Đặc điểm về đối tƣợng nghiên cứu 1 Giới tính

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị của điện tâm đồ trong chuẩn đoán phì đại thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có đối chiếu với siêu âm tim (Trang 55 - 57)

b. Mẫu nghiên cứu: Chọn mẫu theo chủ đích, lấy mẫu thuận tiện 2.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu

4.1Đặc điểm về đối tƣợng nghiên cứu 1 Giới tính

4.1.1 Giới tính

Giới tính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị điện thế trong điện tâm đồ do đó ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu [30],[51]. Nhiều nghiên cứu đã thấy rằng ở tuổi trẻ huyết áp tâm thu ở nữ thấp hơn nam nhưng sau 60 tuổi huyết áp tâm thu ở nữ giới tăng lên nhanh chóng và cao hơn nam giới [3],[ 9], các tác giả thấy rằng do sự thay đổi nộ tiết ở thời kỳ tiền mãn kinh và mãn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 48 Http://www.lrc-tnu.edu.vn

kinh làm cho bệnh nhân nữ có rất nhiều biến đổi về mạch máu và nội tạng, đồng thời tuổi thọ nữ giới cao hơn nam giới có thể là nguyên nhân mà tỷ lệ nữ giới THA cao hơn.

Tuy nhiên trong nghiên cứu của tôi tỷ lệ nam và nữ trong nghiên cứu là tương đương nhau (50,5% /49,5%), nghiên cứu của tôi lấy ngẫu nhiên bệnh nhân THA nguyên phát vào viện điều trị với bất kỳ lý do gì, tuy nhiên do cả viện Tim Mạch Quốc Gia Việt Nam và Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên đề đã thực hiện kiểm sốt huyết áp tơt, nên lượng bệnh nhân vào thường không phải do THA mà phần lớn là do biến chứng của THA mà thường gặp nhất là đau ngực do thiểu năng vành ở bệnh nhân THA và suy tim, tỷ lệ bệnh nhân hút thuốc lá, rối loạn lipid máu ở nam cao hơn ơ nữ nên tỷ lệ nam giới bị thiểu năng vành nhiều hơn và phải nhập viện nhiều hơn, đây có thể là nguyên nhân mà tỷ lệ nam giới trong nghiên cứu của tôi cao hơn.

Kết quả nghiên cứu của tôi tương tự như trong nghiên cứu Nguyễn Thị Dung (nam/nữ = 50/50), tỷ lên nam giới trong một số nghiên cứu thấp hơn nữ như nghiên cứu của Đào Quốc Dũng (nam/nữ = 26/37) [4], Viên Văn Đoan ( nam / nữ = 125/175) [3].

Tuy nhiên trong nghiên cứu của Đoàn Đạt, Nguyễn Văn Thịnh thì tỷ lệ nam giới THA cao hơn nhiều so với nữ (nam/nữ = 125/59) [1].

4.1.2 Tuổi

Điện thế QRS có xu hướng giảm đi theo sự tăng lên của tuổi [30], chính vì vậy tuổi là yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu về điện tâm đồ, tuổi càng cao thì điện thế QRS càng giảm có nghĩa là tỷ lệ PĐTTsẽ càng giảm.

Bệnh nhân THA nguyên phát trong nghiên cứu của tơi có tuổi trung bình là 64.1 ± 10.5 (năm) trong đó bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên chiếm 63.6 %.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 49 Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tuổi của bệnh nhân trong nghiên cứu của tôi tương tự như nghiên cứu của Paolo Verdechia năm 2000 (60), nghiên cứu của Đoàn Dư Đạt (61 ± 10) [1], Quách Ngân Hà (65.4 ±18) [6].

Cao hơn nhiều so với tuổi trung bình trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Dung (50.2 ± 10) [5], Nguyễn Hồng Hạnh (52.52 ± 9.4) [7].

Tuổi thọ của người dân tăng lên, số lượng bệnh nhân THA được điều trị tăng dẫn đến tỷ lệ tử vong do bệnh và các biến chứng do bệnh giảm, xu hướng tăng tuổi thọ là nguyên nhân của tăng tuổi trung bình trong nghiên cứu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị của điện tâm đồ trong chuẩn đoán phì đại thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có đối chiếu với siêu âm tim (Trang 55 - 57)