Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết của đề tài

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đào tạo đại học từ góc độ sinh viên trường đại học Bách Khoa TP.HCM (Trang 28 - 32)

Mô hình được phát triển dựa trên tham khảo mô hình các mô hình nghiên cứu trước (trình bày trong phần 2.7), kết hợp với phương pháp Barnett đánh giá chất lượng đào tạo thông qua 4 nhóm yếu tố: chương trình đào tạo (chương trình học), đội ngũ giảng viên, yếu tố người học và cơ sở vật chất.

Nhóm nhân tố “Yếu tố người học” gồm nhiều nhân tố khác nhau, trong nghiên cứu này chỉ xét nhân tố thuộc nhóm ý thức của người học

Hình 2.9: Mô hình nghiên cứu của đề tài

Từ mô hình, ta phát triển các giả thiết như sau:

Nhân tố Giả thiết

Đội ngũ giảng viên

H1: Có mối liên hệ cùng chiều giữa chất lượng đội ngũ giảng viên với kết quả đào tạo của nhà trường.

Chương trình đào tạo

H2: Có mối liên hệ cùng chiều giữa chất lượng chương trình đào tạo với kết quả đào tạo của nhà trường.

Cơ sở vật chất H3: Có mối liên hệ cùng chiều giữa chất lượng cơ sở vật chất với kết quả đào tạo của nhà trường.

Ý thức người học

H4: Có mối liên hệ cùng chiều giữa ý thức người học với kết quả đào tạo của nhà trường.

Giảng viên

Chương trình đào tạo

Cơ sở vật chất

Ý thức người học

Kết quả đào tạo

H1

H2 H3 H4

Bảng 2.9: Các chỉ số chất lượng từ tổng hợp các lý thuyết đã trình bày

ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

1. Kiến thức chuyên môn vững vàng

2. Kinh nghiệm thực tiễn nhiều

3. Nhiệt tình, có trách nhiệm

4. Sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của sinh viên

5. Phương Pháp giảng dạy linh động, thu hút

6. Phương Pháp giảng dạy kích thích tính sáng tạo sinh viên

7. Thường khảo sát ý kiến người học

CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

8. Chương trình đào tạo linh động giúp sinh viên chủ động trong học tập 9. Chương trình đào tạo sát với yêu cầu công việc

10. Cung cấp các kỹ năng mềm cần thiết 11. Nội dung chương trình luôn được cập nhật

12. Phân bổ thời lượng hợp lý giữa lý thuyết và thực hành 13. Kiến thức chuyên môn phù hợp với thực tế công việc 14. Hình thức thi, kiểm tra phù hợp và nghiêm túc

15. Kết quả được đánh giá dưới nhiều hình thức như thi, kiểm tra, thuyết trình, bài tập…

16. Kết quả học tập phản ánh đúng năng lực sinh viên

CƠ SỞ VẬT CHẤT

17. Phòng học rộng, thoáng mát

18. Trang thiết bị giảng dạy, nghiên cứu tốt

19. Phòng thí nghiệm, thiết bị thực hành hoạt động tốt 20. Điều kiện thư viên phục vụ tốt

Ý THỨC NGƯỜI HỌC

22. Ý thức rõ về yêu cầu học tập

23. Có mục đích học tập rõ ràng

24. Có động cơ học tập rõ ràng

25. Tham gia tích cực trong giờ học

26. Có thái độ học tập nghiêm túc

27. Có định hướng tương lai rõ ràng

KẾT QUẢ ĐÀO TẠO

1. Kỹ năng chuyên môn tốt 2. Nâng cao khả năng tự học

3. Khả năng tư duy độc lập, năng lực sáng tạo được nâng cao 4. Chịu áp lực công việc cao

5. Kỹ năng phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề tốt 6. Ứng dụng nhiều kiến thức vào công việc

7. Kiến thức và kỹ năng về quản lý/tổ chức công việc được nâng cao 8. Sử dụng phầm mềm liên quan đến chuyên ngành tốt

9. Kỹ năng làm việc nhóm tốt 10. Sử dụng ngoại ngữ tốt 11. Kỹ năng giao tiếp tốt

12. Làm việc trong môi trường đa văn hóa 13. Tính chuyên nghiệp cao

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Chương 3 sẽ trình bày thiết kế nghiên cứu gồm: qui trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu định tính và điều chỉnh thang đo, nghiên cứu định lượng, thiết kế bảng câu hỏi, phương pháp thu thập số liệu.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đào tạo đại học từ góc độ sinh viên trường đại học Bách Khoa TP.HCM (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)