0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Khái niệm Đội ngũ cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NỮ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 25 -136 )

8. Cấu trúc luận văn

1.2.4. Khái niệm Đội ngũ cán bộ quản lý

- Khái niệm về Đội ngũ:

Theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Văn hóa - Thông tin, 1999) thì đội ngũ đƣợc hiểu là một tập hợp số đông ngƣời cùng chức năng hoặc nghề nghiệp hợp thành một lực lƣợng hoạt động trong một tổ chức.

- Đội ngũ nữ cán bộ quản lý :

Theo đó, đội ngũ nữ cán bộ quản lý trƣờng THCS là tập hợp những ngƣời Hiệu trƣởng, Phó Hiệu trƣởng các trƣờng THCS là nữ trong cùng một địa phƣơng (tỉnh, huyện) hoặc trong cả nƣớc, cùng thực hiện các chức năng, nhiệm vụ QLGD trong hệ thống các trƣờng THCS theo quy định của pháp luật.

1.2.5. Khái niệm trường THCS

THCS là cấp học trung học trong hệ thống giáo dục quốc dân, là cầu nối giữa giáo dục tiểu học với giáo dục trung học phổ thông: “ Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là mười một tuổi”.

1.2.6. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường

1.2.6.1. Quản lý giáo dục

Hiện nay, ở nƣớc ta các nhà nghiên cứu lý luận giáo dục cho rằng: QLGD là sự tác động có ý thức, có mục đích của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đƣa hoạt động sƣ phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn một cách có hiệu quả nhất. Hay: QLGD, quản lý trƣờng học là một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích, có hệ thống, có kế hoạch) mang tính sƣ phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà trƣờng, làm cho quá trình này vận hành một cách tối ƣu tới việc hoàn thành các mục tiêu dự kiến [30,11].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

QLGD còn đƣợc hiểu một cách cụ thể là quản lý một hệ thống giáo dục, một trƣờng học, một cơ sở giáo dục, có thể là một trung tâm hƣớng nghiệp dạy nghề, một tập hợp các cơ sở giáo dục trên địa bàn dân cƣ...Theo Đặng Quốc Bảo, QLGD theo nghĩa tổng quát là: Hoạt động điều hành, phối hợp các lực lƣợng xã hội, nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội [1,1].

Mạng lƣới nhà trƣờng là một bộ phận kết cấu hạ tầng xã hội, do đó, QLGD là: Quản lý một loại quá trình KT - XH đặc biệt nhằm thực hiện đồng bộ, hài hoà sự phân hoá và xã hội hoá để tái sản xuất sức lao động có kỹ thuật, phục vụ các yêu cầu phát triển KT - XH [1,1].

QLGD có thể đƣợc hiểu rõ hơn, theo Phạm Minh Hạc: Quản lý nhà trƣờng, QLGD nói chung là thực hiện đƣờng lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đƣa nhà trƣờng vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh [13,34].

Chủ thể QLGD xét theo ngành dọc chuyên môn là: Các cấp quản lý từ Bộ GD & ĐT (là cơ quan thay mặt Nhà nƣớc quản lý), đến Sở GD & ĐT , đến Phòng giáo dục và cuối cùng là Hiệu trƣởng các nhà trƣờng - chủ thể quản lý trực tiếp sự vận hành trong hệ thống giáo dục.

Đối tƣợng của QLGD ở đây là: Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Chủ thể QLGD xét theo phân cấp quản lý theo địa bàn và lãnh thổ là: UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, đến Sở GD & ĐT (là cơ quan thay mặt Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nƣớc về GD&ĐT tại địa phƣơng), đến Phòng giáo dục và đến Hiệu trƣởng các nhà trƣờng.

Đối tƣợng của QLGD ở đây là: Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong hệ thống giáo dục của địa phƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chủ thể QLGD trong phạm vi nhà trƣờng là Hiệu trƣởng, Phó Hiệu trƣởng. Đối tƣợng quản lý ở đây là: Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trƣờng.

Để tăng cƣờng tính hiệu quả của QLGD, hiện nay, Nhà nƣớc đang đẩy mạnh phân cấp quản lý trong giáo dục và đào tạo. Luật Giáo dục (2005) thể hiện rõ các nội dung này, nhất là đẩy mạnh phân cấp QLGD phổ thông cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố quản lý. Phân cấp QLGD là cần thiết, nhƣng công tác QLGD ở tất cả mọi cấp đều phải nhằm mục đích tạo điều kiện tối ƣu cho sự vận hành thuận lợi của các cơ sở giáo dục để đạt đến chất lƣợng và hiệu quả cao.

1.2.6.2. Quản lý nhà trường

Trƣờng học là một bộ phận của xã hội, là tổ chức giáo dục cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân, trực tiếp làm công tác đào tạo, thực hiện việc giáo dục toàn diện đối với thế hệ trẻ. Thành tích tập trung nhất của trƣờng học là chất lƣợng và hiệu quả giáo dục, đƣợc thể hiện ở sự tiến bộ của học sinh, ở việc đạt mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng. Quản lý nhà trƣờng là một yếu tố rất cơ bản và hết sức quan trọng, nhằm đảm bảo tổ chức tốt các hoạt động giáo dục toàn diện trong nhà trƣờng.

Trong chừng mực nhất định, quản lý nhà trƣờng chính là QLGD (theo Phạm Minh Hạc - sách đã dẫn). Cụ thể hơn: Việc quản lý nhà trƣờng phổ thông là quản lý hoạt động dạy học, tức là làm sao đƣa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục [13, 34].

Thực chất của quản lý quá trình dạy học, giáo dục là: Tổ chức, chỉ đạo điều hành việc dạy của thầy và hoạt động học tập của trò, đồng thời quản lý những điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, thiết bị cho dạy và học, nhằm đạt đƣợc mục đích giáo dục đào tạo. Quá trình GD & ĐT trong nhà trƣờng có thể coi là một hệ thống gồm các thành tố cơ bản: Mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, ngƣời dạy (thầy), ngƣời học (trò), cơ sở vật chất, môi trƣờng nhà trƣờng, môi trƣờng sƣ phạm, môi trƣờng xã hội, các mối quan hệ, thông tin... Quá trình này

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đƣợc vận hành đồng bộ trong sự kết hợp chặt chẽ các thành tố chủ yếu với nhau trong môi trƣờng nhà trƣờng và môi trƣờng xã hội, sơ đồ dƣới đây phản ánh mối quan hệ các thành tố:

- Mục tiêu (MT) - Thầy, trò (T, Tr)

- Nội dung giáo dục (ND) - Phƣơng pháp giáo dục (PP) - Mối quan hệ (MQH) - Thông tin (TT) - Môi trƣờng sƣ phạm (MTSP) - Môi trƣờng xã hội (MTXH). - Quản lý dạy học (QLDH) - Cơ sở vật chất nhà trƣờng (CSVC)

Hình 1. Hệ thống những đối tƣợng quản lý của Hiệu trƣởng trong quá trình quản lý nhà trƣờng

Quản lý nhà trƣờng có nhiệm vụ làm cho các thành tố trên vận hành, liên kết chặt chẽ với nhau nhằm đƣa hoạt động quản lý đạt chất lƣợng, mục đích và hiệu quả mong muốn. Ngƣời cán bộ QLGD phải có phƣơng pháp tổ chức, quản lý, điều hành cơ sở giáo dục một cách hợp lý; có nội dung chỉ đạo cụ thể, phù hợp, tác động vào từng yếu tố và tạo ra kết quả tổng hợp của những tác động đó. Yếu tố con ngƣời (thầy, trò) phải đƣợc nhận thức là những thành tố quyết định nhất đến kết quả giáo dục.

Công tác phát triển đội ngũ CBQL GD về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu là tác động đến nguồn lực con ngƣời, lực lƣợng trực tiếp vận hành (quản lý) hệ thống các thành tố trên sao cho đạt đến kết quả giáo dục mong muốn.

1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về công tác cán bộ nữ

TT MTSP MQH CSVC MT PP Thày Trò ND QL DH Môi trƣờng nhàtrƣờng Môi trƣờng xã hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phụ nữ và công tác cán bộ nữ Về Phụ nữ: Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:

Nói đến phụ nữ là nói đến phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. nếu chưa giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa” [24,2].

Về công tác cán bộ nữ:

Trong di chức của mình, Bác căn dặn “ Đảng và chính phủ phải có kế hoạch để thiết thực bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ cho ngày càng thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ” [25,523].

1.3.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phụ nữ và công tác cán bộ nữ

Đảng cộng sản Việt Nam và nhà nƣớc luôn quan tâm đến công tác cán bộ nữ và đã có nhiều quyết sách đề cao vai trò của cán bộ nữ:

- Nghị quyết 04-NQ/TW ngày 12/7/93 của Bộ chính trị (khoá VII) nêu rõ “Đặt vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ nữ thành nhiệm vụ có tính chiến luợc trong hệ thống công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước. Có kế hoạch tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, tạo điều kiện để cán bộ nữ cống hiến và trưởng thành, phấn đấu tăng tỷ lệ nữ trong các cấp uỷ Đảng, cơ quan nhà nước, trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục, KHNT… chống coi thường phụ nữ, phân biệt đối xử khắt khe hẹp hòi, trong đánh giá sử dụng đề bạt cán bộ nữ” [8].

- Chỉ thị số 37- CT/TW ngày 16/5/1994 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng (khoá VII) chỉ rõ:

Việc nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế-xã hội là yêu cầu quan trọng để thật sự thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ. Chống những biểu hiện lệch lạc, coi thường phụ nữ, khắt khe, hẹp hòi trong đánh giá, đề bạt cán bộ nữ. Đồng thời cần nhận rõ những đặc điểm riêng của cán

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bộ nữ, tạo nên sự thông cảm, giúp đỡ thiết thực để cán bộ nữ vươn lên…” và “Sớm xác định những ngành, những lĩnh vực phù hợp, phát huy được thế mạnh của phụ nữ, những chức danh lãnh đạo và quản lý cần có cán bộ nữ, từ đó có kế hoạch tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt và sử dụng”.

Những ngành đông nữ và những ngành mà chức nặng nhiệm vụ có liên quan nhiều đến vấn đề phụ nữ, các cơ quan làm công tác tổ chức, cán bộ, kế hoạch, chính sách… phải có tỷ lệ cán bộ nữ tương xứng và phải có cán bộ nữ giữ vị ttrí lãnh đạo chủ chốt ở các cấp” [9].

- Bộ Luật Lao động năm 1994, chƣơng X, điều 109 nêu rõ: “ Nhà nước bảo đảm quyền làm việc của phụ nữ bình đẳng về mọi mặt với nam giới”, “Tạo mọi điều kiện để lao động nữ phát huy khả năng của mình” [19].

- Thủ tƣớng Chính Phủ phê duyệt Chƣơng trình Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015 với mục tiêu: “Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức nhằm thúc đẩy toàn xã hội thay đổi hành vi thực hiện bình đẳng giới; từng bước thu hẹp khoảng cách giới và nâng vị thế của phụ nữ trong một số lĩnh vực còn bất bình đẳng hoặc nguy cơ bất bình đẳng giới cao, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015”.

1.3.3. Chủ trương của ngành giáo dục và đào tạo về công tác cán bộ nữ

Ngành Giáo dục và Đào tạo cũng đã có nhiều chủ trƣơng tăng cƣờng vai trò của cán bộ nữ trong sự nghiệp phát triển giáo dục:

- Chỉ thị số 06/CT- GD ngày 28/2/1985 của Bộ Giáo dục- Đào tạo đã nêu một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ của ngành. Trong đó nhấn mạnh: “Đẩy mạnh công tác đề bạt, tăng cường tỷ lệ cán bộ nữ ở các cấp quản lý giáo dục (QLGD) và các cơ sở trường học” [2].

- Chỉ thị số 15/CT- GDĐT ngày 19/9/1994 của Bộ Giáo dục - Đào tạo về “Xây dựng quy hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý đương chức và kế cận là cán bộ nữ ở cơ sở trường học và các cấp quản lý của ngành”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chỉ thị cũng chỉ rõ cần tiến hành bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ nữ để mỗi trƣờng học, mỗi đơn vị QLGD các cấp có ít nhất một cán bộ lãnh đạo là nữ [3].

- Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành Giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) giai đoạn 2001 - 2005 có 5 mục tiêu cụ thể trong đó mục tiêu thứ 4 là: “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của phụ nữ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội để tăng số phụ nữ được giới thiệu và bầu tham gia lãnh đạo các cấp, các ngành”.

1.4. Công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý của UBND tỉnh

1.4.1. Công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý của UBND tỉnh

Quán triệt và thực hiện có hiệu quả và đồng bộ nhóm giải pháp về tổ chức, cán bộ nêu trong Nghị quyết Trung ƣơng 4 (khoá XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay"; thực hiện Hƣớng dẫn số 15-HD/BTCTW ngày 5/11/2012 của Ban Tổ chức Trung ƣơng về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) và Kết luận số 24-KL/TW ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI). Trong đó, mục tiêu đƣa ra là: Đẩy mạnh công tác quy hoạch cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành đủ về số lƣợng, đảm bảo chất lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, có tầm nhìn chiến lƣợc cho cả trƣớc mắt và lâu dài, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo đất nƣớc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc và hội nhập quốc tế; Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ đi đôi với đề cao thẩm quyền, trách nhiệm của ngƣời đứng đầu trong công tác cán bộ; tăng cƣờng kiểm tra của cấp trên đối với cấp dƣới; đổi mới tƣ duy, cách làm, khắc phục cho đƣợc những hạn chế, yếu kém trong từng khâu công tác cán bộ, trƣớc hết là đánh giá cán bộ; bổ sung, sửa đổi và ban hành cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; thu hút ngƣời có phẩm chất, năng lực vào các cơ quan trong hệ thống chính trị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trên cơ sở các văn bản hƣớng dẫn của Trung ƣơng, Ban tổ chức Tỉnh ủy các tỉnh đã ban hành Nghị quyết về công tác cán bộ giai đoạn 2011-2015, định hƣớng đến năm 2020 phù hợp với điều kiện của từng địa phƣơng, vùng miền. Đồng thời Ủy ban nhân dân các tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015, định hƣớng đến năm 2020, trong đó có phát triển đội ngũ cán bộ quản lý thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo. Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện một số nội dung về đào tạo, quy hoạch cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc với nhiệm vụ, giải pháp cơ bản trọng tâm nhƣ:

Đẩy mạnh công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ đồng thời với việc đổi mới đồng bộ các khâu khác trong công tác cán bộ, trƣớc hết là đổi mới

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NỮ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 25 -136 )

×