Về quan hệ giữa nhà trường và xã hội

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thực hiện chiến lược đào tạo của Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất giai đoạn 2012 đến 2017 (Trang 86 - 130)

Bảng 3.13 Mối quan hệ giữa nhà trường và xã hội

Tiêu chí đánh giá Mức đánh giá Số phiếu đánh giá Trung bình chung 1. Thiết lập được các mối quan hệ

giữa nhà trường với các cơ sở văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao, thông tin đại chúng ở địa phương.

5 4 3 2 1 26 58 4 Cộng 88 4.25

2. Thiết lập được các mối quan hệ giữa nhà trường với chính quyền và các cơ quan, đoàn thể ở địa phương để thực hiện các hoạt động văn hoá - xã hội. 5 4 3 2 1 30 56 2 Cộng 88 4.32

(Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát)

- Qua kết quả khảo sát có nhận xét sau:

+ Thiết lập được các mối quan hệ giữa nhà trường với các cơ sở văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao, thông tin đại chúng ở địa phương. Trường thuộc trung ương, đóng tại địa phương, các hoạt động của Đảng, đoàn, quốc phòng an ninh trực thuộc Huyện Lâm Thao - Phú Thọ nên mối quan hệ giữa nhà trường với các cơ sở văn hóa của Thị trấn, Huyện, Tỉnh rất mật thiết. Nhiều lần trường được giao làm cụm trưởng tổ chức các giải thi văn hóa, thể thao do Huyện, Tỉnh tổ chức do đó kết quả tính trung bình chung là 4,25 trong khoảng hoàn toàn đồng ý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Thiết lập được các mối quan hệ giữa nhà trường với chính quyền và các cơ quan, đoàn thể ở địa phương để thực hiện các hoạt động văn hoá - xã hội. Đảng, chính quyền, các đoàn thể của trường có quan hệ mật thiết với chính quyền và các cơ quan doanh nghiệp xung quanh trường, phối kết hợp chặt chẽ trong công tác quốc phòng, an ninh, các hoạt động văn hóa xã hội, hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động, do đó kết quả tính chung bình chung là 4,32 trong khoảng hoàn toàn đồng ý với đánh giá này.

4.1. Một số nhận xét sau khi nghiên cứu chiến lƣợc phát triển đào tạo của trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất

4.1.1. Về xây dựng chiến lược đào tạo của trường

Trong xu thế hội nhập thế giới hiện nay, giáo dục đào tạo được coi là một ngành kinh doanh dịch vụ đặc biệt thì nhà sản xuất chính là nhà trường, sản phẩm của nhà trường khác với sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ khác.

Sản phẩm của nhà trường là sản phẩm đặc biệt, đó là những con người được trang bị kiến thức chuyên môn, có phẩm chất đạo đức và sức khỏe tốt để có thể thích ứng, hòa nhập ngay với công việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và xã hội, đáp ứng được nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.

Để tồn tại và phát triển trong xu thế cạnh tranh, tất cả các trường từ Đại học, Học viện, Cao đẳng đến các trường nghề, trường phổ thông, không trường nào lại không quan tâm tới xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động, thu hút đầu vào để trường ngày càng phát triển.

Tất cả các trường đều xây dựng cho mình một chiến lược phát triển, có trường xây dựng chiến lược trở thành trường Đại học đẳng cấp quốc tế, đẳng cấp quốc gia, một số trường Cao đẳng xây dựng chiến lược trở thành trường Đại học, trong số đó có trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo cơ sở lý luận về chiến lược, Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất đã xây dựng chiến lược đào tạo theo quy chuẩn chung, đặt ra sứ mạng, giá trị, mục tiêu để trường hướng tới. Nhưng trường chưa cụ thể hóa thành các chiến lược cụ thể trên từng lĩnh vực, chưa xây dựng kế hoạch hành động thực hiện chiến lược để từ đó tập trung chỉ đạo thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tập trung ưu tiên thực hiện trước một số mặt cụ thể như một số trường Đại học, Cao đẳng khác đã xây dựng thành các chiến lược riêng như:

- Chiến lược phát triển đào tạo.

- Chiến lược phát triển nghiên cứu khoa học. - Chiến lược xây dựng đội ngũ.

- Chiến lược phát triển cơ sở vật chất. - Chiến lược phát triển nguồn tài chính. - Chiến lược phát triển tổ chức, quản lý.

- Chiến lược phát triển các mối liên kết trong và ngoài nước.

Đây cũng là một hạn chế trong việc xây dựng chiến lược đào tạo của trường.

4.1.2. Những hạn chế, yếu kém trong một số tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đào tạo nhằm thực hiện chiến lược đào tạo của trường Cao đẳng lượng đào tạo nhằm thực hiện chiến lược đào tạo của trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất

Qua kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng các hoạt động đào tạo của trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất theo 10 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường Cao đẳng do Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành, tác giả phát hiện thấy những điểm sau còn yếu kém ảnh hưởng tới thực hiện chiến lược đào tạo của trường:

a- Chiến lược đào tạo của trường chưa được tổ chức quán triệt, học tập sâu rộng trong CBCNV, giáo viên và học sinh trong nhà trường. Sứ mạng, tầm nhìn của một số trường Đại học, Cao đẳng được họ kẻ thành pa nô, áp phích, trưng biển ngoài và trong khu vực trường nhưng ở đây trường chưa có, nhiều người không biết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

b - Việc đảm bảo chất lượng giáo dục, chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo chưa được quan tâm đúng mức, chưa có phòng khảo thí hoặc bộ phận chuyên trách tổ chức thi, kiểm tra, vẫn để các khoa tự tổ chức nên tính chính xác, khách quan chưa có, dễ phát sinh tiêu cực.

c - Đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên, kỹ thuật viên, đặc biệt là đội ngũ giáo viên chưa mạnh, chưa đáp ứng đủ các tiêu chí quy định của một trường Đại học.Vì mục tiêu, tầm nhìn mà trường đề ra trở thành trường Đại học giai đoạn 2013- 2015 nên trường cần phải sớm xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, tuyển dụng, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật viên giáo viên mới đáp ứng được yêu cầu mới.

d - Chưa định kỳ bổ sung, điều chỉnh chương trình giáo dục dựa trên cơ sở tham khảo các chương trình tiên tiến quốc tế, các ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng lao động, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của ngành. Chưa thường xuyên cử giáo viên đi thực tế các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nắm bắt sự thay đổi công nghệ để về chỉnh sửa lại nội dung, chương trình, giáo trình, giáo án cho sát thực tế, định kỳ đánh giá và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá, nhà trường phải chỉ đạo các khoa chọn cử giáo viên có trình độ, có kinh nghiệm triển khai thực hiện.

e - Chưa tổ chức khảo sát một cách toàn diện, rộng rãi để đánh giá chất lượng đào tạo đối với người học sau khi ra trường để điều chỉnh hoạt động đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.

g - Việc tổ chức đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên. Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học trong đội ngũ giảng viên chưa được quan tâm thực hiện thường xuyên.

h - Chất lượng đào tạo học sinh, sinh viên còn nhiều bất cập, khả năng tư duy sáng tạo, sự tự tin, khả năng tiếp nhận những tư tưởng mới và có tinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thần hợp tác, khả năng giao tiếp, khả năng thích ứng, năng lực thực hành nghề nghiệp của học sinh, sinh viên trong nhà trường còn yếu, số tốt nghiệp ra trường đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động chiếm khoảng gần 60% còn lại chưa đáp ứng được, so với các trường bạn thì đây là một trở ngại lớn trong việc xây dựng thương hiệu của trường, nhà trường cần phải tập trung mọi biện pháp để khắc phục.

i - Hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ trong đội ngũ giảng viên của trường còn rất yếu, ngay cả trong sinh viên cũng vậy, chưa trở thành nền nếp, thành phong trào sôi động như các trường bạn. Trường nên thành lập phòng nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế để khắc phục mặt yếu kém của lĩnh vực này.

k - Cơ sở vật chất của trường còn nhiều hạn chế, tuy phòng học, diện tích lớp học, phòng thí nghiệm, thực hành đủ đáp ứng cho việc dạy, học, thực hành, thí nghiệm. Nhưng trang thiết bị phục vụ giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm, thực hành cho học sinh còn thiếu nhiều. Phòng máy tính chưa được nối mạng đáp ứng nhu cầu học tập của người học;

l - Nguồn tài chính được Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cấp lương, phụ cấp lương và các khoản đóng BHXH theo biên chế được duyệt, các khoản chi khác không được cấp, trường phải tự chủ theo nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 trong bối cảnh giá vật tư cao nên việc cấp phát vật tư phục vụ thí nghiệm thực hành bị hạn chế rất nhiều, làm ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo học sinh, sinh viên.

4.1.3. Kết luận rút ra sau khi điều tra phân tích thực trạng các hoạt động của trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất của trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất

a. Điểm mạnh:

+ Bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực đạo của 38 năm qua, đã đào tạo đựơc trên 18.000 học sinh, sinh viên cho ngành Hoá chất Việt Nam và các thành phần kinh tế khác, đáp ứng kịp thời yêu cầu về nhân lực trong sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, được Đảng, Nhà nước ghi nhận bằng những tấm Huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba, nhiều cờ, bằng khen của Bộ, tỉnh, Huyên và Tập đoàn Hóa chất việt Nam.

+ Có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề.

+ Có mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp trong ngành Hoá chất, đội ngũ công nhân của các Công ty lớn như Công ty super phốt phát hoá chất Lâm thao, Đạm Hà Bắc, Phân lân Văn Điển, Phân lân Ninh Bình, Pin Văn Điển, pin ắc quy Vĩnh phú, ắc quy Tia sáng Hải Phòng, cao su sao vàng Hà nội vv… đa phần là học sinh của trường, nhiều học sinh của trường đã trưởng thành hiện đang công tác tại các công ty trong ngành.

+ Có sơ sở vật chất với các phòng học, thí nghiệm, thực hành bước đầu đáp ứng đựơc một phần của yêu cầu đào tạo.

b. Điểm yếu:

+ Đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật viên, đặc biệt là đội ngũ giảng viên còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, tỷ lệ cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ trên đại học còn thấp (23.07%).

+ Trang thiết bị phục vụ giảng dạy, thí nghiệm, thực hành, nghiên cứu khoa học còn thiếu nhiều, ngoài phòng học vi tính có phông, đèn chiếu, còn các phòng khác chưa có.

+ Chất lượng đào tạo còn hạn chế, nhất là hệ học nghề, hệ trung cấp chuyên nghiệp.

+ Chưa có thương hiệu bởi Trường mới được nâng cấp từ Trường trung cấp chuyên nghiệp thành trường cao đẳng năm 2008.

c. Nguy cơ, thách thức:

+ Sức ép cạnh tranh giữa các trường Đại học, Cao đẳng bởi số lượng các trường đến nay quá nhiều (chỉ tính từ năm 1998 đến tháng 9 năm 2009 có 32 trường Đại học mới được thành lập, 55 trường cao đẳng đựơc nâng cấp thành trường Đại học, đến nay số liệu trên còn lớn hơn nữa).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Thu nhập gíáo viên, công nhân viên thấp, không có có sức thu hút và giữ chân những giảng viên giỏi, có trình độ.

+ Tỷ lệ học sinh bỏ học cao.

d. Cơ hội:

+ Tổng công ty Hoá chất Việt Nam được cấu trúc theo mô hình tổ chức Tập đoàn từ cuối năm 2009, nay đã trở thành một Tập đoàn kinh tế có vị thế lớn trong hệ thống công nghiệp quốc gia và khu vực.

+ Trong phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển Tập đoàn Hoá chất Quốc gia Việt Nam đến năm 2015 đã xây dựng giải pháp về nguồn nhân lực trong đó có đề án thành lập Trường Đại học Hoá chất Việt Nam để phát triển nguồn nhân lực chuyên sâu cho ngành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƢỢC ĐÀO TẠO CỦA TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT

GIAI ĐOẠN 2012 – 2017

4.1. Một số nhận xét sau khi nghiên cứu chiến lƣợc phát triển đào tạo của trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất

4.1.1. Về xây dựng chiến lược đào tạo của trường

Trong xu thế hội nhập thế giới hiện nay, giáo dục đào tạo được coi là một ngành kinh doanh dịch vụ đặc biệt thì nhà sản xuất chính là nhà trường, sản phẩm của nhà trường khác với sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ khác.

Sản phẩm của nhà trường là sản phẩm đặc biệt, đó là những con người được trang bị kiến thức chuyên môn, có phẩm chất đạo đức và sức khỏe tốt để có thể thích ứng, hòa nhập ngay với công việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và xã hội, đáp ứng được nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.

Để tồn tại và phát triển trong xu thế cạnh tranh, tất cả các trường từ Đại học, Học viện, Cao đẳng đến các trường nghề, trường phổ thông, không trường nào lại không quan tâm tới xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động, thu hút đầu vào để trường ngày càng phát triển.

Tất cả các trường đều xây dựng cho mình một chiến lược phát triển, có trường xây dựng chiến lược trở thành trường Đại học đẳng cấp quốc tế, đẳng cấp quốc gia, một số trường Cao đẳng xây dựng chiến lược trở thành trường Đại học, trong số đó có trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất.

Theo cơ sở lý luận về chiến lược, Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất đã xây dựng chiến lược đào tạo theo quy chuẩn chung, đặt ra sứ mạng, giá trị, mục tiêu để trường hướng tới. Nhưng trường chưa cụ thể hóa thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các chiến lược cụ thể trên từng lĩnh vực, chưa xây dựng kế hoạch hành động thực hiện chiến lược để từ đó tập trung chỉ đạo thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tập trung ưu tiên thực hiện trước một số mặt cụ thể như một số trường Đại học, Cao đẳng khác đã xây dựng thành các chiến lược riêng như:

- Chiến lược phát triển đào tạo.

- Chiến lược phát triển nghiên cứu khoa học. - Chiến lược xây dựng đội ngũ.

- Chiến lược phát triển cơ sở vật chất. - Chiến lược phát triển nguồn tài chính. - Chiến lược phát triển tổ chức, quản lý.

- Chiến lược phát triển các mối liên kết trong và ngoài nước.

Đây cũng là một hạn chế trong việc xây dựng chiến lược đào tạo của trường.

4.1.2. Những hạn chế, yếu kém trong một số tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đào tạo nhằm thực hiện chiến lược đào tạo của trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất

Qua kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng các hoạt động đào tạo của trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất theo 10 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường Cao đẳng do Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành, tác giả phát

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thực hiện chiến lược đào tạo của Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất giai đoạn 2012 đến 2017 (Trang 86 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)