Quản lý thị trƣờng ngoại hối

Một phần của tài liệu Chất lượng quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 82)

Thị trƣờng ngoại hối của Việt Nam đã và đang phát triển theo hƣớng minh bạch, đa dạng hoá các công cụ kinh doanh và phòng ngừa biến động tỷ

giá. Các công cụ kinh doanh và phòng ngừa rủi ro trên thị trƣờng ngoại tệ nhƣ kỳ hạn, hoán đổi đã tiếp cận thông lệ quốc tế, tạo điều kiện nâng cao thanh khoản cho thị trƣờng ngoại hối và giảm rủi ro hệ thống. Đối tƣợng đƣợc phép tham gia các giao dịch phòng ngừa rủi ro tỷ giá mở rộng đến các tổ chức kinh tế là ngƣời cƣ trú. Vấn đề phát triển các công cụ thị trƣờng và chuẩn hoá theo thông lệ quốc tế là xu hƣớng tất yếu nhằm hỗ trợ mục tiêu linh hoạt tỷ giá và đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Tuy nhiên, cho đến nay, hoạt động trên thị trƣờng ngoại hối Việt Nam vẫn còn non trẻ và sơ khai về trình độ, qui mô hoạt động và kỹ năng thực hiện nghiệp vụ kinh doanh. Thực trạng thị trƣờng ngoại hối Việt nam cho thấy so với thế giới còn có khoảng cách xa về tổ chức, qui mô, nghiệp vụ và kỹ năng giao dịch bị đánh giá là kém phát triển. Hành lang pháp lý cho hoạt động của thị trƣờng ngoại hối là Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004 về giao dịch hối đoái của các TCTD đƣợc phép hoạt động ngoại hối. Trong đó, các phƣơng thức giao dịch hối đoái đƣợc điều chỉnh theo hƣớng mở rộng quyền tự chủ trong kinh doanh của các NHTM và khách hàng .

Quyết định 1452 cho phép các TCTD, các tổ chức kinh tế và cá nhân đƣợc thực hiện giao dịch quyền lựa chọn và giao dịch kỳ hạn. Đây là bƣớc tiếp theo của cơ chế tự thoả thuận tỷ giá kỳ hạn giữa NHTM với khách hàng, các phƣơng thức giao dịch hối đoái đã đƣợc điều chỉnh theo hƣớng mở rộng quyền tự chủ trong kinh doanh của các NHTM và các khách hàng. Một số nội dung đổi mới mang tính trọng tâm của văn bản này là:

(i) cho phép các TCTD và các tổ chức kinh tế, cá nhân thực hiện giao dịch quyền lựa chọn (option) và giao dịch kỳ hạn (forward)

(ii) kỳ hạn của các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi (swap) và quyền lựa chọn giữa các ngoại tệ với nhau do các TCTD và khách hàng tự thoả thuận; và

(iii) cho phép giao dịch phi chứng từ (không cần chứng minh mục đích sử dụng ngoại tệ) đối với tất cả các giao dịch trừ giao dịch mà các tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân mua ngoại tệ của các TCTD đƣợc phép trong các hợp đồng giao ngay (spot) và kỳ hạn thanh toán bằng VND. Giao dịch ngoại tệ phi chứng từ về thực chất là để thừa nhận đặc trƣng chuyển đổi (convertibility) của các ngoại tệ mạnh. Và nhƣ thế, tạo tiền đề cho đồng USD đƣợc giao dịch với một mức tỷ giá có thể vƣợt trần qui định (bằng cách chuyển đổi qua một ngoại tệ khác và giao dịch theo tỷ giá tự do giữa ngoại tệ đó và VND).

Việc cho phép các đối tƣợng kể cả cá nhân tham gia giao dịch kỳ hạn và quyền lựa chọn với các TCTD đã giúp cho thị trƣờng ngoại hối thêm nhiều công cụ phòng ngừa rủi ro, bảo hiểm tỷ giá, thúc đẩy khả năng thanh khoản của thị trƣờng. Mặt khác, nó tạo điều kiện cho nhiều đối tác có thể tham gia vào thị trƣờng. Từ đó hình thành nên những mức giá phản ánh khách quan và tổng hợp hơn về các quan hệ cung - cầu, quan hệ về kỳ vọng tỷ giá - lãi suất và rủi ro dự tính trong tƣơng lai. Từ các mặt bằng tỷ giá đƣợc hình thành trên cơ sở các giao dịch kỳ hạn, quyền lựa chọn, NHNN có thêm nguồn thông tin phản hồi sát thực hơn để cân nhắc, ra quyết định trong điều hành chính sách tỷ giá. Khả năng sử dụng thêm các công cụ phòng ngừa rủi ro và sự mở rộng đối với giao dịch giữa các ngoại tệ với nhau sẽ một mặt thúc đẩy thị trƣờng ngoại hối phát triển, mặt khác góp phần giảm sức ép đối với thị trƣờng và tỷ giá giao ngay, giúp hạn chế bớt các nhu cầu "găm giữ" ngoại tệ, qua đó tác động giảm tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế. Việc cho phép các TCTD giao dịch hối đoái không cần chứng từ sẽ góp phần giải toả những ách tắc về mặt "hành chính" giảm bớt thủ tục, giúp bôi trơn thị trƣờng ngoại hối, đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của toàn bộ thị trƣờng .

Một phần của tài liệu Chất lượng quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)