Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất.
a - Quá trình hình thành.
Trường cao đẳng Công nghiệp Hóa chất tiền thân là trường Công nhân kỹ thuật Hóa chất, được thành lập theo Quyết định số 689 HC-§T2 ngày 15/5/1973 của Tổng cục Hóa chất (nay là Tập đoàn Hóa chất Việt Nam).
Ngày 21/7/1997 Bộ trưởng Bộ công nghiệp đã ký quyết định số 1091/QĐ-TCCB đổi tên trường thành Trường đào tạo nghề Hóa chất trực thuộc Tổng công ty Hóa chất Việt Nam.
Ngày 25/3/2005 Bộ trưởng Bộ công nghiệp đã ký quyết định số 1080/QĐ- TCCB thành lập trường Trung học Công nghiệp Hóa chất trực thuộc Tổng công ty Hóa chất Việt Nam trên cơ sở trường đào tạo nghề Hóa chất.
Ngày 01/9/2008 Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo đã ký quyết định số 5672/QĐ-BGD-ĐT thành lập Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất trên cơ sở trường trung học Công nghiệp Hóa chất.
b - Chức năng, nhiệm vụ của trƣờng:
+ Đào tạo cán bộ có trình độ cao đẳng kinh tế, kỹ thuật; trung cấp kinh tế, kỹ thuật, cao đẳng nghề, trung cấp nghề theo quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân về nội dung, chương trình đào tạo, hệ thống văn bằng chứng chỉ về giáo dục đào tạo theo quy định tại luật số 38/2005/QH11 về giáo dục.
+ Đào tạo và bồi dưỡng, đào tạo lại, đào tạo nâng cao đội ngũ cán bộ, công nhân các ngành hóa phân tích, vô cơ phân bón, silicat, hóa hữu cơ, điện điện tử, kế toán doanh nghiệp, kế toán hành chính sự nghiệp, tin học, cơ khí vv..
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Hợp tác nghiên cứu, đào tạo với các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước.
Nói chung là trường đào tạo đa ngành, đa cấp, từ phổ thông cơ sở vào học 3,5 năm ra cấp 2 bằng Phổ thông trung học và bằng trung cấp chuyên nghiệp, hệ phổ thông học 2 năm bằng trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, 3 năm bằng Cao đẳng chuyên nghiệp, Cao đẳng nghề,
c - Quá trình xây dựng và phát triển của trƣờng.
Trải qua 39 năm xây dựng và phát triển, trường đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên với 120 người, trong đó có 90 người là giáo viên, có 97,5% trình độ đại học, trong đó có 27,5% trình độ thạc sỹ, 2,5% trình độ tiến sỹ. Có 4 giáo viên được phong tặng nhà giáo ưu tú, 6 giáo viên giạy giỏi ngành dạy nghề toàn quốc và một cơ sở vật chất có tổng điện tích mặt bằng gần 9 ha với tổng số 16.067 m2
xây dựng kiên cố gồm các hạng mục công trình.
- Ba dãy nhà học 3 tầng C1,C2,C3 với 42 phòng học lý thuyết, thí nghiệm - Nhà hiệu bộ kiêm giảng đường 500 chỗ ngồi, 2 tầng với diện tích trên 1.092 m2.
- 2 dãy nhà xưởng thực hành diện tích trên 2.475 m2 - 2 ký túc xá 3 tầng công trình phụ khép kín 2.712 m2
- 4 phòng thí nghiệm hóa, điện, hóa công và các công trình phụ trợ khác tạo cho trường cơ sở vật chất khang trang, tạo thành các khu học, thí nghiệm, xưởng thực hành, ký túc xá, hoạt động thể thao, đường nội trải bê tông át phan rộng rãi. Tạo dựng được cảnh quan xanh, sạch, đẹp, môi trường sư phạm tốt trong giáo dục và đào tạo. Trường luôn cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập, thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo, phương thức đào tạo, tăng cường liên kết với các trường Đại học, học viện để đào tạo kịp thời đội ngũ Cán bộ, công chức,viên chức cho ngành Hóa chất Việt Nam. Trường đã liên kết với Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
kinh tế và quản trị kinh doanh Thái nguyên, Trường Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái nguyên, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Phân viện Hà Nội Học viện chính trị quốc gia Hồ chí Minh đào tạo Cán bộ trong và ngoài ngành. Ngoài 18.000 công nhân kỹ thuật lành nghề và kỹ thuật viên còn có 800 kỹ sư, cử nhân hóa vô cơ, kinh tế, cơ khí, điện, quản trị doanh nghiệp, kế toán và 120 học viên cao cấp lý luận đã tốt nghiệp, đáp ứng kịp thời đội ngũ cán bộ, lao động kỹ thuật phục vụ cho các đơn vị trong và ngoài ngành, hiện còn gần 200 sinh viên tại chức đang theo học tại trường.
Thực hiện phương châm đào tạo gắn với thực tế nên đã có nhiều học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm, có thu nhập cao và ổn định cuộc sống, có những đóng góp nhất định cho sự nghiệp phát triển của các doanh nghiệp trong và ngoài ngành, vì vậy mà trong những năm qua số lượng học sinh đến học không ngừng được tăng lên, lưu lượng trong những năm đầu thành lập quy mô 300 – 500 học sinh, đến năm học 2001 – 2012 quy mô đã tăng lên 1.700 – 2.000 học sinh.
Trường luôn giữ vững danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc, Đảng bộ trong sạch vững mạnh, các đoàn thể có phong trào thi đua khá, do đó trường đã vinh dự được Đảng và nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba, Huân chương chiến công hạng 2, nhiều cờ, Bằng khen của Bộ công nghiệp, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ và Huyện Lâm thao, năm 2004 trường được Ủy ban nhân dân Tỉnh Phú Thọ cấp Bằng cơ quan văn hóa cấp tỉnh, Cơ quan văn hóa cấp tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
Hiện trường đang triển khai xây dựng đề án thành lập Trường Đại học Hóa chất Việt Nam trên cở sở sắp xếp lại tổ chức giữa trường và Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam theo quyết định của Thủ tướng chính Phủ ngày 23 tháng 12 năm 2009.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trường cao Đẳng Hóa Chất Lâm Thao
3.2. Chiến lƣợc đào tạo của trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất
3.2.1. Sứ mệnh
Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất là cơ sở đào tạo có uy tín và chất lượng cao. Cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề chuyên môn cao, có khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, có khả năng sáng tạo trong
HIỆU TRƢỞNG PHÓ HIỆU TRƢỞNG PHÓ HIỆU TRƢỞNG Phòng tài chính kế toán Phòng CTCT và HSSV Phòng TS và GTVL Phòng đào tạo Phòng tổ chức hành chính Khoa khoa học cơ bản Khoa hóa phân tích Khoa hóa công nghệ Khoa Ngoại ngữ Khoa điện điện tử Khoa cơ khí C¸c líp häc sinh Khoa kinh tế Khoa công nghệ thông tin
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
công việc, có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.
3.2.2. Giá trị
+ Tình đoàn kết & sự hợp tác. + Tinh thần trách nhiệm.
+ Tính sáng tạo & sự trung thực.
3.2.3. Tầm nhìn
Trở thành trường đại học đa cấp, đa ngành có uy tín, có chương trình đào tạo tiếp cận với các trình độ tiên tiến trên thế giới. Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp Hóa chất, các ngành công nghiệp khác và các thành phần kinh tế
3.2.4. Mục tiêu chiến lược
Mục tiêu 1: Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện.
Mục tiêu 2: Xây dựng cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng đựơc yêu cầu mới. Mục tiêu 3:Thành lập trường Đại học Hoá chất Việt Nam vào năm 2013 – 2015 trên cơ sở sắp xếp lại tổ chức giữa Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất và Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam.
Để thực hiện được mục tiêu định hướng chiến lược trên cần tập trung vào các việc sau:
- Thống nhất đồng lòng từ Hiệu trưởng tới nhân viên là một, phát huy mọi tiềm năng công hiến của mọi cá nhân, xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, quan hệ mật thiết với khách hàng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người học.
- Thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy và quản lý, giảm các phòng ban, tăng khoa chuyên môn. Thực hiện mô hình 7 phòng (Phòng tổ chức hành chính quản trị , Phòng đào tạo, Phòng tài chính kế toán, Phòng công tác chính trị và học sinh - sinh viên, Phòng tuyển sinh và giới thiệu việc làm, Phòng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
khảo thí - Đảm bảo chất lượng, Phòng nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế ), 8 khoa (khoa khoa học cơ bản, khoa hoá phân tích, khoa hoá công nghệ, khoa điện điện tử, khoa cơ khí, khoa ngoại ngữ, khoa kinh tế, khoa công nghệ thông tin ), 2 trung tâm là trung tâm tin học và trung tâm ngoại ngữ.
- Đặt ra các chiến lược tăng tốc ngắn hạn, dài hạn, xây dựng kế hoạch tuần, tháng, năm và chỉ đạo thực hiện thành công chiến lược đã đề ra. Chú trọng kế hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên, kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng kịp thời yêu cầu mới.
- Xây dựng chương trình đào tạo thật cụ thể, có mục tiêu chung, riêng, vòng đời một chương trình 2 - 3 năm, thường xuyên cập nhật, đổi mới chương trình, tạo sự thông thạo nghiên cứu lập chương trình đào tạo, liên thông, liên kết.
- Đẩy mạnh đa dạng hoá phương thức đào tạo để góp phần tăng quy mô đào tạo. - Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, chống gian lận trong thi cử. - Xây dựng kế hoạch marketing trong tuyển sinh, lựa chọn đầu vào, đẩy mạnh đào tạo theo địa chỉ, bám sát các dự án lớn của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam để tuyển sinh tại địa phương có các dự án đang triển khai. Đào tạo nhân lực cho các dự án như DAP1 Hải phòng, DAP2 Lào cai, Đạm Ninh Bình, dây chuyền phân lân nung chảy Lâm Thao, Amon sunphat Hải phòng và các dự án mới của Tập Đoàn sau năm 2012 - 2017.
- Thực hiện dân chủ nội bộ, minh bạch hoá mọi việc. - Xây dựng môi trường cảnh quan sư phạm.
- Hợp tác, phát triển hoạt động NCKH với các trường Đại học,Viện nghiên cứu trong và ngoài nước thực hiện công tác đào tạo nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, triển khai tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cho cán bộ, giảng viên và sinh viên, triển khai các đề tài khoa học, công nghệ ứng dụng vào thực tiễn tại các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo góp phần thúc đẩy sự phát triển của Tập Đoàn Hóa Chất Việt Nam và các thành phần kinh tế khác;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Liên kết với các trường Đại học nước ngoài và các trường Đại học có uy tín trong nước chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến hành đào tạo các chương trình tiên tiến ở các bậc học Đại học, Sau Đại học;
3.3. Thực trạng các hoạt động đào tạo trong trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất
Chiến lược đào tạo của Trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất đề ra là trở thành cơ sở đào tạo có uy tín và chất lượng cao. Cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề chuyên môn cao, có khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, có khả năng sáng tạo trong công việc, có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.
Mục tiêu của trưởng trở thành trường Đại học đa cấp, đa ngành có uy tín, có chương trình đào tạo tiếp cận với các trình độ tiên tiến trên thế giới. Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp Hóa chất, các ngành công nghiệp khác và các thành phần kinh tế giai đoạn 2012-2017 có tính đến năm 2020.
Nhằm đề xuất với lãnh đạo trường các giải pháp thực hiện tốt chiến lược đào tạo của trường, tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng các hoạt động đào tạo trong trường Cao đẳng Công nghiệp Hóa chất theo các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục Cao đẳng của Bộ giáo dục và đào tạo; kết quả như sau:
Bảng 3.1 Trình độ, thâm niên công tác của CBCNV
Nội dung khảo sát, đánh giá Cán bộ QL Tỷ lệ % Giáo viên Tỷ lệ % Nhân viên Tỷ lệ % 1-Trình độ chuyên môn. 24 100 80 100 16 100 Tiến sỹ 1 4.2 0 Thạc sỹ 9 37.5 14 17.5 Đại học 13 54.1 63 78.75 2 12.5 Trình độ khác 1 4.2 3 3.75 14 87.5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2-Trình độ lý luận chính trị 24 100 9 11.25 9 56.25 Cử nhân chính trị 2 8.3 Cao cấp lý luận CT 10 41.6 Trung cấp LLCT 4 16.8 9 11.25 3 18.75 Sơ cấp LLCT 8 33.3 6 37.5 3-Giới tính 24 80 16 100 Nam 16 64.0 36 52.9 9 56.25 Nữ 9 36.0 32 47.1 7 43.75 4-Độ tuổi 24 100 80 100 16 100 18-20 21-30 32 40.0 2 12.5 31-40 7 29.17 12 15.0 4 25.0 41-50 10 41.66 32 40.0 8 50.0 Trên 50 7 29.17 4 5.0 2 12.5
5-Thâm niên công tác 24 100 80 100 16 100
1 đến 5 năm 34 42.5 6 đến 10 năm 1 4.16 26 32.5 11 đến 15 năm 2 8.33 9 11.25 16 đến 20 năm 12 50.02 2 2.5 3 18.75 21 đến 25 năm 2 8.33 5 6.25 2 12.5 Trên 25 năm 7 29.16 4 5.0 11 68.75 6-Sức khỏe 24 100 80 100 16 100 Loại 1 20 25.0 Loại 2 20 83.33 40 50.0 4 25.0 Loại 3 4 16.67 20 25.0 9 56.25 Loại 4 2 12.5 Loại 5 1 6.25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn TRÌNH ĐỘ CÁN BỘ QUẢN LÝ 4.2 37.5 54.1 4.2 Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Trình độ khác Biểu đồ 3.2 trình độ cán bộ quản lý Bảng 3.2 Về xác định sứ mạng và mục tiêu của trƣờng Tiêu chí đánh giá Số phiếu
đánh giá
Mức độ đánh giá TB 1- Sứ mạng, mục tiêu và tầm nhìn của nhà trường
được xác định có nội dung rõ ràng; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, với định hướng phát triển của nhà trường, phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương và của ngành.
88 4.34
2 - Sứ mạng của trường được công bố công khai, phù hợp với các nguồn lực của nhà trường.
88 1.81
3 - Sứ mạng đã được tuyên bố của nhà trường được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh và được triển khai thực hiện.
88 4.16
4 - Mục tiêu của trường phù hợp với mục tiêu đào tạo trình độ cao đẳng quy định tại Luật Giáo dục.
88 4.34
5 - Có sự đổi mới và định hướng đổi mới theo thời gian. 88 4.26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Từ kết quả khảo sát trên có nhận xét sau:
+ Kết quả tính trung bình chung là 4,34 trong khoảng hoàn toàn đồng ý với đánh giá Sứ mạng của trường được xác định có nội dung rõ ràng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của trường và định hướng phát triển của nhà trường phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương và của ngành.
+ Sứ mạng, mục tiêu và tầm nhìn của trường chưa được công bố công khai, rộng rãi, chưa phù hợp với các nguồn lực của trường, thể hiện kết quả tính trung bình chung có 1,81 không đồng ý đánh giá là Sứ mạng của trường được công bố công khai, phù hợp với các nguồn lực của nhà trường.
+ Kết quả tính trung bình chung là 4,16 trong khoảng đồng ý với đánh giá Sứ mạng đã được tuyên bố của nhà trường được định kỳ rà soát, bổ sung,