Thực hiện đưa 6 biến: chất lượng giảng viên, chất lượng chương trình đào tạo, chất lượng cơ sở vật chất, chất lượng phương pháp đánh giá kết quả người học, ý thức người học và biến phụ thuộc kết quả đào tạo vào phân tích hồi qui.
Kết quả phân tích hồi qui với hệ số R2 = 0.613 và hệ số R2 điều chỉnh = 0.607 (Bảng 4.2.5b). Kiểm định trị thống kê F được tính từ giá trị R2 của mô hình = 105.391, Sig = 0.000 rất nhỏ, mô hình hồi qui tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được. Hay nói cách khác, các biến độc lập giải thích được khoảng 60.7% phương sai biến phụ thuộc.
Tiến hành đo lường đa cộng tuyến thông qua đánh giá độ chấp nhận của biến (Tolerance)1 và hệ số phóng đại phương sai (VIF)2 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Các hệ số VIF trong nghiên cứu lớn nhất = 2.278 rất nhỏ hơn 10. Do đó ta có thể kết luận hiện tượng đa cộng ít ảnh hưởng đến kết quả phân tích hồi qui.
Hệ số Sig < 0.05 đối với các nhận tố CTDT, YTNH, CLGV, CSVC chứng tỏ các biến độc lập trên có ý nghĩa thống kê. Nhân tố PPDG, có sig= 0.483 > 0.05 nên không có ý nghĩa về mặt thống kê trong nghiên cứu này.
Phương trình hồi qui được viết lại như sau:
KQDT= 0.357* CTDT + 0.239*YTNH + 0.237* CLGV + 0.149* CSVC
Từ phương trình hồi qui với các hệ số β > 0, ta kết luận các giả thuyết theo bảng kết quả dưới đây.
Bảng 4.2.5a: Kết quả kiểm định các giả thuyết
Các giả thuyết Kết quả
H1: Có một mối liên hệ cùng chiều giữa ý thức người học với kết quả đào tạo của nhà trường.
Chấp nhận β =0.239 H2: Có một mối liên hệ cùng chiều giữa chất lượng
chương trình đào tạo với kết quả đào tạo của nhà trường.
Chấp nhận β =0.357 H3: Có một mối liên hệ cùng chiều giữa chất lượng cơ
sở vật chất với kết quả đào tạo của nhà trường.
Chấp nhận β =0.149 H4: Có một mối liên hệ cùng chiều giữa chất lượng đội
ngũ giảng viên với kết quả đào tạo của nhà trường.
Chấp nhận β =0.237 H5: Có một mối liên hệ cùng chiều giữa phương pháp
đánh giá kết quả người học với kết quả đào tạo của nhà trường.
Bác bỏ
Bảng 4.2.5b: Tóm tắt kết quả phân tích hồi qui
ANOVAb
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 64.891 5 12.978 105.391 .000a
Residual 41.007 333 .123
Total 105.899 338
a. Predictors: (Constant), CLGV, YTNH, CSVC, PPDG, CTDT
b. Dependent Variable: KQDT Model Summaryb Mod el R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson 1 .783a .613 .607 .35092 1.771
Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
1 (Constant) .600 .144 4.155 .000 CTDT .279 .040 .357 6.938 .000 .439 2.278 PPDG .024 .034 .030 .702 .483 .623 1.604 YTNH .211 .033 .239 6.359 .000 .821 1.217 CSVC .119 .033 .149 3.616 .000 .687 1.456 CLGV .211 .041 .237 5.110 .000 .542 1.844 a. Dependent Variable: KQDT
Hình 4.2.5: Kết quả mô hình sau khi chạy hồi qui
Theo kết quả phân tích hồi qui, nhân tố chương trình đào tạo có tác động mạnh nhất đến kết quả đào tạo với hệ số beta = 0.357, nhân tố ý thức người học có tác động mạnh thứ hai với hệ số beta = 0.239, tiếp theo là giảng viên với hệ số beta = 0.237, cơ sở vật chất với hệ số beta= 0.149. Như vậy muốn nâng cao hiệu quả đào tạo, cần chú trọng tập trung xây dựng chương trình đào đạo mà cụ thể cần cải thiện
Ý thức người học β = 0.239 Chương trình đào tạo β = 0.357 Cơ sở vật chất β = 0.149 Giảng viên β = 0.237
Kết quả đào tạo
H1 H2
H3 H4
các biến sau: “Chương trình đào tạo sát với yêu cầu công việc” (mean = 3.01), “Nội dung chương trình luôn được cập nhật” (mean=3.18), “cung cấp các kỹ năng mềm cần thiết” (mean = 2.96).
Tiếp theo cần có biện pháp kích thích sự tham gia của người học vào bài giảng. Vấn đề này thuộc về giảng viên, là người dìu dắt, khuyến khích người học. Để nâng cao hiệu quả đào tạo, nhà trường cũng phải có kế hoạch định hướng tư tưởng, giúp người học xác định mục đích, mục tiêu học tập cũng như tìm hiểu những khó khăn, động viên giúp đỡ người học là một trong nhưng biện pháp hữu hiệu.
Bên cạnh đó, nâng cao trình độ giảng dạy giảng viên cũng như các biện pháp kích thích tính sáng tạo của người học cần được xem xét.
So sánh với các nghiên cứu trước:
Bảng 4.2.5c: So sánh kết quả phân tích hồi qui với một số nghiên cứu gần đây R2
hc CTDT YTNH GV CSVC Tác giả Năm
0.645 0.305 0.272 0.311 0.168 Lại Xuân Thủy&
Phan Thị Minh Lý 2011 0.236 0.21 Không xét 0.123 0.084 Nguyễn Thị Thắm 2010
0.607 0.357 0.239 0.237 0.149 Kết quả đề tài
Kết quả so sánh với hai nghiên cứu gần đây liên quan đến chất lượng đào tạo ta thấy các nhân tố trên đều tác động dương đến chất lượng đào tạo, tuy hệ số mức độ tác động là khác nhau nhưng cả ba nghiên cứu trên đều cho cùng kết quả là CTDT tác động mạnh nhất, kế đến là GV, và sau cùng là CSVC. Sự khác biệt về hệ số mức độ này có thể giải thích là do các nghiên cứu được tiến hành ở những thời điểm và vị trí khác nhau.