Phân tích độ tin cậy

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đào tạo đại học từ góc độ sinh viên trường đại học Bách Khoa TP.HCM (Trang 42 - 104)

Khi thực hiện đo lường các biến thì có thể gặp lỗi hoặc sai lệch nhiều. Vì vậy ta phải đánh giá độ tin cậy của thang đo. Trong nghiên cứu này các thang đo được đánh giá qua độ tin cậy Cronbach alpha. Hệ số này cho biết mức độ tương quan giữa các biến trong bảng câu hỏi, được dùng để đánh giá thay đổi của từng biến và mối tương quan giữa các biến (Bob E.Hayes, 1998).

Các biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected item – Total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi hệ số Cronbach alpha từ 0.6 trở lên (Nunnally & Bernstein, 1994).

Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha được dùng để đánh giá độ tin cậy của 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng và kết quả đào tạo. Kết quả cho thấy hệ số tin cậy của các yếu tố ảnh hưởng dao động từ 0.849 đến 0.897, hệ số tin cậy của kết quả đào tạo là 0.872. Như vậy hệ số tin cây trên là rất tốt (Nunnally & Bernstein, 1994). Kết quả phân tích hệ số tin cậy được thể hiện trong Bảng 4.2.1.

Bảng 4.2.1: Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s alpha

Các yếu tố ảnh hưởng Cronbach’ alpha

Chất lượng giảng viên

0.849 Chất lượng chương trình đào tạo

0.883 Chất lượng cơ sở vật chất

0.871 Ý thức người học

0.897

Kết quả đào tạo 0.872

a) Đánh giá độ tin cậy thang đo chất lượng giảng viên

Các biến đo lường (GV1GV6) đều có hệ số tương quan với biến tổng lớn hơn 0.591, thỏa điều kiện > 0.3, và hệ số Cronbach's Alpha = 0.849 là sự kết hợp tốt nhất của 6 biến (GV1GV6) đo lường trên (chi tiết xem phụ lục 4.2a). Như vậy tất các biến đo lường trên đều được chấp nhận.

Bảng 4.2.1a: Tương quan biến – tổng trong thanh đo giảng viên

Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted GV1 16.9410 10.553 .591 .832 GV2 17.3658 9.836 .573 .839 GV3 16.9971 10.251 .667 .818 GV4 16.9027 10.544 .614 .828 GV5 17.3215 9.947 .693 .813 GV6 17.4218 9.700 .675 .816

b) Đánh giá độ tin cậy thang đo chất lượng chương trình đào tạo

Hệ số Cronbach's Alpha = 0.883, là sự kết hợp tốt nhất của 9 biến đo lường (CTDT7CTDT15), hệ số tương quan với biến tổng đều lớn hơn 0.566, thỏa điều kiện > 0.3 (chi tiết xem phụ lục 4.2b), như vậy thang đo là tốt.

Bảng 4.2.1b: Tương quan biến – tổng trong thanh đo CTDT Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted CTDT7 26.2802 27.179 .649 .868 CTDT8 26.4867 26.807 .662 .867 CTDT9 26.5339 26.196 .668 .867 CTDT10 26.3215 26.568 .662 .867 CTDT11 26.4071 26.692 .641 .869 CTDT12 26.2773 26.899 .689 .865 CTDT13 25.8820 27.974 .558 .876 CTDT14 25.6903 28.291 .574 .874 CTDT15 26.1091 27.624 .566 .875

c) Đánh giá độ tin cậy thang đo chất lượng cơ sở vật chất

Hệ số Cronbach's Alpha = 0.871, là sự kết hợp tốt nhất của 5 biến đo lường (CSVC16CSVC20), hệ số tương quan với biến tổng lớn hơn 0.603, thỏa điều kiện > 0.3 (chi tiết xem Phụ lục 4.2c), như vậy thang đo là tốt.

Bảng 4.2.1c: Tương quan biến – tổng trong thang đo CSVC

Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted CSVC16 13.2684 7.966 .704 .843 CSVC17 13.4366 8.075 .735 .835 CSVC18 13.5487 7.911 .750 .831 CSVC19 13.4484 8.076 .697 .844 CSVC20 13.4602 8.604 .603 .866

d) Đánh giá độ tin cậy thang đo ý thức người học

Hệ số Cronbach's Alpha = 0.897, là sự kết hợp tốt nhất của 6 biến đo lường (YTNH21YTNH6), hệ số tương quan với biến tổng lớn hơn 0.66, thỏa điều kiện > 0.3 (chi tiết xem Phụ lục 4.2d), như vậy thang đo là tốt.

Bảng 4.2.1d: Tương quan biến – tổng trong thang đo YTNH

Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted YTNH21 18.3746 10.507 .693 .883 YTNH22 18.3717 9.873 .812 .864 YTNH23 18.3687 10.026 .802 .866 YTNH24 18.5811 10.487 .627 .893 YTNH25 18.3510 10.223 .745 .875 YTNH26 18.4248 10.298 .660 .888

e) Đánh giá độ tin cậy thang đo kết quả đào tạo

Hệ số Cronbach's Alpha = 0.872, là sự kết hợp tốt nhất của 9 biến đo lường (KQDT1KQDT9), hệ số tương quan với biến tổng lớn hơn 0.476, thỏa điều kiện > 0.3 (chi tiết xem Phụ lục 4.2e), như vậy thang đo là tốt.

Bảng 4.2.1e: Tương quan biến – tổng trong thang đo KQDT Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted KQDT1 27.6490 20.785 .624 .858 KQDT2 27.4100 21.456 .476 .870 KQDT3 27.4867 20.594 .645 .856 KQDT4 27.7640 19.814 .645 .855 KQDT5 27.6608 19.698 .729 .848 KQDT6 27.7788 20.510 .528 .867 KQDT7 27.4543 20.497 .632 .857 KQDT8 27.9233 20.083 .584 .861 KQDT9 27.6519 19.908 .647 .855 4.2.2 Phân tích nhân tố

Phân tích nhân tố là một phương pháp phân tích thống kê đa biến có mục đích chính là định nghĩa cấu trúc cơ bản của một tập dữ liệu (Hair & ctg, 1995). Trong nghiên cứu, phân tích nhân tố được sử dụng như một công cụ giúp làm giảm số lượng biến quan sát xuống thành một số ít nhân tố có thể sử dụng được mà vẫn đại diện cho phần lớn ý nghĩa của các biến này. Một số tham số thống kê cần chú ý khi thực hiện phân tích nhân tố bao gồm:

 Chỉ số KMO Measure of Sampling Adequacy: kiểm định sự phù hợp của phân tích nhân tố với tập dữ liệu quan sát. Chỉ số KMO này có giá trị từ 0 đến 1, trong đó KMO > 0.8 là rất tốt, 0.5 – 0.8 là trung bình. Để phân tích nhân tố phù hợp với tập dữ liệu quan sát, chỉ số KMO phải lớn hơn 0.5 (Hair & ctg, 1995). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Chỉ số Eigenvalue: đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Do mỗi biến riêng biệt có Eigenvalue là 1 nên chỉ những nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được xem là có ý nghĩa và được giữ lại (Hair & ctg, 1995).

 Chỉ số phần trăm phương sai trích (Percentage of Variance Criterion): đại diện cho phần trăm lượng biến thiên được giải thích bởi các nhân tố. Tổng phương sai trích của tất cả các nhân tố phải lớn hơn 50% thì phân tích nhân tố mới đảm bảo giải thích được hầu hết ý nghĩa của các biến quan sát (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

 Trọng số nhân tố (factor loading): hệ số tương quan giữa mỗi biến riêng lẻ và nhân tố, trong đó biến có trọng số nhân tố cao hơn sẽ mang ý nghĩa đại diện cao cho nhân tố. Chỉ những biến có trọng số lớn hơn 0.4 lên một và chỉ một nhân tố mới được giữ lại cho các phân tích sau (Hair & ctg, 1995).

 Trong nghiên cứu, phương pháp trích nhân tố Principle Component với phép quay vuông góc Varimax sẽ được sử dụng. Với phép quay Varimax, các biến sẽ có hoặc trọng số nhân tố rất cao hoặc rất thấp lên một nhân tố nào đó (Hair & ctg, 1995). Do đó, Varimax giúp phân biệt rõ hơn giữa các nhân tố và tăng cường khả năng giải thích nhân tố.

a) Phân tích nhân tố cho biến độc lập (chi tiết xem phụ lục 4.3)

Tổng số 26 biến trong nghiên cứu sẽ được đưa vào để đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng chính lên kết quả đào tạo. Phân tích nhân tố sẽ cô đọng các thông tin chứa trong tập hợp các biến gốc thành tập hợp nhỏ hơn gồm các biến liên quan nhưng sự mất mát thông tin là ít nhất.

Kết quả cho thấy hệ số KMO = 0.904, kiểm định Bartlett có ý nghĩa về mặt thống kê (p value < 0.05) thỏa mãn điều kiện về phân tích nhân tố. Cả 5 nhân tố đều có Eigenvalue > 1 và tổng phương sai trích là 64.819%. Các trọng số nhân tố đều lớn hơn 0.4 (Anderson & Gerbing, 1988). Như vậy phương sai trích và trọng số nhân tố đều đạt yêu cầu. Kết quả phân tích nhân tố trích 5 thành phần (xem phụ lục 4.3) được nhóm và đặt tên như sau:

Nhân tố thứ nhất là Ý thức của người học. Nhân tố này bao gồm các biến gốc trong yếu tố liên quan đến người học. Đó là các biến kí hiệu từ YTNH21 YTNH26 phản ánh nhận thức và thái độ tham gia của người học. Điều đó cho thấy người học có ý thức và sự tham gia tốt sẽ có được kết quả đào tạo tốt hơn.

Nhân tố thứ hai là chất lượng chương trình đào tạo. Nhân tố này bao gồm các biến về thiết kế và nội dung chương trình đào tạo đó là các biến từ CTDT7 CTDT12. Sự kết hợp này cho thấy một thực tế rằng một chương trình đào tạo cần được thiết kế khoa học, linh động, phù hợp với yếu cầu thực tế và đáp ứng được nhu cầu người học. Có như vậy, kết quả đào tạo sẽ đáp ứng được nhu cầu xã hội tốt hơn.

Nhân tố thứ ba là chất lượng cơ sở vật chất. Nhân tố này bao gồm 5 biến trong thang đo, các biến đó là phòng học rộng, thoáng mát, trang thiết bị giảng dạy nghiên cứu tốt, phòng thí nghiệm, thiết bị thực hành hoạt động tốt, điều kiện thư viện phục vụ tốt, tài liệu tham khảo phong phú, đa dạng.

Nhân tố thứ tư là chất lượng giảng viên. Nhân tố này được tạo thành từ 6 biến bao gồm các biến liên quan đến kinh nghiệm thực tiễn, trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy, và sự nhiệt tình của giảng viên được kí hiệu từ GV1GV6 trong mô hình nghiên cứu.

Nhân tố thứ năm được tạo thành từ 3 biến CTDT13, CTDT14, CTDT15. Ba biến này ban đầu được gộp chung trong nhóm các yếu tố đo lường chất lượng chương trình đào tạo. Tuy nhiên trên quan điểm thực tế của cựu sinh viên các trường công lập khu vưc TP.HCM, ba biến này gộp lại thành nhóm yếu tố ảnh hưởng riêng biêt. Ba biến đó lần lượt là: Hình thức thi kiểm tra phù hợp và nghiêm túc; Kết quả học tập được đánh giá dưới nhiều hình thức như thi, kiểm tra, thuyết trình, bài tập; Kết quả học tập phản ánh đúng năng lực sinh viên. Về mặt ý nghĩa, nhân tố mới này tạm đặt tên là Phương Pháp Đánh Giá Kết Quả Học Tập.

b) Phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc (kết quả đào tạo)

Kết quả cho thấy hệ số KMO = 0.891, kiểm định Bartlett có ý nghĩa về mặt thống kê (p value < 0.05) thỏa mãn điều kiện về phân tích nhân tố. Kết quả phân tích nhân tố trích 1 thành phần với phương sai trích là 50.171% (xem phụ lục 4.4). Các trọng số nhân tố đều lớn hơn 0.4 (Anderson & Gerbing, 1988). Như vậy phương sai trích và trọng số nhân tố đều đạt yêu cầu.

Bảng 4.2.2: Kết quả phân tích nhân tố sau khi xoay:

Rotated Component Matrixa

Component 1 2 3 4 5 YTNH22 .887 YTNH23 .863 YTNH25 .799 YTNH21 .783 YTNH26 .712 YTNH24 .681 CTDT9 .730 CTDT8 .723 CTDT10 .664 CTDT11 .648 CTDT12 .622 CTDT7 .514 GV3 .745 GV4 .712 GV1 .694 GV2 .654 GV5 .654 GV6 .629 CSVC17 .814 CSVC18 .799 CSVC16 .792 CSVC19 .767 CSVC20 .629 CTDT13 .782 CTDT14 .720 CTDT15 .659

Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

Tóm lại, phân tích nhân tố cho thấy 5 nhóm nhân tố tác động đến kết quả đào tạo có hệ số eigenvalues lớn hơn 1 và giải thích được 64.819% các biến quan sát trong nghiên cứu. Nhóm yếu tố kết quả đào tạo giải thích được 50.171% các biến quan sát. Hơn nữa hệ số tải của tất cả các biến đều cao (từ 0.573 tới 0.813) so với mức chấp nhận được (0.4).

4.2.3 Kiểm định lại thang đo cho nhân tố mới

Do quá trình phân tích nhân tố, xuất hiện 5 nhân tố, khác biệt so với 4 nhóm nhân tố của mô hình nghiên cứu ban đầu. Nhóm nhân tố mới xuất hiện được hình thành từ 3 biến nằm trong nhóm nhân tố chất lượng chương trình đào tạo. Vậy thang đo chất lượng chương trình đào tạo mới chỉ gồm 6 biến, từ CTDT7CTDT12, kết quả kiểm định thang đo 6 biến này cụ thể như sau:

Bảng 4.2.3a: Kết quả kiểm định thang đo CLDT với 6 biến

Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .872 6 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted CTDT7 15.4661 13.794 .612 .860 CTDT8 15.6726 12.984 .723 .841 CTDT9 15.7198 12.705 .698 .845 CTDT10 15.5074 13.020 .684 .848 CTDT11 15.5929 13.248 .638 .856 CTDT12 15.4631 13.439 .682 .849

Như vậy thang đo mới là khá tốt (Cronbach's Alpha tổng = 0.872) là giá trị max của 6 biến đo lường trên.

Kiểm định thang đo cho nhân tố mới Phương pháp đánh giá kết quả học tập với 3 biến được tách ra từ 9 biến đo lường chất lượng chương trình đào tạo, kết quả như sau:

Bảng 4.2.3b: Kết quả kiểm định thang đo Phương pháp đánh giá kết quả học tập

Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .769 3 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted CTDT13 7.1976 2.106 .676 .603 CTDT14 7.0059 2.467 .572 .722 CTDT15 7.4248 2.210 .565 .734

Thang đo mới có Hệ số Cronbach's Alpha = 0.769, là sự kết hợp tốt nhất của 3 biến đo lường trên, hệ số tương quan với biến tổng lớn hơn 0.476, thỏa điều kiện > 0.3, như vậy thang đo là chấp nhận được.

4.2.4 Hiệu chỉnh mô hình và các giả thuyết

Sau khi phân tích nhân tố thì 5 biến độc lập đã được hình thành để đưa vào phương trình hồi quy bao gồm: chất lượng giảng viên, chất lượng chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, ý thức người học và một biến mới hình thành từ chất lượng chương trình đào tạo, tạm gọi là phương pháp đánh giá kết quả học tập người học. Ta có mô hình sau khi phân tích nhân tố được điều chỉnh như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.2.4: Mô hình hiệu chỉnh sau khi phân tích nhân tố

Các giả thuyết trong mô hình:

H1: Có một mối liên hệ cùng chiều giữa ý thức người học với kết quả đào tạo của nhà trường.

H2: Có một mối liên hệ cùng chiều giữa chất lượng chương trình đào tạo với kết quả đào tạo của nhà trường.

H3: Có một mối liên hệ cùng chiều giữa chất lượng cơ sở vật chất với kết quả đào tạo của nhà trường.

H4: Có một mối liên hệ cùng chiều giữa chất lượng đội ngũ giảng viên với kết quả đào tạo của nhà trường.

H5: Có một mối liên hệ cùng chiều giữa phương pháp đánh giá kết quả người học với kết quả đào tạo của nhà trường.

Chương trình đào tạo

H1

H3 H4

Kết quả đào tạo Ý thức người học H2 Cơ sở vật chất Giảng viên Phương pháp đánh giá H5

Bảng 4.2.4: Bảng mã hóa biến sau khi hiệu chỉnh

ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CLGV

1. Kiến thức chuyên môn vững vàng GV1

2. Kinh nghiệm thực tiễn nhiều GV2

3. Nhiệt tình, có trách nhiệm GV3

4. Sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của sinh viên GV4

5. Phương Pháp giảng dạy linh động, thu hút GV5

6. Phương Pháp giảng dạy kích thích tính sáng tạo sinh viên

GV6

CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CTDT

7. Chương trình đào tạo linh động giúp sinh viên chủ động trong học tập

CTDT7

8. Chương trình đào tạo sát với yêu cầu công việc CTDT8

9. Cung cấp các kỹ năng mềm cần thiết CTDT9

10. Nội dung chương trình luôn được cập nhật CTDT10 11. Phân bổ thời lượng hợp lý giữa lý thuyết và thực

hành

CTDT11

12. Kiến thức chuyên môn phù hợp với thực tế công việc

CTDT12 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ PPDG

13. Hình thức thi, kiểm tra phù hợp và nghiêm túc PPDG13 14. Kết quả được đánh giá dưới nhiều hình thức như

thi, kiểm tra, thuyết trình, bài tập..

PPDG14

15. Kết quả học tập phản ánh đúng năng lực sinh viên PPDG15

CƠ SỞ VẬT CHẤT CSVC

16. Phòng học rộng, thoáng mát CSVC16

17. Trang thiết bị giảng dạy, nghiên cứu tốt CSVC17 18. Phòng thí nghiệm, thiết bị thực hành hoạt động tốt CSVC18

19. Điều kiện thư viên phục vụ tốt CSVC19

20. Tài liệu tham khảo phong phú đa dạng CSVC20

Ý THỨC NGƯỜI HỌC YTNH

22. Có mục đích học tập rõ ràng YTNH22

23. Có động cơ học tập rõ ràng YTNH23

24. Tham gia tích cực trong giờ học YTNH24

25. Có thái độ học tập nghiêm túc YTNH25

26. Có định hướng tương lai rõ ràng YTNH26

4.2.5 Kiểm định mô hình hồi qui đa biến

Thực hiện đưa 6 biến: chất lượng giảng viên, chất lượng chương trình đào tạo, chất lượng cơ sở vật chất, chất lượng phương pháp đánh giá kết quả người học, ý

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đào tạo đại học từ góc độ sinh viên trường đại học Bách Khoa TP.HCM (Trang 42 - 104)