Cán bộ quản lý trƣờng trung học cơ sở

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 136)

8. Cấu trúc luận văn

1.5. Cán bộ quản lý trƣờng trung học cơ sở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.5.1. Vai trò của người CBQL trường THCS

Quản lý có vai trò quan trọng đối với sự phát triển xã hội. Trong hệ thống quản lý hiện đại, ngƣời quản lý luôn luôn phải chịu trách nhiệm cá nhân về các quyết định chiến lƣợc, chiến thuật, tác nghiệp mà mình lựa chọn đƣa ra.

Để thấy rõ vai trò của đội ngũ CBQL, nguyên Bộ trƣởng Bộ giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân đã nêu: “Hệ thống quản lý giáo dục của chúng ta như là hệ thần kinh điều khiển toàn ngành mà từng CBQL là những tế bào của hệ thần kinh đó. Nếu từng người không mạnh thì hệ thống không mạnh. Đặc biệt là từng tế bào, ngoài việc thực hiện chức năng nhiệm vụ đã được sắp đặt trong hệ thống còn góp phần hoàn thiện hệ thống” [37,15].

CBQL trƣờng THCS, là cán bộ chủ chốt tại các trƣờng THCS. Họ là những ngƣời có trách nhiệm chính trong việc triển khai, tổ chức thực hiện mọi chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và cấp trên tại đơn vị mình. Họ giữ vai trò quyết định, trong việc đề ra các quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định trong phạm vi đơn vị. Họ phải chịu trách nhiệm pháp lý trƣớc đơn vị và đơn vị chủ quản cấp trên.

1.5.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban giám hiệu trường THCS

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trƣởng, Phó Hiệu trƣởng trong Điều lệ trƣờng trung học nhƣ sau:

1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trƣởng

a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trƣờng;

b) Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trƣờng đƣợc quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ này;

c) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trƣờng; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trƣớc Hội đồng trƣờng và các cấp có thẩm quyền;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

d) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tƣ vấn trong nhà trƣờng; bổ nhiệm tổ trƣởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trƣờng trình cấp có thẩm quyền quyết định;

đ) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thƣởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nƣớc;

e) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trƣờng tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chƣơng trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trƣờng phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thƣởng, kỷ luật học sinh;

g) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trƣờng;

h) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nƣớc đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trƣờng; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trƣờng;

i) Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trƣờng;

k) Đƣợc đào tạo nâng cao trình độ, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hƣởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trƣởng

a) Thực hiện và chịu trách nhiệm trƣớc Hiệu trƣởng về nhiệm vụ đƣợc Hiệu trƣởng phân công;

b) Cùng với Hiệu trƣởng chịu trách nhiệm trƣớc cấp trên về phần việc đƣợc giao;

c) Thay mặt Hiệu trƣởng điều hành hoạt động của nhà trƣờng khi đƣợc Hiệu trƣởng uỷ quyền;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

d) Đƣợc đào tạo nâng cao trình độ, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hƣởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

1.5.3. Những yêu cầu về phẩm chất, năng lực người CBQL THCS

Đội ngũ CBQL trƣờng THCS có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của giáo dục THCS. Ngƣời cán bộ quản lý trƣờng THCS là ngƣời quản lý đội ngũ các thầy cô giáo, cán bộ, công nhân viên và học sinh của nhà trƣờng. Quá trình quản lý của họ, là quá trình tác động đến con ngƣời, nhằm động viên khích lệ và tạo ra trong tập thể một sức mạnh đoàn kết, thống nhất, sẵn sàng đƣa hệ vận hành đến mục tiêu xác định. Chính vì vậy, để quản lý tốt trƣờng THCS, ngƣời cán bộ quản lý trƣớc hết, phải là những thầy cô giáo mẫu mực về đạo đức và là tấm gƣơng sáng về phẩm chất chính trị, đồng thời phải là ngƣời có học vấn, có trình độ chuyên môn và có các kỹ năng, kỹ xảo chuyên ngành. chính vì vậy, ngƣời CBQL trƣờng THCS phải:

+ Thƣờng xuyên học tập, để nâng cao giác ngộ chính trị và trình độ chuyên môn. Trên cơ sở đó, nắm vững đƣợc mục tiêu giác ngộ nói chung và mục tiêu của cấp học THCS nói riêng, đồng thời, nắm bắt đƣợc những đòi hỏi của nền kinh tế - xã hội đối với sự phát triển GD&ĐT.

+ Nắm vững những kiến thức về quản lý Nhà nƣớc và quản lý giáo dục và hoàn thiện những kỹ năng quản lý.

+ Thƣờng xuyên rèn luyện, để nâng cao năng lực quản lý. Nắm vững các chu trình của quản lý và biết vận dụng các phƣơng pháp quản lý thích hợp, để đạt hiệu quả cao trong quản lý.

+ Mỗi cán bộ quản lý trƣờng THCS phải là ngƣời sống mẫu mực, họ phải là những tấm gƣơng để tập thể học tập noi theo.

+ Phải có tầm nhìn rộng lớn và có khả năng phân tích, dự báo để có những quyết định đúng đắn trong quản lý. Bởi vì:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

“Quản lý mà chỉ đối phó với những phát triển của tổ chức là chưa đạt. Phải dự báo được xu hướng phát triển của tổ chức và có các phương thức ứng phó với các xu hướng phát triển” [37,27]

Vì vậy, đối với ngƣời cán bộ quản lý trƣờng THCS phải có những yêu cầu nhân cách biểu hiện cụ thể ở năng lực và phẩm chất sau đây:

Về năng lực:

- Có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, vững vàng trong chuyên môn. - Có nghiệp vụ quản lý tốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Nắm vững và thực hiện tốt các văn bản chỉ thị của cấp trên. - Hiểu rõ quyền hạn và vai trò quản lý của mình.

- Biết tổ chức công việc quản lý một cách hợp lý và khoa học. - Đổi mới nhạy bén trƣớc công việc.

- Có quyết định đúng đắn và kịp lời trong mọi lúc. - Biết phát huy sáng kiến và cải tiến lề lối làm việc.

- Biết động viên khuyến khích cá nhân và tập thể đoàn kết thi đua. - Biết cách quản lý tốt CSVC, trang thiết bị của nhà trƣờng.

Về phẩm chất:

- Có tƣ tƣởng và lập trƣờng chính trị vững vàng. - Có đạo đức trong sáng, không vi phạm kỉ luật. - Có tinh thần trách nhiệm cao đối với tập thể. - Tận tuỵ, nhiệt tình với công việc.

- Có phong cách lãnh đạo dân chủ.

- Gƣơng mẫu, lời nói đi đôi với việc làm.

- Luôn gần gũi với đồng nghiệp, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ dƣới quyền.

- Không tham nhũng, không cửa quyền.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.5.4. Đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường THCS

Trong đội ngũ CBQL, đội ngũ nữ CBQL có những nét đặc thù riêng và những ƣu thế nhất định. Các nữ CBQL đã tự tin hơn trong công tác và phấn đấu, rèn luyện. Chị em cũng đã nhận thức đầy đủ hơn, lô gic hơn về vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình trong nhà trƣờng, cũng nhƣ trong tình hình mới của tỉnh. Hầu hết nữ CBQL đã nỗ lực phấn đấu vƣơn lên và hoàn thành tốt vị trí mình đảm nhận và những nhiệm vụ đƣợc giao. Bên cạnh đó, nhƣ những công dân bình thƣờng, các nữ CBQL cũng đã và đang thực hiện tốt vai trò của ngƣời vợ, ngƣời mẹ trong gia đình; tham gia đầy đủ và nghiêm túc các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc triển khai ở địa phƣơng. Nữ CBQL cũng là những ngƣời tích cực phấn đấu cho sự bình đẳng giới.

Với những đức tính quý báu hơn hẳn nam giới nhƣ kiên trì, bền bỉ, khéo léo, dịu đàng, dễ thu phục lòng ngƣời…đội ngũ nữ CBQL có vai trò rất quan trọng giữ gìn đoàn kết nội bộ lãnh đạo, cảm hoá giáo viên và học sinh, nhằm đạt đƣợc hiệu quả tối đa trong công tác quản lý và công tác giáo dục.

Trong trƣờng THCS, hiệu quả giáo dục của nhà trƣờng phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

+ Đội ngũ giáo viên, công nhân viên. + Cơ sở vật chất, thiết bị trƣờng học. + Đầu vào của học sinh.

+ Tổ chức quản lý trƣờng học.

Trong 4 yếu tố trên, yếu tố tổ chức quản lý trường học là quan trọng nhất. Thực tế đã chứng minh, do quản lý yếu kém có trƣờng chất lƣợng giáo dục ngày càng giảm sút; nhƣng cũng vẫn đội ngũ giáo viên, công nhân viên, cơ sở vật chất và đầu vào của học sinh nhƣ vậy, do thay đổi đội ngũ CBQL (đặc biệt là khi thay đổi Hiệu trƣởng), trƣờng đó đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc, liên tục là trƣờng tiên tiến. Thực tế cũng cho thấy, có những trƣờng nhiều năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

có hiện tƣợng mất đoàn kết trong nội bộ, nhƣng khi thay đổi một Hiệu trƣởng là nữ CBQL thì tình hình nhà trƣờng từng bƣớc đƣợc ổn định hơn.

1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trƣờng THCS trƣờng THCS

Giáo dục THCS là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân nên trong quá trình phát triển luôn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Việc xác định mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đó có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong thực tế, không thể tính toán hết tất cả các yếu tố ảnh hƣởng mà chỉ xem xét, tính toán một số yếu tố có ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình phát triển của Giáo dục và Đào tạo nói chung, việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nói riêng, trong đó có đội ngũ nữ cán bộ quản lý trƣờng THCS. Mặt khác, mỗi địa phƣơng, vùng miền lại có những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau tạo ra những yếu tố chủ quan và khách quan tác động, ảnh hƣởng đến công tác phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý. Có thể có các yếu tố sau :

1.6.1. Các yếu tố về kinh tế - xã hội

Yếu tố kinh tế - xã hội bao gồm dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cƣ, tổng sản phẩm xã hội, phân phối xã hội và thu nhập của dân cƣ, việc làm và cơ cấu việc làm, các quan hệ về kinh tế, chính trị.

Dân số tăng hay giảm đều có ảnh hƣởng đến sự phát triển giáo dục. Dân số tăng, số học sinh của các cấp học sẽ tăng và yêu cầu về trƣờng lớp, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý...đều tăng. Cơ cấu dân số, phân bổ dân cƣ, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, trình độ dân trí đều ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển của giáo dục đào tạo, trong đó có giáo dục THCS.

GDP và GDP bình quân đầu ngƣời cao sẽ tạo điều kiện cho việc đầu tƣ trong giáo dục. Nền chính trị ổn định, tiến bộ, quan điểm của những nhà lãnh đạo về giáo dục đào tạo đúng đắn, chính sách đầu tƣ cho giáo dục đào tạo thỏa đáng...sẽ tạo điều kiện cho giáo dục đào tạo phát triển. Trong đó, giáo dục THCS cũng có cơ hội phát triển mạnh mẽ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.6.2. Các yếu tố về văn hóa, khoa học - công nghệ

Văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Nền kinh tế - xã hội nói chung, giáo dục nói riêng không thể phát triển nếu thiếu nền tảng văn hóa. Nền văn hóa Việt Nam đƣợc tạo lập từ hàng ngàn năm lịch sử đã trở thành động lực cho sự phát triển của giáo dục. Truyền thống, phong tục, tập quán của từng địa phƣơng cũng ảnh hƣởng đến công tác giáo dục, ảnh hƣởng đến việc bổ nhiệm cán bộ quản lý giáo dục nói chung, nữ cán bộ quản lý giáo dục nói riêng. Ngƣời cán bộ quản lý trƣờng THCS phải là ngƣời am hiểu truyền thống, phong tục tập quán của địa phƣơng, của nhân dân nơi trƣờng đóng mới có thể làm tốt công tác giáo dục, vì mỗi học sinh đều gắn bó với gia đình, họ tộc, địa phƣơng...

Khoa học - công nghệ có tác dụng to lớn trong công tác quản lý. Trình độ khoa học - công nghệ càng cao càng có điều kiện để vận dụng vào công tác quản lý nhằm sớm đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra. Những tiến bộ của khoa học - công nghệ tạo ra các phƣơng tiện hiện đại sẽ làm tăng hiệu quả của việc tổ chức và thực hiện quá trình giáo dục đào tạo. Đặc biệt, công nghệ thông tin đã tạo ra những thay đổi lớn trong quản lý hệ thống giáo dục đào tạo, trong chuyển tải nội dung chƣơng trình đến ngƣời học, thúc đẩy sự đổi mới phƣơng pháp dạy và học. Đây là các yếu tố khách quan, là môi trƣờng quan trọng cần đƣợc quan tâm khai thác trong quá trình quy hoạch, đề bạt và sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và cụ thể hóa tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nói chung, đội ngũ nữ cán bộ trƣờng THCS nói riêng cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phƣơng.

1.6.3. Sự lãnh đạo của cấp ủy; quản lý, chỉ đạo của chính quyền và sự tham mưu của cơ quan quản lý giáo dục địa phương mưu của cơ quan quản lý giáo dục địa phương

Đây là những nhân tố mang tính quyết định, là nhân tố chủ quan tác động trực tiếp đến sự phát triển của đội ngũ. Công tác cán bộ, trong đó có công tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xây dựng và phát triển đội ngũ là trách nhiệm của các cấp ủy, các tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên đƣợc Điều lệ Đảng quy định. Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục của địa phƣơng có hiệu quả và đáp ứng đƣợc yêu cầu hay không đều phụ thuộc vào ý thức chủ quan, vào năng lực lãnh đạo của cấp ủy ; sự quản lý, chỉ đạo của chính quyền và sự tham mƣu của các cơ quan quản lý giáo dục ở địa phƣơng.

1.6.4. Các nhân tố bên trong của giáo dục đào tạo

Các nhân tố bên trong hệ thống giáo dục nhƣ quy mô học sinh; số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục ; mạng lƣới trƣờng lớp của cấp học; các loại hình đào tạo: chính quy tập trung, vừa học vừa làm; các loại hình trƣờng : công lập, dân lập, tƣ thục ; sự phân cấp quản lý Nhà nƣớc về công tác giáo dục ; nội dung, chƣơng trình, SGK, phƣơng pháp, thời gian giảng dạy...đều tác động đến sự phát triển giáo dục nói chung, giáo dục THCS nói riêng.

Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trƣờng học đủ, thiếu, đào tạo đồng bộ hoặc chƣa đồng bộ, sự phấn đấu rèn luyện của mỗi cá nhân cán bộ, giáo viên tốt hay không tốt...đều ảnh hƣởng rất lớn đến công tác phát triển đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)