Xây dựng thang đo và mã hóa biến

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đào tạo đại học từ góc độ sinh viên trường đại học Bách Khoa TP.HCM (Trang 34 - 37)

Các thang đo trong nghiên cứu này được tham khảo từ tổng hợp các nghiên cứu liên quan ở nước ngoài và các thang đo đã thực hiện tại Việt Nam của Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, Nguyễn Thị Thanh Thoản (2005) và kết quả thảo luận nhóm với các cựu sinh viên. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đào tạo được sử dụng trong nghiên cứu này gồm có cơ sở vật chất, giảng viên, chương trình học, ý thức người học.

Các thang đo được tổng hợp từ các nghiên cứu có trước ở nước ngoài và thang đo của Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, Nguyễn Thị Thanh Thoản chỉ thực hiện kiểm định đối với sinh viên trường Bách Khoa TP.HCM. Do đó để áp dụng cho các trường đại học công lập khu vực TP.HCM, các thang đo cần được điều chỉnh và bổ sung qua kết quả thảo luận nhóm. Thông qua kết quả nghiên cứu này, thang đo nháp được điều chỉnh thành thang đo chính thức.

Thang đo chính thức được đánh giá thông qua nghiên cứu sơ bộ định lượng với mẫu có kích thước n = 50. Các thang đo này được điều chỉnh thông qua kỹ thuật chính: (1) phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha và (2) phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA (exploratory factor analysis). Các biến quan sát có hệ số tương quan giữa biến và tổng (item-total correlation) dưới 0.30 sẽ bị loại bỏ (Nunnally & Burnstein, 1994). Sau đó, các biến quan sát có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0.40 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại bỏ (Anderson & Gerbing, 1988). Kết quả phân tích sơ bộ không có biến nào bị loại (xem phụ lục 3.3). Các biến nhóm lại thành 6 nhóm nhân tố, khác biệt so với mô hình dự định nghiên cứu, tuy nhiên do số lượng mẫu còn ít, việc phân tích nhân tố chưa cho kết quả chính

xác, do đó toàn bộ các biến được giữ lại và đưa vào bảng câu hỏi khảo sát chính. Dưới đây là tổng hợp các biến và mã hóa dữ liệu dùng trong thành đo chính thức.

3.3.1 Đo lường kết quả đào tạo

KẾT QUẢ ĐÀO TẠO

1. Kỹ năng chuyên môn tốt KQDT1

2. Nâng cao khả năng tự học KQDT2

3. Kỹ năng phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề tốt KQDT3

4. Ứng dụng nhiều kiến thức vào công việc KQDT4

5. Kiến thức và kỹ năng về quản lý/tổ chức công việc được nâng cao

KQDT5

6. Sử dụng phầm mềm liên quan đến chuyên ngành tốt KQDT6

7. Kỹ năng làm việc nhóm tốt KQDT7

8. Sử dụng ngoại ngữ tốt KQDT8

9. Kỹ năng giao tiếp tốt KQDT9

3.3.2 Đo lường chất lượng giảng viên

ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

1. Kiến thức chuyên môn vững vàng GV1

2. Kinh nghiệm thực tiễn nhiều GV2

3. Nhiệt tình, có trách nhiệm GV3

4. Sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của sinh viên GV4

5. Phương Pháp giảng dạy linh động, thu hút GV5

6. Phương Pháp giảng dạy kích thích tính sáng tạo sinh

viên GV6

3.3.3 Đo lường chất lượng cơ sở vật chất CƠ SỞ VẬT CHẤT

16. Phòng học rộng, thoáng mát CSVC16

17. Trang thiết bị giảng dạy, nghiên cứu tốt CSVC17

18. Phòng thí nghiệm, thiết bị thực hành hoạt động tốt CSVC18

19. Điều kiện thư viên phục vụ tốt CSVC19

3.3.4 Đo lường chất lượng chương trình đào tạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

7. Chương trình đào tạo linh động giúp sinh viên chủ động trong học tập

CTDT7

8. Chương trình đào tạo sát với yêu cầu công việc CTDT8

9. Cung cấp các kỹ năng mềm cần thiết CTDT9

10. Nội dung chương trình luôn được cập nhật CTDT10

11. Phân bổ thời lượng hợp lý giữa lý thuyết và thực hành CTDT11

12. Kiến thức chuyên môn phù hợp với thực tế công việc CTDT12

13. Hình thức thi, kiểm tra phù hợp và nghiêm túc CTDT13

14. Kết quả được đánh giá dưới nhiều hình thức như thi, kiểm tra, thuyết trình, bài tập..

CTDT14

15. Kết quả học tập phản ánh đúng năng lực sinh viên CTDT15

3.3.5 Ý thức người học

Ý THỨC NGƯỜI HỌC

21. Ý thức rõ về yêu cầu học tập YTNH21

22. Có mục đích học tập rõ ràng YTNH22

23. Có động cơ học tập rõ ràng YTNH23

24. Tham gia tích cực trong giờ học YTNH24

25. Có thái độ học tập nghiêm túc YTNH25

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đào tạo đại học từ góc độ sinh viên trường đại học Bách Khoa TP.HCM (Trang 34 - 37)