Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 136)

8. Cấu trúc luận văn

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Thái Nguyên

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và dân cư

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du, thuộc vùng Đông Bắc Tổ quốc, là trung tâm của các tỉnh miền núi phía Bắc, cách Hà Nội khoảng 80km, có diện tích tự nhiên là: 3.543 km2, trong đó có khoảng 22% là diện tích đất nông nghiệp, còn lại đa số là diện tích rừng và đồi núi. Tỉnh Thái Nguyên có 09 đơn vị hành chính, trong đó có 01 thành phố và 01 thị xã và 7 huyện. Toàn tỉnh có 181 xã, phƣờng trong đó có 10% là xã vùng cao, 61% là xã miền núi. Dân số của tỉnh năm 2012 gần 1,2 triệu ngƣời, thuộc 8 nhóm dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số, còn lại là dân tộc Tày và các nhóm dân tộc ít ngƣời khác.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Trong những năm gần đây, Thái Nguyên đƣợc nhìn nhận là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục đào tạo của vùng trung du miền núi phía Bắc. Với xu thế đổi mới và phát triển, cũng nhƣ nhiều địa phƣơng khác, đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên đã có những chuyển biến tích cực. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch và tăng theo hƣớng công nghiệp - dịch vụ.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội nhƣ giáo dục, y tế, văn hoá - thông tin, thể dục thể thao có những chuyển biến rõ nét. Những thành tựu đã đạt đƣợc trong thời gian vừa qua, là kết quả của sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thái Nguyên, đó cũng là kết quả của việc quan tâm huy động tối đa các nguồn nhân lực và vật lực, trong đó, phải kể đến sự đóng góp quan trọng của ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2. Thực trạng về giáo dục trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên

2.2.1. Quy mô phát triển

* Giáo dục tiểu học

Nhờ huy động tối đa trẻ trong độ tuổi ra lớp, tỉnh Thái Nguyên đƣợc công nhận đạt tiêu chuẩn Quốc gia về Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1, tại thời điểm năm 2011 theo tiêu chuẩn quy định tại Thông tƣ số 36/2009/TT-BGDĐT. Hiện nay, chƣơng trình này đang đƣợc thực hiện một cách vững chắc, có hiệu quả.

Về mạng lƣới trƣờng lớp, ở tất cả các xã, thôn bản trong toàn tỉnh đều có trƣờng, lớp tiểu học, thu hút 99,6% trẻ trong độ tuổi đi học tiểu học. Năm học 2011 -2012 số trƣờng tiểu học trong toàn tỉnh là: 225 trƣờng; số học sinh là 81.008; đã có 195/225 (86,67%) trƣờng đạt chuẩn Quốc gia.

* Giáo dục trung học

Giáo dục trung học (THCS &THPT) sau giai đoạn suy giảm về quy mô trong các năm 1986 đến 1992, từ năm 2000 đến nay đang phát triển mạnh, số học sinh tăng nhanh, quy mô trƣờng lớp phát triển nhanh chóng.

THCS từ quy mô 38.789 học sinh năm học 1992-1993, đã tăng lên 58.908 học sinh năm học 2011 - 2012. Hệ thống mạng lƣới trƣờng THCS hiện nay phát triển hợp lý và khoa học. Mỗi xã, phƣờng, thị trấn có 1 trƣờng THCS. Năm học 2011 - 2012, số trƣờng THCS trong toàn tỉnh là: 181 trƣờng; đã có 81/181 (44,7%) trƣờng đạt chuẩn Quốc gia. Công tác phổ cập giáo dục ở 181/181 xã, phƣờng, thị trấn và 9/9 huyện, thành phố, thị xã đƣợc duy trì và giữ vững chuẩn một cách vững chắc.

THPT từ quy mô 9.283 học sinh năm học 1992-1993, đến năm học 2011 - 2012 tăng lên 33.923 học sinh (THPT công lập) và 4.842 học sinh (hệ bổ túc THPT); đã có 7/32 (21,9%) trƣờng đạt chuẩn Quốc gia; có 34/181 xã, phƣờng, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học (18,8%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sự gia tăng nhanh nhƣ vậy vừa do dân số trong nhóm tuổi đi học trung học tăng nhanh, vừa do tỉnh có chủ trƣơng mở rộng chỉ tiêu tuyển sinh và đa dạng hóa các loại hình.

2.2.2. Chất lượnggiáo dục trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên

Dƣới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND các cấp, cũng nhƣ sự phấn đấu, nỗ lực không ngừng của đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý, sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Thái nguyên trong những năm vừa qua đã có bƣớc phát triển tốt. Thái nguyên là tỉnh thứ 11 và là tỉnh miền núi đầu tiên đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, và là tỉnh thứ 21 đƣợc công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS. Hiện nay, Thái Nguyên đang tiến hành phổ cập giáo dục bậc trung học. Mục tiêu Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ đề ra là đến năm 2014, Thái Nguyên hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học.

Ở cấp học THCS, chất lƣợng giáo dục khá ổn định: Tỷ lệ học sinh lên lớp hàng năm đạt từ 97- 98%; học sinh xếp loại học lực khá, giỏi đạt từ 16 -19%; học sinh xếp loại đạo đức tốt trên 60%, đạo đức khá trên 30% hàng năm.

2.3. Thực trạng về đội ngũ giáo viên THCS tỉnh Thái Nguyên

Về cơ bản, đội ngũ giáo viên các cấp học, bậc học của Thái Nguyên đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập của xã hội. Tỉnh đã xây dựng đƣợc đội ngũ giáo viên đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu và chuẩn hóa về trình độ. Hàng năm, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên đều tổ chức các đợt bồi dƣỡng cho giáo viên, cán bộ quản lý ở các trƣờng phổ thông nói chung và các trƣờng THCS nói riêng. Hiện nay, tỉnh có 100% giáo viên các cấp học đạt chuẩn đào tạo, trong đó có 54% giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn; khối THCS có 88,5% (398/452) giáo viên đạt giáo viên giỏi trong các kỳ thi, trong đó có 86 giáo viên đƣợc xếp loại xuất sắc. Sở GD-ĐT Thái Nguyên cũng thực hiện việc đánh giá, xếp loại giáo viên hàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

năm theo quy định chung của ngành, qua đó, cho phép giám sát và quản lý chất lƣợng của các giáo viên trong tỉnh nói chung, cũng nhƣ giáo viên THCS nói riêng.

Bảng 2.1. Số GV trong năm học 2011 - 2012 ở các trƣờng THCS của tỉnh

Tổng số Nam Nữ

4.535 1.506 3.029

Trong tổng số 4.535 giáo viên, trình độ trên chuẩn là: 2.145 (nữ 1.321); Trình độ đạt chuẩn là: 2.390 (nữ 1.708).

Từ thực tế trên về đội ngũ giáo viên cho thấy, cần phải tiếp tục quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên để đạt chuẩn và tăng số giáo viên có trình độ trên chuẩn.

2.4. Công tác phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý, lãnh đạo của tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên

2.4.1. Công tác phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý, lãnh đạo của UBND tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua

Triển khai, thực hiện theo các văn bản hƣớng dẫn của cấp trên. Trong thời gian qua, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ nữ đã đƣợc các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp quan tâm gắn với công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ chung của tỉnh. Cụ thể nhƣ sau:

Lý luận chính trị: Tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho 86 cán bộ nữ tham gia các khoá đào tạo cao cấp lý luận, cử nhân chính trị. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã tổ chức đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị cho 458 cán bộ nữ (chiếm 36,09% trong tổng số 1.269 cán bộ đƣợc đào tạo).

Lĩnh vực quản lý Nhà nƣớc: Từ năm 2000 đến 2012, đã có 879 nữ trên tổng số 2567 cán bộ - chiếm tỷ lệ 34,24% đƣợc bồi dƣỡng về quản lý Nhà nƣớc, có 298 cán bộ nữ (chiếm 33,9% trong tổng số 879 cán bộ) đã đƣợc tham

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gia các khóa đào tạo Thạc sỹ, và 3 cán bộ nữ đƣợc đào tạo tiến sỹ (chiếm 43% trong tổng số 7 cán bộ).

2.4.2. Công tác phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý, lãnh đạo của UBND tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 nhấn mạnh: “Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ khoa học công nghệ, cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ cấp cơ sở…”.

- Ngày 28/9/2010, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Chỉ thị 11/2010-CT/UBND về Công tác cán bộ nữ trong tình hình mới.

- Đại hội Đại biểu phụ nữ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011 - 2016 đã đƣa ra mục tiêu chung là: “Xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh; phát huy đầy đủ vai trò nòng cốt trong công tác đoàn kết, vận động các tầng lớp phụ nữ; phấn đấu làm tốt vai trò tham mưu và thực hiện các giải pháp cần thiết để nâng cao nhận thức cho phụ nữ về bình đẳng giới, nêu cao tinh thần tự chủ, đoàn kết, vượt khó vươn lên để không ngừng tiến bộ, đóng góp ngày càng nhiều cho gia đình, xã hội, góp phần cùng nhân dân các dân tộc trong tỉnh từng bước xây dựng Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020”.

- Kế hoạch về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015, định hƣớng đến năm 2020 của UBND tỉnh đã chỉ rõ: «Về tỉ lệ cán bộ nữ trong quy hoạch: Bảo đảm tỷ lệ nữ không dưới 30% trong quy hoạch và tương ứng với tỉ lệ cán bộ nữ trong mỗi đơn vị. Đồng thời thực hiện chủ trương: đối với cấp lãnh đạo, quản lý ở đơn vị cơ sở, nhìn chung phải có cán bộ nữ trong cơ cấu lãnh đạo ».

0.00% 0.00% 5.88% 3.70% 7.79% 11.03% 14.64% 3.03% 8.51% 17.77% 24% 0% 5% 10% 15% 20% 25%

BÝ th- Phã BT Th-êng vô CÊp ñy Tr-ëng ban Phã ban

1994 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 2.1. Cán bộ nữ trong các cấp chính quyền tỉnh và huyện

Thực trạng đội ngũ cán bộ nữ trong các cơ quan khối chính quyền ở cấp tỉnh có phần không đồng đều qua các nhiệm kỳ. Chỉ có vị trí Phó chủ tịch UBND là đƣợc xem nhƣ ổn định: năm 2006, đã có 33,33% cán bộ nữ đƣợc bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch UBND cấp huyện/thị xã, tỷ lệ này đƣợc giữ vững ở năm 2012. Các vị trí trọng trách trong chính quyền và HĐND (cấp chủ tịch) vẫn do nam giới “làm chủ”, chiếm tỷ lệ tuyệt đối qua các năm. Có một điều đáng quan tâm là tỷ lệ nữ Đại biểu HĐND cấp huyện lại giảm xấp xỉ 6% trong năm 2012 so với năm 2006 (tỷ lệ 20,83% và 26,66%). Tỷ lệ cán bộ nữ ở vị trí Trƣởng, Phó phòng dƣờng nhƣ gần đạt và vƣợt đƣợc mục tiêu đề ra: 18% (cấp Trƣởng phòng) và 32,18% (cấp Phó phòng).

Tỷ lệ cán bộ nữ trong khối chính quyền ở cấp huyện đƣợc quan tâm và cải thiện đáng kể. Nữ làm Chủ tịch UBND huyện đã tăng lên 11,11% trong năm 2012, so với 0% trong năm 1994. Tỷ lệ cán bộ nữ các vị trí khác cũng tăng đáng kể, dao động từ 5%-10% so với năm 1997. Đây là dấu hiệu để cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp cần quan tâm hơn nữa đối với sự tham gia của cán bộ nữ ở các vị trí này.

2.5. Thực trạng đội ngũ nữ CBQL trƣờng THCS tỉnh Thái Nguyên

2.5.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS

* Số lƣợng đội ngũ CBQL

Tính đến năm học 2011 - 2012, số lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng THCS tỉnh Thái Nguyên nhƣ sau:

Số lƣợng: 369 ngƣời, Hiệu trƣởng trƣờng THCS: 181, Phó hiệu trƣởng trƣờng THCS 188 ngƣời, thể hiện trên bảng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn CBQL Tổng số Hiệu trƣởng Phó hiệu trƣởng Dân tộc Đảng viên Tổng số Trong đó nữ Tổng số Trong đó nữ Số lƣợng 369 181 88 188 109 79 369

(Nguồn Phòng tổ chức cán bộ sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên)

* Cơ cấu đội ngũ CBQL

Cơ cấu giới: Cán bộ quản lý trƣờng THCS là nữ: 197 ngƣời, tỷ lệ 53%.Trong đó, Hiệu trƣởng 88 ngƣời, tỷ lệ 23,8%. Nhìn chung, tỷ lệ nữ CBQL trƣờng THCS tỉnh Thái Nguyên tƣơng đối cao. Tuy nhiên, CBQL nữ chủ yếu mới chỉ giữ chức vụ là Phó Hiệu trƣởng (109/369).

Cơ cấu dân tộc: Cán bộ quản lý trƣờng THCS là ngƣời dân tộc thiểu số có 79, tỷ lệ 21,4% (hiệu trƣởng: 45, Phó hiệu trƣởng: 34). Thái Nguyên là tỉnh miền núi, có 8 nhóm dân tộc thiểu số sống định cƣ từ lâu đời, chiếm tỷ lệ gần 30% dân số toàn tỉnh. Đối với ngành GD&ĐT Thái Nguyên nói chung, cấp THCS nói riêng, số cán bộ quản lý trƣờng học là ngƣời dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao. Điều này cho thấy, chính sách quan tâm cơ cấu dân tộc đối với CBQL GD tƣơng đối tốt. Vấn đề là phải tập trung tạo điều kiện cho cán bộ quản lý ngƣời dân tộc đƣợc học tập, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ, để họ tự khẳng định năng lực và tài năng trên lĩnh vực công tác của mình.

Cán bộ quản lý người địa phương: Trong tổng số cán bộ quản lý trƣờng THCS hiện nay, có 152/369 cán bộ quản lý ngƣời địa phƣơng, tỷ lệ 41,2%. Kết quả này thể hiện sự phấn đấu, trƣởng thành của các nhà giáo trên quê hƣơng mình. Song đáng kể hơn, có 83 cán bộ quản lý trƣờng THCS, nguyên là giáo viên miền xuôi lên công tác miền núi, đã yên tâm sinh sống lâu dài ở Thái Nguyên và nỗ lực phấn đấu trở thành cán bộ quản lý trƣờng THCS (tỷ lệ 22,5%). Điều này thể hiện sự tin cậy và trọng dụng tài năng của ngành GD&ĐT Thái Nguyên.

Cơ cấu Đảng viên: 369/369 cán bộ quản lý trƣờng THCS là Đảng viên, tỷ lệ 100%, thể hiện sự vững vàng về chính trị của đội ngũ cán bộ quản lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cơ cấu độ tuổi:

- Số nam độ tuổi từ 55 - 59 và nữ từ 50 - 54 là 52 ngƣời, tỷ lệ 14% - Số nam độ tuổi 50 - 54, nữ độ tuổi 45 - 49 là 88 ngƣời, tỷ lệ 23,8% - Số nam độ tuổi 45 - 49 và nữ 40 - 44 là 103 ngƣời, tỷ lệ 27,9% - Cán bộ quản lý có độ tuổi 35 - 40 là 102 ngƣời, tỷ lệ 27,6% - CBQL có độ tuổi từ 30 - 34 là 24 ngƣời, tỷ lệ 6,5%

- CBQL dƣới 30 tuổi: không có

Cơ cấu độ tuổi CBQL trƣờng THCS nhìn chung mất cân đối, ít cán bộ trẻ, độ tuổi CBQL từ 45 trở lên quá cao (243 ngƣời) chiếm tỷ lệ tới 65,8%, thể hiện bảng dƣới đây:

Bảng 2.3. Cơ cấu độ tuổi cán bộ quản lý trƣờng THCS tỉnh Thái Nguyên

Độ tuổi Nam 55-59 Nữ 50 -54 Nam 50 -54 Nữ 45 - 49 Nam 45- 49 Nữ 40 - 44 CBQL từ 35 - 40 CBQL từ 30 - 34 Dưới 30 Tổng số 52 88 103 102 24 0 Tỷ lệ (%) 14% 23,8% 27,9% 27,6% 6,5% 0

(Nguồn: phòng Tổ chức cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên)

Qua số liệu trên cho thấy, cán bộ quản lý nói chung, nữ cán bộ quản lý nói riêng phần lớn tuổi đã cao, ít cán bộ trẻ, chƣa đảm bảo sự kế tục giữa các thế hệ.

Thực trạng về thâm niên quản lý:

- Thâm niên quản lý 1 nhiệm kỳ 5 năm: 193/369 ngƣời, tỷ lệ 52,3%. - Thâm niên quản lý 2 nhiệm kỳ (6-10 năm): 62/369 ngƣời, tỷ lệ 16,8%. - Thâm niên quản lý 3 nhiệm kỳ từ 11 năm đến 15 năm: 65/369 ngƣời, tỷ lệ 17,6%.

- Thâm niên quản lý 4 nhiệm kỳ từ 16-20 năm: 31/369 ngƣời, tỷ lệ 8,4%. - Thâm niên quản lý trên 20 năm: 18 ngƣời, tỷ lệ 4,8%.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)