Phương phá đánh giá chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đào tạo đại học từ góc độ sinh viên trường đại học Bách Khoa TP.HCM (Trang 27 - 28)

Phương pháp Baldrige: Được hiệp hội chất lượng Mỹ sử dụng từ nănm 1987. Phương pháp này hướng đến cách đánh giá tổng hợp về hệ thống quản lý thành quả của cơ sở đào tạo dựa trên 7 tiêu chí như: giảng viên, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, dịch vụ hỗ trợ sinh viên, hoạt động kiểm soát, quản lý, hoạt động nghiên cứu khoa học…

Phương pháp Kaplan & Norton: phương pháp này đánh giá mối quan hệ giữa sứ mạng/ mục tiêu của trường đại học với hoạt động và thành quả của nó ở bốn nội dung: tài chính, khách hàng, môi trường- Quá trình phát triển nhà trường, học tập- cải tiến. Đầu ra (Chất lượng sinh viên tốt nghiệp) Khách hàng (Doanh nghiệp) Đầu vào Giảng viên Sinh viên Chương trình học Phương pháp giảng dạy

Phương pháp Iso: 9001-2000: dựa trên 21 tiêu chí đánh giá trong 4 lĩnh vực: trách nhiệm nhà quản lý, quản lý các nguồn lực, đánh giá thành phẩm, đo lường- phân tích và cải tiến.

Phương pháp Barnett: đánh giá chủ yếu vào người học ở 4 hoạt động: xây dựng môn học và chương trình học (chương trình đào tạo), đội ngũ giảng viên, mối tương tác giữa dạy và học, đánh giá người học.

Theo Carter McNamara: có 3 phương pháp đánh giá một chương trình đào tạo: - Đánh giá dựa trên mục tiêu: đánh giá xem chương trình có đạt được các mục tiêu đã xác định từ trước hay không.

- Đánh giá dựa trên quá trình: các đánh giá này chủ yếu để kiểm soát xem chương trình đang tiến hành đến đâu, kết quả có đạt được mong muốn hay không? Hình thức này phù hợp cho những chương trình dài hạn và chương trình đào tạo có thể thay đổi khi có góp ý kiến từ nhà tuyển dụng, từ người học hay khi xuất hiện sự không hiệu quả trong quá trình đào tạo.

- Đánh giá dựa trên thành quả: đánh giá dựa trên kết quả đầu ra, thẩm định xem chương trình và các hoạt động của nó có thất sự phù hợp và đem lại các kết quả như yêu cầu người học hay không.

Với mục tiêu của nghiên cứu này, phương pháp Barnett đánh giá chủ yếu vào người học hoàn toàn phù hợp để đánh giá chất lượng đào tạo đại học từ góc độ cựu sinh viên.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đào tạo đại học từ góc độ sinh viên trường đại học Bách Khoa TP.HCM (Trang 27 - 28)