- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm về quản lý ngoại hối nhƣ niêm yết giá, định giá, thanh toán, kinh doanh trái phép bằng ngoại tệ
KẾT LUẬN CHƢƠNG III
Dựa vào kết quả phân tích thực trạng quản lý ngoại hối của NHNN Việt Nam trong thời gian qua, luận văn đã mạnh dạn gợi ý một số giải pháp góp phần nâng cao chất lƣợng quản lý ngoại hối của NHNN Việt Nam và đƣa ra định hƣớng trong thời gian tới cho hoạt động quản lý ngoại hối. Một số giải pháp gắn liền với việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, chính sách ngoại hối của NHNN; một số giải pháp lại liên quan mật thiết đến hoạt động quản lý nền kinh tế vĩ mô của Chính phủ nhằm khơi tăng nguồn ngoại tệ cho quốc gia và một vài kiến nghị mang tính chất hỗ trợ. Các giải pháp vừa tác động lẫn nhau vừa tạo điều kiện cho nhau phát triển.
Trong hoạt động quản lý ngoại hối, NHNN cần phải quan tâm chú trọng đến các giải pháp nhằm phối hợp hài hoà và thiết lập từng bƣớc đi thích hợp để có thể nâng cao chất lƣợng quản lý ngoại hối, nhằm góp phần vào tiến trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam.
KẾT LUẬN
Quản lý ngoại hối trong bối cảnh đất nƣớc đang thực hiện nền kinh tế thị trƣờng và ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới có một vai trò hết sức quan trọng. Quản lý ngoại hối là một trong những công cụ quan trọng trong quản lý và điều tiết nền kinh tế thị trƣờng. Quản lý ngoại hối nhắm kiểm soát, giám sát, hạn chế các rủi ro, biến động trên thị trƣờng ngoại hối, các tác động đến cung cầu ngoại tệ, cán cân thƣơng mại. Hỗ trợ thực thi chính sách tiền tệ, phát triển thị trƣờng hối đoái, các công cụ phòng ngừa rủi ro.
Ở Việt Nam trong hơn mƣời năm qua, cùng với việc thực hiện chính sách đổi mới mở cửa nƣớc ta đã có bƣớc phát triển mạnh mẽ trong các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, thu hút luồng vốn vào, ra đặc biệt là các dòng vốn đầu tƣ trực tiếp và vài năm trở lại đây là dòng vốn đầu tƣ gián tiếp đã tạo ra nhiều rủi ro tiềm ẩn cho hoạt động ngoại hối của đất nƣớc. Chính vì vậy, các thách thức đặt ra đối với chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối và chính sách tỷ giá là rất lớn. Các áp lực về việc tăng cung tiền nội tệ làm tăng chỉ số giá tiêu dùng, áp lực về chu chuyển ngoại tệ trong nền kinh tế khi nới lỏng dần việc quản lý vốn, áp lực về lập kế hoạch cơ chế tỷ giá hối đoái... là những vấn đề mà NHNN phải đối mặt.
Trên cơ sở tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu, Luận văn thạc sỹ “Chất lƣợng quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam” đã hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản sau:
1. Hệ thống hóa đƣợc những vấn đề cơ bản về ngoại hối và quản lý ngoại hối, đồng thời nghiên cứu quản lý ngoại hối ở một số nƣớc trong khu vực để rút ra kinh nghiệm trong hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN trong nền kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam;
2. Phân tích rõ thực trạng quản lý ngoại hối của NHNN trong giai đoạn từ 1998 đến nay. Luận văn đã đánh giá những ƣu điểm, hạn chế trong hoạt động quản lý ngoại hối trong thời gian từ 1998 đến nay;
3. Luận văn đã đƣa ra đƣợc những quan điểm, định hƣớng chủ đạo cho công tác quản lý ngoại hối trong thời gian tới. Qua đó đã đề ra đƣợc các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý ngoại hối của NHNN trong nền kinh tế thị trƣờng nhƣ: hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản lý ngoại hối để tạo hành lang pháp lý ổn định cho hoạt động ngoại hối, các giải pháp về tỷ giá, thị trƣờng tỷ giá, nâng cao vai trò của NHNN trong việc quản lý ngoại hối các giao dịch vãng lai… Ngoài ra, Luận văn còn đƣa ra một số khuyến nghị đối với các Bộ Ngành có liên quan trong hoạt động quản lý ngoại hối.
Để thực hiện Luận văn này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự quan tâm, giúp đỡ của giáo viên hƣớng dẫn, Tiến sỹ Lê Kim Sa (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam); các anh, các chị đồng nghiệp tại Vụ Quản lý ngoại hối và các Vụ chuyên môn của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và các cộng sự tại các Bộ, ban ngành và các cơ quan khác có liên quan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Chính phủ (2006), Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định
chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối, Hà Nội.
2. Trƣơng Văn Phƣớc (2006), Lựa chọn cơ chế phù hợp và điều hành chính
sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế, Luận văn
Tiến sỹ, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Hà Nội.
3. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội. 4. Quốc hội (2010), Luật Các Tổ chức tín dụng, Hà Nội.
5. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2003), Cơ chế quản lý ngoại hối phù hợp
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội.
6. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2008), Tự do hoá các giao dịch vốn và sự
ổn định khu vực tài chính Việt Nam, Hà Nội.
7. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2000 – 2007), Báo cáo thường niên, Hà Nội.
8. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (1998 – 2012), Báo cáo về hoạt động ngoại hối, Hà Nội.
9. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2007), Giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý dự trữ ngoại hối Nhà nước, Hà Nội.
10. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2004), Tạo điều kiện cho đồng Việt Nam
chuyển đổi, Hà Nội.
11. Trần Ngọc Thơ (2005), Kinh tế Việt Nam trên đường hội nhập - quản lý
quá trình tự do hoá tài chính, Nxb Thống kê, TP HCM.
12. Nguyễn Văn Tiến (2005), Tài chính quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội. 13. Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội (2005), Pháp lệnh ngoại hối, Hà Nội.
14. National Institute of Standards and Technology (2007), Business and
Public Affairs ( Volume 1, Issue 1, 2007), USA.
15. Central Institute For Economic Management (2/2001), Exchange Rate in
Việt Nam Arrangement Information Content and Policy options, Hà Nội.
16. IMF (2000 – 2012), Foreign Exchange Restrictions, Hà Nội. 17. IMF (2008), International Finacial Statics, Hà Nội.
18. IMF (July 2012), IMF Country Report No.12/165, Vietnam 2012 Article IV
consultation,Hà Nội.
19. Law of foreign exchange management of China, Thailand, Malaysia.
Website:
20. http://www.fia.mpi.gov.vn: Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài 21. http://www.gso.gov.vn: Tổng cục Thống kê
22. http://www.imf.org: Quỹ Tiền tệ Quốc tế 23. http://www.moit.gov.vn: Bộ Công thƣơng 24. http://www.mof.gov.vn: Bộ Tài chính
25. http://www.mpi.gov.vn: Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ 26. http://www.sbv.gov.vn: Ngân hàng Nhà nƣớc VN