Qui trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đào tạo đại học từ góc độ sinh viên trường đại học Bách Khoa TP.HCM (Trang 32 - 34)

Quy trình nghiên cứu được trình bày theo sơ đồ sau:

Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu (điều chỉnh từ qui trình nghiên cứu Nguyễn Đình Thọ, 2011)

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này bao gồm hai bước chính: định tính và định lượng.

Nghiên cứu định tính dùng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu định tính này được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm (8 thành viên) với các cựu sinh viên bốn trường đại học Bách Khoa TP.HCM, đại học Khoa Học Tự Nhiên, đại học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, đại học Kinh Tế TP.HCM. Sau khi nghiên cứu định tính, các thang đo được điều chỉnh về mặt từ ngữ cho phù hợp với đối tượng khảo sát. (Dàn bài thảo luận nhóm được trình bày chi tiết trong Phụ lục 3.2).

Nhóm thảo luận gồm 8 thành viên, các thành viên trong nhóm được phát mỗi người một dàn bài đã được soạn trước và được yêu cầu thảo luận về các câu hỏi trong dàn bài. Kết quả sau khi thảo luận nhóm, các biến bị loại bỏ gồm: ‘Giảng

Bước 1 Cơ sở lý thuyết Thảo luận nhóm Thang đo nháp Thang đo hoàn chỉnh Bước 2 Khảo sát chính thức Phân tích độ tin cậy Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Phân tích hồi quy đa biến Điều

viên thường khảo sát người học.’ Biến này bị loại do có 2 luồng ý kiến khác nhau theo các cựu sinh viên, ý kiến thứ nhất cho rằng việc khảo sát người học là do chương trình đào tạo qui định, nên biến này thuộc nhóm chất lượng chương trình đào tạo. Ý kiến thứ 2 cho rằng việc khảo sát người học là do giảng viên chủ động nhằm cải thiện phương pháp giảng dạy, nên biến này thuộc về chất lượng giảng viên. Sau thảo luận, các cựu sinh viên quyết định loại biến này vì không rõ nó đo lường khái niệm nào.

Do mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá chất lượng đào tạo tại các trường đại học nên vấn đề thảo luận tiếp theo nhằm mục đích xác định các kiến thức, kỹ năng mà cựu sinh viên được đào tạo từ nhà trường. Các biến bị loại gồm: ‘Khả năng tư duy độc lập, năng lực sáng tạo được nâng cao’ do mang ý nghĩa trừu tượng và gần tương đồng ý nghĩa với biến ‘Kỹ năng phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề tốt’. Các biến ‘tính chuyên nghiệp cao; chịu áp lực công việc cao; làm việc trong môi trường đa văn hóa’ theo ý kiến các cựu sinh viên, nó mang nhiều yếu tố đặc tính cá nhân hơn và thường do kết quả rèn luyện của bản thân hình thành trong quá trình làm việc hơn là được đào tạo ở trường đại học.

Giai đoạn nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng việc lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Bảng câu hỏi được khảo sát trực tiếp thông qua phát bảng câu hỏi và qua internet với sự hỗ trợ của Google.doc. Biến định tính được đo bằng thang đo chỉ danh. Thang đo Liket với dãy giá trị từ 1 đến 5 được sử dụng để đo lường các tiêu chí kết quả đào tạo và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đào tạo từ góc độ cựu sinh viên. Thang đo và độ tin cậy của các biến quan sát được đánh giá bằng hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Sau cùng là kiểm định mô hình bằng phương pháp hồi quy đa biến. Các phân tích trên được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS phiên bản 16.

Bảng 3.2: Các bước nghiên cứu

Bước Dạng Phương pháp Đối tượng Kỹ thuật

1 Sơ bộ Định tính Cựu sinh viên Thảo luận nhóm

2 Chính thức Định lượng Cựu sinh viên

Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi.

Phân tích và xử lý dữ liệu với SPSS 16.0

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đào tạo đại học từ góc độ sinh viên trường đại học Bách Khoa TP.HCM (Trang 32 - 34)