Làm xét nghiệm cận lâm sàng

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị của điện tâm đồ trong chuẩn đoán phì đại thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có đối chiếu với siêu âm tim (Trang 30 - 33)

b. Mẫu nghiên cứu: Chọn mẫu theo chủ đích, lấy mẫu thuận tiện 2.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu

2.5.2Làm xét nghiệm cận lâm sàng

Điện tâm đồ : Làm trong quá trình nằm viện

Bệnh nhân được giải thích để làm điện tâm đồ, nghỉ ngơi 10 phút trước khi làm.

Đặt điện tâm đồ với 12 chuyển đạo chuẩn bao gồm 6 chuyển đạo trước tim và 6 chuyển đạo ngoại vi, máy ghi với tốc độ 25 mm/s, biên độ 1mm = 0.1 mV Vị trí đặt điện cực ngoại vi:

Đỏ : Cổ tay phải Vàng : Cổ tay trái Xanh : Cổ chân trái Đen : Cổ chân phải

Vị trí đặt điện cực trước tim:

V1 : Khoang liên sườn 2 sát bờ phải xương ức V2 : Khoang liên sườn 2 sát bờ trái xương ức V3 : Giữa V2 và V4

V4 : Ở mỏm tim, thường là điểm nối khoang liên sườn 4 và đường giữa đòn trái

V5 : Điểm nối khoang liên sườn 5 và đường giữa nách trước bên trái V6 : Điểm nối khoang liên sườn 5 và đường giữa nách giữa bên trái

Xác định: Trục điện tim, biên độ sóng P, QRS, ST-T ở chuyển đạo ngoại vi và trước tim để đánh giá dày thất trái trên điện tâm đồ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 23 Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cách tính các thơng số điện tâm đồ:

Hình 2.1 Hình dạng các sóng trên điện tâm đồ

[nguồn: Huỳnh Văn Minh, Điện tâm đồ từ điện sinh lý đến chẩn đoán lâm sàng(2009), trang 34]

Siêu âm tim

Bệnh nhân nằm nghiêng trái, đầu cao so với thân 20o, người làm siêu âm ở bên phải, dùng đầu dò 3,5MHz, thăm dò cấu trúc và dòng chảy của tim qua 3 mặt cắt cơ bản: Mặt cắt trục dọc, trục ngang, cạnh ức và mặt cắt bốn buồng.

Tiến hành đo các thông số bằng siêu âm 2D và TM theo khuyến cáo của hội siêu âm Hoa kỳ và từ đó tính các thơng số trên siêu âm tim:

Đường kính thất trái cuối tâm trương (LVIDd) Đường kính thất trái cuối tâm thu (LVIDs) Thể tích thất trái cuối tâm trương (Vd) Thể tích thất trái cuối tâm thu (Vs)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 24 Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bề dày vách liên thất cuối tâm trương (IVSd)

Bề dày thành sau thất trái cuối tâm trương (LVPWTd) Bề dày thành sau thất trái cuối tâm thu (LVPWTS) Khối lượng cơ thất trái ( LVM)

Chỉ số khối lượng cơ thất trái (LVMI)

Hình 2.2 Phương pháp đo kích thước tim trên siêu âm tim M-mode theo ASE

[ nguồn: Nguyễn Anh Vũ, siêu âm tim từ căn bản đến nâng cao (2008), tr 27]

Bác sỹ làm siêu âm:

- Tại Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên: Bác sỹ chuyên làm siêu âm tim.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 25 Http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tại Viện Tim Mạch Quốc gia : Bác sỹ phòng siêu âm tim của Viện Tim Mạch Quốc Gia.

- Các bác sỹ làm siêu âm tim đều thống nhất một cách siêu âm theo hướng dẫn của Hội siêu âm tim Hoa kỳ.

Sau khi bệnh nhân được làm điện tâm đồ, siêu âm tim thì tiến hành tính các thơng số về tiêu chuẩn điện tâm đồ bao gồm Sokolow – Lyon, Romhilt – Este, Cornell, Gubner và tính chỉ số khối lượng cơ thất trái theo siêu âm tim.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị của điện tâm đồ trong chuẩn đoán phì đại thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có đối chiếu với siêu âm tim (Trang 30 - 33)