Phát triển hoạt động của thị trƣờng ngoại hối và nâng cao khả

Một phần của tài liệu Chất lượng quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 123)

Thị trƣờng ngoại hối của Việt nam còn non trẻ và sơ khai về trình độ, qui mô hoạt động và kỹ năng thực hiện nghiệp vụ kinh doanh. Thực trạng thị trƣờng ngoại hối Việt nam cho thấy so với thế giới còn có khoảng cách xa về tổ chức, qui mô, nghiệp vụ và kỹ năng giao dịch. Theo đánh giá của các chuyên gia nƣớc ngoài, thị trƣờng ngoại hối Việt Nam vẫn thuộc loại kém phát triển, ngay cả khi so với các nƣớc trong khu vực, kể cả qui mô và chiều sâu. Thị trƣờng chƣa thực sự theo hƣớng mở cửa, cho phép các tổ chức tín dụng phi ngânh hàng đƣợc tham gia và thị trƣờng ngoại tệ, chƣa đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ kinh doanh ngoại hối.

Trong thời gian tới để phát triển thị trƣờng ngoại hối cần tập trung một số vấn đề sau:

(i). Hoàn thiện tổ chức thị trường ngoại tệ liên ngân hàng theo hướng đẩy mạnh các nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi, cho phép thực hiện thêm các nghiệp vụ hối đoái như Quyền chọn, Tương lai nhằm tăng thêm công cụ cho doanh nghiệp và NHTM phòng ngừa rủi ro tỷ giá, góp phần làm giảm tâm lý đầu cơ ngoại tệ làm bóp méo quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường.

NHNN cần chú trọng vào việc mở rộng các nghiệp vụ trên thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng và nới lỏng các hạn chế cho các giao dịch hối đoái. Việc này có ý nghĩa rất quan trọng nhất là thị trƣờng hối đoái của Việt Nam còn khá nghèo nàn về các công cụ giao dịch hối đoái và các loại hình giao dịch kết hợp giữa giao dịch hối đoái và các giao dịch tiền tệ khác hầu nhƣ không có. Vì vậy, Việt Nam cần đƣa thêm các công cụ giao dịch hối đoái vào thị trƣờng góp phần tạo thêm các môi trƣờng kinh doanh cạnh tranh hơn, chắp nối kỳ vọng của mọi thành viên tham gia thị trƣờng để tạo lập xu hƣớng cung - cầu dài hạn về ngoại tệ. Quy định các NHTM phải xin phép NHNN khi muốn thực hiện các giao dịch hối đoái mới theo thông lệ quốc tế cần đƣợc bãi bỏ

Đối tƣợng tham gia thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng cũng cần đƣợc mở rộng nhằm mục đích nâng cao tính cạnh tranh của thị trƣờng. Cần nghiên cứu xây dựng các trung tâm, công ty môi giới chuyên nghiệp, cho phép các doanh nghiệp và thậm chí cả cá nhân tham gia vào hoạt động hối đoái góp phần tăng tính thanh khoản của thị trƣờng. Nâng cao tính tự chủ cho NHTM trong kinh doanh hối đoái và giảm các hạn chế mang tính hành chính của NHNN. Loại bỏ các quy định hạn chế giao dịch, hạn chế quyền niêm yết, chào giá mua bán và kể cả giới hạn trạng thái ngoại tệ của các NHTM là hết sức cần thiết nhằm tạo điều kiện cho thị trƣờng có thể đƣa ra đƣợc những kỳ vọng hợp lý.

(ii).Nâng cao vai trò của NHNN trên thị trường ngoại hối theo hướng NHNN vừa là ngân hàng thành viên vừa là người tổ chức, quản lý hoạt động của thị trường này

Do thị trƣờng ngoại hối của Việt nam còn sơ khai, tính thanh khoản kém, tỷ giá chƣa thực sự linh hoạt và chƣa thực sự trở thành công cụ điều tiết cung cầu ngoại tệ nên sự can thiệp của NHNN trên thị trƣờng ngoại hối có ý nghĩa quan trọng trong việc điều tiết cung cầu ngoại tệ, nhằm bôi trơn và giúp cho thị trƣờng hoạt động đƣợc thông suốt. Ngoài chức năng tổ chức và quản lý hoạt động thị trƣờng, NHNN còn thực hiện chức năng can thiệp mua bán ngoại tệ trên thị trƣờng liên ngân hàng. Tuy nhiên, do dự trữ ngoại hối của Nhà nƣớc còn mỏng, không ổn định lại qua nhiều tầng quản lý nên sự can thiệp của NHNN chƣa thể thoả mãn nhu cầu của thị trƣờng nên đôi lúc tình trạng căng thẳng ngoại tệ trên thị trƣờng vẫn còn xảy ra nên đã tạo nên tâm lý găm giữ ngoại tệ trong doanh nghiệp cũng nhƣ trong bản thân các NHTM.

(iii). Đào tạo cán bộ và trang bị kỹ thuật hiện đại

Để thị trƣờng ngoại hối phát triển bền vững thì các doanh nghiệp cần đƣợc trang bị kiến thức nhất định về thị trƣờng ngoại hối, các nghiệp vụ kinh

doanh, rủi ro hối đoái và quản lý rủi ro. Do vậy, NHNN và NHTM cần tuyên truyền, hƣớng dẫn và tƣ vấn cho các doanh nghiệp các kiến thức và kinh nghiệm về các hoạt động ngoại hối cũng nhƣ cách thức quản lý rủi ro trên thị trƣờng. Do tính chất mới mẻ và phức tạp của các hoạt động kinh doanh ngoại hối nên công tác đào tạo và đào tạo lại cần đƣợc triển khai thƣờng xuyên cả trên phƣơng diện lý thuyết và thực hành, trong và ngoài nƣớc để giúp cán bộ nhạy bén với diễn biến thị trƣờng và chủ động trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu Chất lượng quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)