷ giá trong dài hạn cũng nhƣ trong từng thời kỳ cụ thể khi phải đối mặt với đòi hỏi phải đánh đổi giữa các mục tiêu kinh tế vĩ mô nhƣ: Giữa tăng trƣởng và lạm phát, giữa khuyến khích xuất khẩu và ổn định giá, giữa nhập khẩu và nâng cao tính cạnh tranh của hàng trong nƣớc. Sự phối hợp giữa các chính sách tỷ giá, quản lý ngoại hối, tín dụng, chính sách tiền tệ còn một số bất cập. Mục tiêu, mục đích của các chính sách này còn chƣa nhất quán, thậm chí trái ngƣợc nhau trong một số nội dung cụ thể liên quan đến điều hành tỷ giá.

Thứ hai, sự phối hợp giữa các cơ quan hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô chƣa tốt, chƣa thực sự dựa trên cơ sở khoa học. Phạm vi quyền hạn và trách nhiệm trong điều hành chính sách tỷ giá giữa NHNN và các cơ quan hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô khác còn chƣa đƣợc xác định rõ ràng. Ví dụ, việc Bộ Tài chính thu phí, lệ phí bằng ngoại tệ, mở tài khoản ngoại tệ ở NHTM và giữ lại số dƣ trên tài khoản ngoại tệ của Bộ Tài chính ở mức cao là một trong những nguyên nhân làm chia cắt thị trƣờng ngoại tệ, làm méo mó khả năng cung ứng ngoại tệ và tạo mức dƣ cầu ngoại tệ ảo và từ đó làm chậm vòng chu chuyển vốn ngoại tệ.

Thứ ba, sự phát triển của thị trƣờng tiền tệ và thị trƣờng ngoại tệ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của nền kinh tế. Số lƣợng của các loại hình giao dịch trên thị trƣờng còn quá ít, lại bị ràng buộc bởi quá nhiều hạn chế mang tính hành chính làm giảm đáng kể tính linh hoạt của thị trƣờng. Các chủ thể kinh

tế thiếu phƣơng tiện đầu tƣ và phƣơng tiện phòng ngừa rủi ro, từ đó gây mất niềm tin vào đồng bản tệ, duy trì tâm lý muốn nắm giữ đồng ngoại tệ, tạo sự ùn tắc trong dòng chu chuyển vốn.

Thứ tƣ, các quy định về quản lý ngoại hối còn nhiều bất cập. Nhiều quy định quá chặt chẽ, trong khi đó lại có nhiều quy định quá nới lỏng, có khi không nhất quán.

Nguyên nhân cuối cùng là việc thực hiện không nghiêm túc các quy định của pháp luật và xử phạt không nghiêm các trƣờng hợp vi phạm. Tình trạng này làm giảm hiệu lực của các biện pháp hỗ trợ cho chính sách tỷ giá rất nhiều. Nó đƣợc thể hiện qua hiện tƣợng đô la hoá phi chính thức thông qua thanh toán, thông báo giá, quảng cáo bằng ngoại tệ tràn lan, kinh doanh ngoại tệ trái phép, tình trạng buôn lậu trầm trọng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG II

Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nƣớc đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao chất lƣợng quản lý ngoại hối. Nhìn chung, hoạt động quản lý ngoại hối ngày càng hiệu quả và hoàn thiện, nền kinh tế nói chung và thị trƣờng tiền tệ nói riêng tƣơng đối ổn định, đồng tiền Việt Nam đã lấy lại đƣợc niềm tin trong công chúng, Chính phủ đã kiểm soát đƣợc phần nào lƣợng ngoại tệ trong lƣu thông v.v. Những thành quả này đã giúp Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển mạnh mẽ trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới. Đồng thời giảm tác động của cuộc khủng hoảng đối với nền kinh tế, kiềm chế đƣợc lạm phát, nguồn vốn nƣớc ngoài ngày càng tăng, tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh và khá ổn định v.v.

Tuy nhiên, để đẩy mạnh tiến độ hội nhập của Việt Mam với thế giới, mà trƣớc mắt là thực hiện Hiệp định thƣơng mại Việt Mỹ và các yêu cầu của Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, hoạt động quản lý ngoại hối cần phải nhạy bén hơn, phù hợp hơn với các biến động của thị trƣờng. Để thực hiện mục tiêu này, bên cạnh sự nỗ lực của NHNN cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của mạng lƣới ngân hàng thƣơng mại cũng nhƣ các bộ ngành khác.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Chất lượng quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)