Giáo án thể nghiệm

Một phần của tài liệu những biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 66 - 79)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Giáo án thể nghiệm

Tiết 79, 80: TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƢỜI CHINH PHỤ

(Trích Chinh phụ ngâm)

Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn Bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Về kiến thức: Cảm nhận đƣợc tâm trạng cô đơn, buồn khổ của ngƣời chinh phụ khi ngƣời chinh phu ra trận. Thấy đƣợc sự đồng cảm sâu sắc của tác giả đối với khát vọng hạnh phúc lứa đôi của ngƣời phụ nữ.

- Về kĩ năng: Nắm đƣợc nghệ thuật miêu tả nội tâm của đoạn trích. Rèn luyện kỹ năng phân tích nội tâm nhân vật trong tác phẩm trữ tình.

- Về tình cảm: Có thái độ phê phán chiến tranh phi nghĩa.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.

- Giáo viên: SGK, giáo án, thiết kế bài giảng. bản trình chiếu hoặc bảng phụ. - Học sinh: bài soạn, SGK, trả lời các câu hỏi phần hƣớng dẫn học bài.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1: Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số. 2: Kiểm tra bài cũ

Không kiểm tra bài cũ

3: Giới thiệu bài mới

Một nhà phê bình văn chƣơng đã nói rằng: “Văn chương, thơ ca là tấm gương phản chiếu của tâm hồn, là tiếng nói tình cảm của nhân loại, là những rung

động của trái tim trước cuộc đời tươi đẹp. Những giá trị tình thần mà văn chương, thơ ca đem lại, đã thoát khỏi quy luật băng hoại của thời gian, để

trường tồn mãi mãi”. Không nằm ngoài quy luật đó, Đặng Trần Côn cũng

muốn để lại cho hậu thế những sáng tác hoàn mĩ, đạt đến sự xuất sắc cả về nội dung và nghệ thuật. Tiêu biểu và đặc sắc nhất là Chinh phụ ngâm với đoạn trích

“Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”, là tiếng nói thƣơng cảm đối với sự

chia ly, xa cách trong tình cảm vợ chồng trong tác phẩm, ngƣời chinh phụ tiễn ngƣời chinh phu ra trận một nơi xa xôi, nguy hiểm, chƣa biết đến ngày trở về, ngoài nỗi nhớ thƣơng chồng thì sự cô đơn, lẻ loi đã bao trùm lên tâm trạng của ngƣời chinh phụ.

Để hiểu rõ hơn về tâm trạng của ngƣời chinh phụ này cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu bài ngày hôm nay qua đoạn trích: “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”.

Thiết kế bài giảng

I. Tìm hiểu chung và đọc 1. Tác giả và dịch giả

Thông qua phần hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà, em hãy đóng góp những hiểu biết mới của mình về tác giả, dịch giả, và tác phẩm ?

HS: Là ngƣời rất thông minh và tài hoa nhƣng tính cách của ông tự do, phóng túng nên không đỗ đạt cao, chỉ đỗ Hƣơng cống và giữ chức quan thấp.

GV : Có một giai thoại tƣơng truyềnvề Đặng Trần Côn: Thƣở ấy chúa Trịnh

Giang cấm nhân dân trong thành Thăng Long qua giờ giới nghiêm không đƣợc đốt lửa, để đèn sáng, do hiếu học nên ông phải đào hầm dƣới đất, thắp đèn tự học. Thiếu thời, ông làm khá nhiều thơ văn rồi đƣa cho nữ sĩ Đoàn Thị Điểm xem nhƣng bị chê cƣời và không đƣợc đánh giá cao, sau đó ông trau dồi kinh

sử, ít lâu sau sáng tác khúc ngâm Chinh phụ ngâm, khiến Đoàn Thị Điểm và

Đời niên hiệu Cảnh Hƣng (1740-1786) đời Hậu Lê gặp buổi binh cách, lính thú đi chinh thú nhiều nơi, đã diễn nên lắm nỗi biệt ly đau đớn, Ông xúc cảm làm bài "Chinh Phụ Ngâm", theo thể thơ xƣa (Cổ nhạc phủ) từ điệu thanh tao và phiêu dật lâm ly. Làm xong Ông đem ông Ngô Thì Sĩ xem, đọc qua Ngô Thì Sĩ rất thán phục mà nói rằng: "Như bài này thì đã áp đảo đảo được lão Ngô này rồi".

Sau Ông lại đƣa cho bà Đoàn Thị Điểm xem. Bà khen hay và đem diễn Nôm, điệu song thất lục bát. Làm xong, bà đƣa cho Ông xem. Ông tỏ ra kính phục tài miệng gấm thêu của bà, chịu tôn bà làm bậc sƣ bá.

Chinh phụ ngâm ra đời đã gây một tiếng vang lớn trong giới nho sĩ

đƣơng thời. Tác phẩm viết bằng chữ Hán giữa thời đại văn học chữ Nôm đang nở rộ cho nên nhiều ngƣời đã tìm cách dịch nó ra chữ Nôm. Có nhiều bản dịch và phỏng dịch của Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Khản, Bạch Liên Am Nguyễn, Phan Huy Ích. Trong số có những bản dịch đó, có một bản dịch thành công nhất đƣợc gọi là Bài hiện hành. Vấn đề ai là tác giả bản dịch đó còn gây tranh cãi. Nhiều ngƣời cho rằng đó là Đoàn Thị Điểm, nhƣng theo một khuynh hƣớng khác thì tác giả bản dịch đó là Phan Huy Ích.

Ngoài Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn có một số bài thơ, bài phú tả cảnh thiên nhiên, chỉ còn lƣu lại một số bài nhƣ Tiêu tương bát cảnh, ba bài

phú Trương Hàn tư thuần lô, Trương Lương bố ý, Khấu môn thanh. Khuynh

hƣớng chung của thơ văn ông là đi sâu vào tình cảm, đi sâu vào nỗi lòng trắc ẩn, phức tạp, sâu kín của con ngƣời, nhất là đối với ngƣời phụ nữ.

Dịch giả Tác phẩm “Chinh phụ ngâm” vừa ra đời đã nổi tiếng, đƣợc nhiều ngƣời ƣa thích. Do vậy, đã nhiều ngƣời dịch tác phẩm sang chữ Nôm. Bản dịch thành công nhất hiện nay đƣợc coi là của Đoàn Thị Điểm. Bà đƣợc khen ngợi là ngƣời phụ nữ toàn diện “dung sắc kiều lệ, cử chỉ đoan trang, lời nói văn hoa, sự làm lễ độ”, có ngƣời cha nuôi tiến cử làm thiếp cho chúa Trịnh nhƣng bà đã từ chối. Đến năm 37 tuổi bà lấy ông Nguyễn Kiều, nhƣng vừa

cƣới xong chồng bà phải đi xứ Trung Quốc. Trong thời gian chồng đi xứ, bà sống cuộc sống không khác ngƣời chinh phụ đằng đẵng chờ mong, nên khi dịch

tác phẩm “Chinh phụ ngâm” bà có sự đồng cảm với ngƣời chinh phụ.

2. Tác phẩm

a, Hoàn cảnh sáng tác

Tác phẩm Chinh phụ ngâm được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

HS Chinh phụ ngâm đƣợc viết vào khoảng những năm 40 của thế kỉ thứ XVIII, đây là giai đoạn xảy ra nhiều cuộc nội chiến.

GV : Chinh phụ ngâm ra đời vào đầu đời Lê Hiển Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long. Triều đình cất quân đánh dẹp Nhiều trai tráng phải từ giã ngƣời thân ra trận, gia đình chia li, tình cảm phu thê xa cách -> Đặng Trần Côn đã lấy cảm hứng từ những cuộc nội chiến phong kiến, trƣớc nỗi khổ đau mất mát của con ngƣời, nhất là những

ngƣời vợ lính trong chiến tranh viết “Chinh phụ ngâm”.

Theo em đoạn trích này nằm trong phần nào của tác phẩm? Đoạn trích này tiêu biểu nhất cho nội dung gì của tác phẩm?

HS Đoạn trích nằm ở phần giữa tác phẩm. Đoạn trích đƣợc trích từ câu 193 đến 216, đoạn trích tiêu biểu nhất về diễn tả tâm trạng cô đơn, buồn khổ của ngƣời chinh phụ trong thời gian dài ngƣời chồng đi đánh trận, không rõ ngày về. GV làm rõ thêm về vị trí đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Toàn bộ tác phẩm “Chinh phụ ngâm” là một lời độc thoại nội tâm của một ngƣời vợ có chồng ra trận theo lệnh truyền của nhà vua. Mở đầu tác phẩm là khung cảnh đất nƣớc chiến tranh, chồng của ngƣời chinh phụ ra trận giúp nƣớc phò vua. Chàng hùng dũng ra đi trong chiếc áo bào màu đỏ và cƣỡi con ngựa sắc trắng nhƣ tuyết. Cuộc tiễn đƣa đầy lƣu luyến kết thúc, chinh phụ trở lại phòng khuê, tƣởng tƣợng ra cảnh sống của chồng nơi chiến địa, và đau khổ luôn khôn nguôi trong cuộc sống lẻ loi, cô đơn. Chồng ra đi, đã quá kì hạn không trở về, cũng không chút tin tức, nàng đành tính thời gian bằng chu kì đào

nở, sen tàn, nàng làm thay những công việc của chồng nhƣ nuôi già, dạy trẻ, lúc nào cũng nhƣ trông ngóng chồng về. Xuân qua rồi đông lại, ngày lại ngày, nàng quanh quẩn trƣớc hiên, sau rèm, vò võ dƣới đèn khuya, một mình đối diện với hoa, với nguyệt…Cuối cùng, chán chƣờng đến tuyệt vọng, nàng không còn muốn làm một việc gì nữa, “hương gượng đốt”, “gương gượng soi”, “sắt cầm

gượng gẩy” bởi vì “buồn rầu chẳng nói lên lời”, “mối sầu dằng dặc tựa miền

biển xa”, “nhớ chàng đau đáu”…nàng cảm thấy thân phận của mình không

bằng chim muông, cây cỏ và tha thiết đƣợc sống cùng chồng ở kiếp này. Kết thúc khúc ngâm, chinh phụ hình dung cái ngày chồng nàng chiến thắng trở về giữa bóng cờ và tiếng hát khải hoàn…

Toàn bộ nội dung tác phẩm “Chinh phụ ngâm” là nhƣ vậy. Đoạn trích trong SGK là đoạn nói về chuỗi ngày tháng sống mỏi mòn trong khắc khoải chờ mong của ngƣời chinh phụ.

b, Bố cục

Theo em đoạn trích này có thể chia làm mấy phân đoạn? Nội dung của từng phân đoạn?

HS Chia làm hai phân đoạn

- Phân đoạn 1(16 câu đầu): Nỗi cô đơn, lẻ loi của ngƣời chinh phụ. - Phân đoạn 2(8 câu cuối): Nỗi nhớ thƣơng ngƣời chồng ở phƣơng xa. c. Thể loại

Đoạn trích được sáng tác theo thể loại nào?

HS: Chinh phụ ngâm do Đặng Trần Côn sáng tác, nguyên văn bằng

chữ Hán, theo thể trƣờng đoản cú (câu ngắn, câu dài xen nhau), ra đời vào thế kỉ XVIII.

Tác phẩm Chinh phụ ngâm được dịch sang thể thơ nào?

HS thể thơ song thất lục bát

HS Ngâm khúc là một thể loại thơ trữ tình dài hơi thuần túy của Việt Nam. Thể thơ song thất lục bát là thể thơ 2 câu 7 1 câu 6, 1 câu 8.

GV Thể loại ngâm khúc thƣờng diễn tả tâm trạng nhân vật trữ tình buồn phiền, đau xót, triền miên, day dứt.

Thể thơ song thất lục bát, với những đặc trƣng của nó, rất thích hợp với việc diễn tả nội tâm đau buồn, âm điệu oán trách, than vãn, sầu muộn. Ngâm khúc ra đời và phát triển mạnh trong giai đoạn từ giữa thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX. Sự xuất hiện của ngâm khúc là do yêu cầu khách quan của thời đại văn học hƣớng về con ngƣời cá nhân và khát vọng về cuộc sống trần thế, về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.

d. Nhan đề:

GV nhan đề của đoạn trích có ý nghĩa gì?

HS: Tâm tình ngƣời chinh phụ tiêu biểu cho nỗi nhớ mong chồng, khát khao cuộc sống gia đình bình dị và ƣớc mong về một ngày đoàn tụ vợ chồng. e. Hƣớng dẫn đọc

GV nêu yêu cầu đọc: đọc to, rõ ràng với âm điệu buồn thƣơng, nhung nhớ. GV đọc mẫu một phần, sau đó gọi HS đọc tiếp các phần sau và nhận xét cách đọc của HS.

II. Phân tích

Phân đoạn 1 (từ câu 1 đến câu 16) Nỗi cô đơn của người chinh ời

Nàng đang ở trong tình cảnh như thế nào?

HS Ngƣời chinh phụ ở đây thuộc giai cấp quý tộc trong xã hội phong kiến, nàng không phải chịu khổ vì thiếu thốn vật chất, mà khổ về tinh thần, vì phải sống trong cảnh đơn chiếc chồng ra trận, nàng ở nhà một mình, ở đâu và lúc nào cũng chỉ có một mình, trong phòng, ngoài hiên, ban ngày, ban đêm đều lẻ loi, cô đơn…

Em hãy chỉ ra những hành động, động tác của người chinh phụ? Những động tác ấy có gì đặc biệt?

HS Ngồi rèm thƣa, rủ thác đòi phen, thầm gieo từng bƣớc. Những từ ngữ này diễn tả những hành động lặp đi lặp lại của ngƣời chinh phụ. Quên tất thảy.

GV Nhân vật chủ thể trữ tình - ngƣời chinh phụ xuất hiện nhƣ có nhƣ không, vừa tỉnh thức trong từng bƣớc đi, từng động tác buông thả tấm rèm nhƣng liền đó lại Quên tất thảy.

“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen…”

Giải thích: Rủ: buông xuống. Thác: cuốn lên. Rủ thác đòi phen: buông xuống cuốn lên nhiều lần.

Hình ảnh hoa đèn, ngọn đèn gợi cho em liên tưởng đến hình ảnh nào trong ca dao ?

HS: Câu ca dao: Đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt Khăn thương nhớ ai khăn vắt trên vai

Em hãy tìm những dấu hiệu cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ

HS: thƣớc chẳng báo tin, gà eo óc gáy, hòe phất phơ rủ, hƣơng gƣợng đốt, gƣơng gƣợng soi, sắt cầm gƣợng gảy, dây uyên kinh đứt....

Trong đoạn trích này tác giả có sử dụng các hình ảnh ước lệ tượng trưng, vậy em hiểu ước lệ là gì, tượng trưng là gì, hình ảnh ước lệ tượng trưng là gì?

HS: Ƣớc lệ là biện pháp diễn đạt có tính chất qui ƣớc Tƣợng trƣng là biện pháp diễn đạt cái trừu tƣợng

Hình ảnh ƣớc lệ tƣợng trƣng là sự sáng tạo nghệ thuật có giá trị thẩm mĩ.

GV “Ước lệ là quy ước biểu trưng trong biểu tượng nghệ thuật (nghĩa

là hình ảnh, hình tượng này biểu trưng cho hình ảnh, hình tượng gì trong tác phẩm. Ví dụ hình ảnh “hoa đèn” hoa đèn với bóng người biểu trưng người chinh phụ ngồi một mình vò võ trong khuê phòng buồn bã, cô đơn.

Tượng trưng là dùng sự vật cụ thể có hình thức hoặc tính chất thích hợp để gợi ra sự liên tưởng đến một cái trừu tượng nào đó.

Ở đoạn trích, hình ảnh “gió đông”, tức gió thổi từ phƣơng đông lại chỉ gió xuân, tƣợng trƣng cho tin vui, hạnh phúc đến (vì mùa xuân ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc). Hình ảnh “non Yên” là hình ảnh tƣợng trƣng cho nơi xa xôi ngoài biên ải. Ngƣời chinh phụ gửi cả nghìn vàng đến nơi ấy mà vẫn chẳng đến vì vậy nỗi buồn nặng trĩu, nỗi thất vọng tràn ngập.

Qua những động tác của người chinh phụ và những hình ảnh ước lệ tượng trưng, những dấu hiệu trên em hình dung ra tâm trạng người chinh phụ như thế nào?

HS : tâm trạng ngƣời chinh phụ cô đơn, buồn bã.

GV Tâm trạng nổi bật trong đoạn trích gồm 36 câu thơ trong tổng số 408 câu của toàn tác phẩm là sự thể hiện nỗi đơn côi, trống vắng của ngƣời chinh phụ. Trƣớc hết đó là sự ý thức về con ngƣời cá nhân chiếu ứng trong các quan hệ với cảnh vật và con ngƣời, đặt trong tƣơng quan với thời gian và không gian. Trong khổ thơ mở đầu (từ câu 1 - 16) có hai hình ảnh quan trọng đƣợc tô đậm, nhấn mạnh trở đi trở lại là tấm rèm và hoa đèn. Ngƣời chinh phụ "ngồi

rèm thưa" mà trông ra ngoài ngóng đợi tin chồng nhƣng chẳng thấy đâu. Cuộc

sống nơi "trong rèm" chính là sự bó buộc, trói buộc trong một không gian chật hẹp, tù đọng. Khắc họa của sự băn khoăn, day dứt, khắc khoải, mỏi mệt trong nỗi chờ mong và những tháng ngày lo lắng cứ mãi kéo dài không có điểm dừng của ngƣời phụ nữ cô đơn nơi phòng khuê.

Vậy tác giả diễn tả tâm trạng cô đơn của người chinh phụ thông qua biện pháp nghệ thuật gì?

HS: điệp từ, điệp ngữ, câu hỏi tu từ.

Em hãy chỉ ra những điệp từ, điệp ngữ , câu hỏi tu từ và cho biết ý nghĩa của nó?

HS: Đèn biết chăng – Đèn có biết, rèn, đèn, gƣợng, trong rèm dƣờng đã có đèn biết chăng?... Diễn tả tâm trạng của ngƣời chinh phụ

GV “Đèn biết chăng – Đèn có biết” là điệp ngữ bắc cầu kết hợp với sử dụng câu hỏi tu từ diễn tả nỗi buồn triền miên, chứng minh đèn đƣợc nhân hóa để giải bày nỗi lòng nhớ chồng.

Sự chờ đợi dài dằng dặc được diễn tả bằng biện pháp nghệ thuật nào? Nhận xét tác dụng của chúng?

HS sử dụng từ láy: đằng đẵng, dằng dặc. Diễn tả nỗi nhớ triền miên. GV kết luận: So sánh cụ thể hóa nỗi sầu nhớ dằng dặc theo thời gian,vô tận theo không gian và diễn tả âm điệu trầm buồn.

Trong hai câu thơ này ta thấy có 2 cặp từ láy “đằng đẵng - dằng dặc”

nếu nhƣ so với trong nguyên tác là không có. Nhƣng việc cho thêm 2 cặp từ này trong bản diễn Nôm của mình ta thấy Đoàn Thị Điểm không chỉ dịch sát nghĩa mà còn thể hiện sự sáng tạo của mình làm ngƣời đọc cảm nhận đƣợc mối sầu cứ bám riết đeo đẳng trong tâm hồn ngƣời chinh phụ không biết bao giờ dứt. Bằng cách sử dụng các từ ngữ biểu cảm có chọn lọc, hình ảnh ƣớc lệ, tác giả đã diễn tả tình cảnh lẻ loi, cô đơn và nỗi buồn thƣơng da diết của ngƣời

Một phần của tài liệu những biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 66 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)