Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo hành lang pháp lý ổn định

Một phần của tài liệu Chất lượng quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 122)

cho hoạt động ngoại hối

Nhƣ đã đề cập ở trên, một trong những hạn chế của công tác quản lý ngoại hối hiện nay của NHNN là chƣa có đủ các văn bản hƣớng dẫn Nghị định 160 của Chính phủ về quản lý ngoại hối.

Việc chƣa có đủ các văn bản pháp lý để hƣớng dẫn nội dung của Nghị định 160 đã gây khó khăn, vƣớng mắc cho hoạt động ngoại hối. Hoạt động ngoại hối trong nền cơ chế thị trƣờng phát sinh nhiều vấn đề vƣớng mắc đòi hỏi phải có cơ sở pháp lý hƣớng dẫn thực hiện. Nhƣ việc sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động chuyển vốn vào, ra của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài; hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài của các tổ chức kinh tế Việt Nam… Trong từng lĩnh vực quản lý ngoại hối cũng đã đặt ra nhiều vấn đề then chốt cần giải quyết một cách phù hợp (ví dụ: việc xây dựng và quản lý hạn mức vay, trả nợ nƣớc ngoài, phƣơng pháp và cách thức quản lý cá nhân vay nƣớc ngoài; quản lý hoạt động đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngoài của tổ chức, cá nhân; mức độ và biện pháp quản lý đối với hoạt động cho vay ra nƣớc ngoài; biện pháp quản lý, giám sát đối với luồng vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam...). Bên cạnh đó, khối lƣợng công việc hành chính vẫn còn rất lớn khi công tác quản lý vẫn sử dụng nhiều hình thức nhƣ đăng ký, cấp phép, xem xét hồ sơ điều kiện, thu thập số liệu báo cáo tổng hợp. Những yêu cầu này của thực tiễn ngày càng đòi hỏi công tác quản lý ngoại hối trong lĩnh vực này phải đƣợc tập trung nghiên cứu chuyên sâu, đầu tƣ và tăng cƣờng lực lƣợng chuyên trách.

3.2.2. Điều hành chính sách tỷ giá theo hƣớng ngày càng linh hoạt hơn, bám sát quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trƣờng

Chính sách tỷ giá hối đoái là một bộ phận quan trọng của quản lý ngoại hối, có ảnh hƣởng trực tiếp tới sự biến động của nền kinh tế, tạo ra sự cân bằng cung cầu ngoại tệ cho thị trƣờng ngoại hối.

Trong thời gian gần đây (từ năm 2011 đến nay), tỷ giá thực tế (actual exchange rate) và tỷ giá chính thức (official exchange rate) của VND và USD có khoảng cách tƣơng đối gần nhau, nên thị trƣờng ngoại hối đã bớt căng thẳng hơn; tỷ giá tƣơng đối ổn định.

Việc tăng giá đồng VND cũng ảnh hƣởng đến xuất khẩu nhƣng nếu chính sách này đƣợc áp dụng một cách từ từ, hợp lý về liều lƣợng thì về lâu dài sẽ tốt cho cả nền kinh tế. Với cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt theo cung cầu thị trƣờng, các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp và cá nhân sẽ có cơ hội phát huy tính năng động, tự chủ trong kinh doanh, đồng thời cũng là một thách thức cho họ trong việc nâng cao khả năng nắm bắt các quy luật để có thể hội nhập thực sự với cơ chế thị trƣờng. Việc tăng cƣờng điều hành tỷ giá theo hƣớng linh hoạt sẽ góp phần giảm bớt các “gánh nặng” phải duy trì tỷ giá ở một mức nào đó trong điều kiện dòng vốn vào, ra đã tƣơng đối tự do. Do đó, trong thời gian tới, NHNN cần tiếp tục điều hành chính sách tỷ giá theo hƣớng linh hoạt hơn, phù hợp với sức mua thực tế của VND.

Việc điều hành chính sách tỷ giá cần bám sát nhịp độ lạm phát trong từng thời kỳ, song song với tốc độ tăng trƣởng kinh tế trong từng giai đoạn để kịp thời có những biện pháp ngăn chặn sự biến động của tỷ giá. Ngoài ra cần xem xét tỷ giá dựa trên cung cầu ngoại hối trong xuất nhập khẩu với nhiều nƣớc khác nhau để xây dựng đƣợc chính sách tỷ giá nhằm giảm đƣợc thâm hụt cán cân vãng lai.

3.2.3. Phát triển hoạt động của thị trƣờng ngoại hối và nâng cao khả năng can thiệp của NHNN khả năng can thiệp của NHNN

Thị trƣờng ngoại hối của Việt nam còn non trẻ và sơ khai về trình độ, qui mô hoạt động và kỹ năng thực hiện nghiệp vụ kinh doanh. Thực trạng thị trƣờng ngoại hối Việt nam cho thấy so với thế giới còn có khoảng cách xa về tổ chức, qui mô, nghiệp vụ và kỹ năng giao dịch. Theo đánh giá của các chuyên gia nƣớc ngoài, thị trƣờng ngoại hối Việt Nam vẫn thuộc loại kém phát triển, ngay cả khi so với các nƣớc trong khu vực, kể cả qui mô và chiều sâu. Thị trƣờng chƣa thực sự theo hƣớng mở cửa, cho phép các tổ chức tín dụng phi ngânh hàng đƣợc tham gia và thị trƣờng ngoại tệ, chƣa đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ kinh doanh ngoại hối.

Trong thời gian tới để phát triển thị trƣờng ngoại hối cần tập trung một số vấn đề sau:

(i). Hoàn thiện tổ chức thị trường ngoại tệ liên ngân hàng theo hướng đẩy mạnh các nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi, cho phép thực hiện thêm các nghiệp vụ hối đoái như Quyền chọn, Tương lai nhằm tăng thêm công cụ cho doanh nghiệp và NHTM phòng ngừa rủi ro tỷ giá, góp phần làm giảm tâm lý đầu cơ ngoại tệ làm bóp méo quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường.

NHNN cần chú trọng vào việc mở rộng các nghiệp vụ trên thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng và nới lỏng các hạn chế cho các giao dịch hối đoái. Việc này có ý nghĩa rất quan trọng nhất là thị trƣờng hối đoái của Việt Nam còn khá nghèo nàn về các công cụ giao dịch hối đoái và các loại hình giao dịch kết hợp giữa giao dịch hối đoái và các giao dịch tiền tệ khác hầu nhƣ không có. Vì vậy, Việt Nam cần đƣa thêm các công cụ giao dịch hối đoái vào thị trƣờng góp phần tạo thêm các môi trƣờng kinh doanh cạnh tranh hơn, chắp nối kỳ vọng của mọi thành viên tham gia thị trƣờng để tạo lập xu hƣớng cung - cầu dài hạn về ngoại tệ. Quy định các NHTM phải xin phép NHNN khi muốn thực hiện các giao dịch hối đoái mới theo thông lệ quốc tế cần đƣợc bãi bỏ

Đối tƣợng tham gia thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng cũng cần đƣợc mở rộng nhằm mục đích nâng cao tính cạnh tranh của thị trƣờng. Cần nghiên cứu xây dựng các trung tâm, công ty môi giới chuyên nghiệp, cho phép các doanh nghiệp và thậm chí cả cá nhân tham gia vào hoạt động hối đoái góp phần tăng tính thanh khoản của thị trƣờng. Nâng cao tính tự chủ cho NHTM trong kinh doanh hối đoái và giảm các hạn chế mang tính hành chính của NHNN. Loại bỏ các quy định hạn chế giao dịch, hạn chế quyền niêm yết, chào giá mua bán và kể cả giới hạn trạng thái ngoại tệ của các NHTM là hết sức cần thiết nhằm tạo điều kiện cho thị trƣờng có thể đƣa ra đƣợc những kỳ vọng hợp lý.

(ii).Nâng cao vai trò của NHNN trên thị trường ngoại hối theo hướng NHNN vừa là ngân hàng thành viên vừa là người tổ chức, quản lý hoạt động của thị trường này

Do thị trƣờng ngoại hối của Việt nam còn sơ khai, tính thanh khoản kém, tỷ giá chƣa thực sự linh hoạt và chƣa thực sự trở thành công cụ điều tiết cung cầu ngoại tệ nên sự can thiệp của NHNN trên thị trƣờng ngoại hối có ý nghĩa quan trọng trong việc điều tiết cung cầu ngoại tệ, nhằm bôi trơn và giúp cho thị trƣờng hoạt động đƣợc thông suốt. Ngoài chức năng tổ chức và quản lý hoạt động thị trƣờng, NHNN còn thực hiện chức năng can thiệp mua bán ngoại tệ trên thị trƣờng liên ngân hàng. Tuy nhiên, do dự trữ ngoại hối của Nhà nƣớc còn mỏng, không ổn định lại qua nhiều tầng quản lý nên sự can thiệp của NHNN chƣa thể thoả mãn nhu cầu của thị trƣờng nên đôi lúc tình trạng căng thẳng ngoại tệ trên thị trƣờng vẫn còn xảy ra nên đã tạo nên tâm lý găm giữ ngoại tệ trong doanh nghiệp cũng nhƣ trong bản thân các NHTM.

(iii). Đào tạo cán bộ và trang bị kỹ thuật hiện đại

Để thị trƣờng ngoại hối phát triển bền vững thì các doanh nghiệp cần đƣợc trang bị kiến thức nhất định về thị trƣờng ngoại hối, các nghiệp vụ kinh

doanh, rủi ro hối đoái và quản lý rủi ro. Do vậy, NHNN và NHTM cần tuyên truyền, hƣớng dẫn và tƣ vấn cho các doanh nghiệp các kiến thức và kinh nghiệm về các hoạt động ngoại hối cũng nhƣ cách thức quản lý rủi ro trên thị trƣờng. Do tính chất mới mẻ và phức tạp của các hoạt động kinh doanh ngoại hối nên công tác đào tạo và đào tạo lại cần đƣợc triển khai thƣờng xuyên cả trên phƣơng diện lý thuyết và thực hành, trong và ngoài nƣớc để giúp cán bộ nhạy bén với diễn biến thị trƣờng và chủ động trong kinh doanh.

3.2.4. Hạn chế việc sử dụng ngoại tệ để tiến tới xóa bỏ tình trạng đô la hóa la hóa

Để nâng cao khả năng điều hành quản lý ngoại hối của NHNN, cần phải có biện pháp để giảm đƣợc mức độ đô la hoá trong nền kinh tế, hạn chế việc sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam.

Cần hạn chế việc cho vay ngoại tệ trong nƣớc và đi kèm với chính sách hạn chế tiết kiệm bằng ngoại tệ. Tuy nhiên, chính sách hạn chế tiết kiệm bằng ngoại tệ có thể gây ảnh hƣởng đến việc huy động ngoại tệ trôi nổi vào hệ thống ngân hàng. Để có thể áp dụng, cần thực hiện thận trọng và kết hợp với các giải pháp kinh tế để khuyến khích dân chúng bán ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng.

Việc sử dụng ngoại tệ để thanh toán hàng hoá, dịch vụ trong lãnh thổ chỉ cho phép thực hiện ở một số ít các cửa hàng miễn thuế, cho các dịch vụ phải thanh toán cho nƣớc ngoài nhƣ hàng không, hàng hải đƣợc NHNN cho phép thực hiện.

3.2.5. Nâng cao vai trò quản lý của NHNN trong các giao dịch vãng lai

Hiện nay, các giao dịch vãng lai đã đƣợc tự do hoá. Tuy nhiên, khi Việt Nam gia nhập nền kinh tế toàn cầu, tự do hoá cán cân vãng lai, tuân thủ theo nguyên tắc bình đẳng và nguyên tắc tự do hoá thì hoạt động thanh toán, giao

dịch trong các giao dịch vãng lai càng khó kiểm soát. Có thể thấy rằng, tiền kiều hối chuyển về không đƣợc gửi toàn bộ vào hệ thống NHTM mà cũng là một nguồn cung chủ yếu cho hoạt động của thị trƣờng ngoại tệ tự do. Bên cạnh đó, khi tự do hoá cán cân vãng lai và các cá nhân, tổ chức đƣợc tự do gửi, rút và nhận tiền kiều hối bằng ngoại tệ từ hệ thống NHTM thì hệ thống NHTM sẽ trở nên rất rủi ro về thanh khoản (đồng tiền và thời hạn) và cả rủi ro về tín dụng khi tín dụng ngoại tệ gia tăng làm tăng rủi ro hối đoái cho các doanh nghiệp và các NHTM. Vì vậy, để có thể kiểm soát đƣợc các hoạt động ngoại hối trong giao dịch vãng lai, NHNN cần thực hiện đồng bộ các giải pháp:

(i) Tăng cƣờng hoạt động thu đổi ngoại tệ để đảm bảo việc đổi ngoại tệ thuận tiện và thu hút ngoại tệ tiền mặt vào hệ thống ngân hàng. Hạn chế tiến tới xoá bỏ hoàn toàn hoạt động của thị trƣờng ngoại tệ tự do.

(ii) Khuyến khích thanh toán bằng ngoại tệ qua ngân hàng thông qua việc cải thiện hoạt động thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử, cải thiện dịch vụ ngân hàng với chi phí rẻ và tiện lợi, phát triển sử dụng thẻ để thanh toán hàng hoá và dịch vụ tại nhiều nơi công cộng và cửa hàng lớn.

(iii) Không hạn chế việc chuyển, mang ngoại tệ vào đất nƣớc, nhƣng đối với một mức nhất định thì phải khai báo về nguồn gốc tiền và mục đích sử dụng ở Việt Nam để chống các hoạt động rửa tiền, buôn lậu, khủng bố.

3.2.6. Kiểm soát chất lƣợng sử dụng vốn, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế nền kinh tế

Với một thị trƣờng vốn còn non trẻ, hệ thống pháp lý chƣa đầy đủ, rõ ràng, và ngày càng mở dễ tạo điều kiện cho dòng vốn nƣớc ngoài thâm nhập vào thị trƣờng tiền tệ của Việt Nam và trƣớc bối cảnh có nhiều diễn biến phức tạp trên thị trƣờng tài chính trong thời gian qua nhƣ thị trƣờng chứng khoán không ổn định, nhập siêu gia tăng, sức ép đối với việc điều hành chính sách

tiền tệ (lạm phát, tỷ giá..v.v.), vấn đề đặt ra là cần phải có những giải pháp trƣớc mắt để ứng xử đối với các dòng vốn nƣớc ngoài với thị trƣờng tiền tệ, cởi mở ở mức độ nào là hợp lý và đảm bảo an toàn và khả năng bảo vệ của hệ thống tài chính ngân hàng, thậm chí nếu cần thiết có thể hạn chế đến mức tối đa là tạm thời “đóng cửa” sự tham gia của dòng vốn nƣớc ngoài trên thị trƣờng tiền tệ. Đồng thời cần thiết nghiên cứu qui định rõ việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi VND và USD của ngƣời không cƣ trú, các quy định có liên quan đến phạm vi thực hiện các giao dịch hối đoái giữa ngoại tệ và đồng Việt Nam đối với đối tƣợng ngƣời không cƣ trú.

Ngoài ra, các cơ quan quản lý cần có đánh giá tổng thể về tính hiệu quả của các dòng vốn (đặc biệt là dòng vốn đầu tƣ gián tiếp) và tính hợp lý của tự do hóa các giao dịch vốn đối với nền kinh tế để có biện pháp kịp thời kiểm soát các dòng vốn này

3.3. Một số giải pháp hỗ trợ

3.3.1. Tăng cƣờng khâu kiểm soát và chế tài xử phạt các hoạt động vi phạm quản lý ngoại hối trong nƣớc vi phạm quản lý ngoại hối trong nƣớc

Hiện nay, các nội dung liên quan đến chế tài xử lý vi phạm về ngoại hối và hoạt động ngoại hối trong Nghị định 63 và các văn bản hƣớng dẫn chƣa có tính hiệu lực cao, còn lỏng lẻo, cơ chế phối hợp quản lý của các cơ quan hữu quan chƣa tốt, thiếu thống nhất, gây khó khăn khi áp dụng vào xử lý vi phạm và không đủ mạnh để răn đe, phòng ngừa những hành vi vi phạm về quản lý ngoại hối.

Thực tế, tình trạng sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ thông qua các giao dịch thanh toán, mua bán bằng ngoại tệ bất hợp pháp vẫn diễn ra khá phổ biến, các nguồn thu bằng ngoại tệ vẫn còn phân tán trong nhân dân, doanh nghiệp hoặc ở một số quỹ ngoại tệ khác, chƣa đƣợc thu hút vào hệ thống ngân hàng... Những hiện tƣợng này, một mặt, làm suy yếu tính pháp chế trong các

văn bản về quản lý ngoại hối, mặt khác, gây ảnh hƣởng không nhỏ trong việc thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối lớn của Đảng, của Nhà nƣớc nhƣ nâng cao dần tính chuyển đổi của đồng Việt nam, chống đô la hoá và trên lãnh thổ Việt nam chỉ sử dụng đồng Việt nam... Nội dung liên quan đến xử lý vi phạm trong trong các văn bản hiện hành còn chƣa đạt đến mức độ cụ thể nhất định, hình thức xử phạt cũng nhƣ trách nhiệm của các đơn vị liên quan còn quy định thiếu rõ ràng.

Đối với các nƣớc trên thế giới, các chế tài áp dụng đƣợc quy định rất cụ thể, chi tiết và minh bạch ngay trong nội dung văn bản. Đặc biệt, đối với những nƣớc trong quá trình chuyển đổi, hệ thống pháp luật còn thiếu đồng bộ và luôn có nhiều thay đổi, để đảm bảo các quy định pháp luật đƣợc tuân thủ nghiêm ngặt, các biện pháp xử phạt, cƣỡng chế ... cần đƣợc quy định rõ, nhấn mạnh trong các văn bản ở tầm cao nhất.

Chính vì vậy, trong thời gian tới, NHNN cần phải tăng cƣờng hơn nữa việc kiểm soát các hoạt động ngoại hối và ban hành các chế tài xử phạt phù hợp với những vi phạm của các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực ngoại hối nhƣ quy định về niêm yết tỷ giá, thông báo giá bằng ngoại tệ, buôn bán ngoại tệ trái phép.v.v.

3.3.2. Nâng cao chất lƣợng hoạt động của hệ thống Ngân hàng thƣơng mại

Hệ thống NHTM là một trong những nhân tố quan trọng của hoạt động quản lý ngoại hối. Hầu hết hoạt động ngoại hối của đất nƣớc đều đƣợc thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng. Trong những năm qua, hệ thống NHTM

Một phần của tài liệu Chất lượng quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)