Thực trạng dạy học đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của ngƣời chinh

Một phần của tài liệu những biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 37 - 46)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Thực trạng dạy học đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của ngƣời chinh

phụ” trong nhà trƣờng phổ thông hiện nay

1.2.3.1. Khảo sát tình hình dạy và học đoạn trích * Mục đích khảo sát.

Tìm hiểu thực tế dạy học ở một số trƣờng THPT Thái Nguyên nhằm phát hiện những thuận lợi và khó khăn, những ƣu điểm và hạn chế của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học đoạn trích nói trên.

- Phiếu khảo sát giáo viên với việc dạy Chinh phụ ngâm

+ Phiếu số 1. Thầy cô có hứng thú hay không hứng thú khi dạy đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” ở lớp 10 THPT?

+ Phiếu số 2. Khi dạy học đoạn trích trích “Tình cảnh lẻ loi của người

chinh phụ” thầy cô gặp những thuận lợi và khó khăn gì?

+ Phiếu số 3. Thầy cô có kinh nghiệm gì khi giảng dạy đoạn trích “Tình

cảnh lẻ loi của người chinh phụ” ?

- Phiếu khảo sát học sinh với việc học đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của

người chinh phụ” ở lớp 10 THPT.

+ Phiếu số 1. Khi học đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”, em có hứng thú hay không hứng thú, tại sao?

+ Phiếu số 2. Khi học đoạn trích trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”, em gặp những khó khăn, vƣớng mắc gì?

+ Phiếu số 3. Học đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”, em cảm và nhận đƣợc gì về tình cảm, tâm trạng của ngƣời chinh phụ?

* Phương pháp khảo sát

- Lập phiếu điều tra các nội dung khảo sát, trong đó có các câu hỏi.

- Tổng hợp các số liệu khảo sát, kết quả khảo sát bằng bảng thống kê đƣợc tính theo tỉ lệ %.

* Địa bàn và thời gian khảo sát

- Địa bàn khảo sát là một số trƣờng THPT tại thành phố Thái Nguyên và một số huyện khác.

- Thời gian khảo sát. Tháng 12/2013 và tháng 1/2014.

1.2.3.2. Một số kết quả khảo sát

Thuận lợi và khó khăn của giáo viên khi dạy bài “Tình cảnh lẻ loi của

Nội dung Kết quả Số lƣợng Tỷ lệ

Thuận lợi

Tài liệu hƣớng dẫn, tài liệu tham khảo về đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

6/6 100%

Áp dụng nhiều phƣơng tiện, kĩ thuật dạy học

3/6 50%

Giáo viên có vốn kiến thức về thể loại ngâm khúc

4/6 66,66%

Có ý thức nghiên cứu về phƣơng pháp dạy học tích cực

4/6 66,66%

Học sinh thích học đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

1/6 16,66%

Khó khăn

Thời lƣợng tiết học ngắn 6/6 100%

Chƣa biết cách sử dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực

4/6 66,66%

Học sinh thiếu hụt nhiều kiến thức về văn học trung đại và thể loại ngâm khúc

3/6 50%

Học sinh chƣa nắm đƣợc kiến thức về ƣớc lệ, tƣợng trƣng, nghĩa của các từ Hán Việt

5/6 83,33%

Học sinh chƣa đọc toàn bộ tác phẩm 6/6 100%

Dạy học đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”, giáo viên gặp thuận lợi và khó khăn sau đây:

Về thuận lợi, đã có nhiều bài viết, bài tham khảo về tác phẩm Chinh phụ

ngâm cũng nhƣ đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ. Giáo viên

cũng luôn chú ý đến chất lƣợng chuyên môn theo tinh thần đổi mới, và sử dụng các phƣơng pháp, biện pháp dạy học tích cực. Các phƣơng tiện dạy học hiên

Về khó khăn, phần lớn giáo viên đã đầu tƣ thời gian cho giờ dạy theo hƣớng dạy học tích cực và cũng thu đƣợc kết quả nhất định. Tuy vậy, do thời lƣợng dạy trên lớp có hạn mà lƣợng kiến thức truyền đạt về bài học lại nhiều nên các giáo viên chƣa tìm ra phƣơng pháp khắc phục giúp học sinh tiếp thu bài trên lớp có hiệu quả. Các phƣơng pháp dạy học tích cực hiện nay có rất nhiều nhƣng để áp dụng các phƣơng pháp ấy nhƣ thế nào cho hiệu quả khi dạy học đọan trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ thì không phải giáo viên nào cũng làm đƣợc. Bên cạnh đó, tác phẩm ra đời trong điều kiện hoàn cảnh xã hội khác xa so với điều kiện xã hội hiện nay, chính vì vậy việc nhận thức của học sinh gặp nhiều khó khăn. Các em không hiểu đƣợc hết nghĩa của các từ Hán Việt sử dụng trong đoạn trích. Các em cũng không hiểu đƣợc thế nào là ƣớc lệ, tƣợng trƣng. Khó khăn lớn cho giáo viên là, hầu hết học sinh chƣa đọc toàn bộ tác phẩm Chinh phụ ngâm. Chính vì vậy mà các em không thể nắm đƣợc sơ bộ về nội dung tác phẩm.

- Khảo sát giáo án và cách thức triển khai giờ dạy (xem nội dung giáo án khảo sát ở phần phụ lục 3).

Có thể nhận thấy, việc soạn giáo án của giáo viên đã đƣợc đầu tƣ, thầy cô đã ý thức đƣợc giáo án tốt sẽ là yêú tố góp phần tạo nên học hiệu quả bài học tác phẩm văn chƣơng. Bên cạnh đó, vẫn còn có một số ít giáo viên chƣa đầu tƣ công sức thoả đáng cho việc soạn giảng và tập hợp tài liệu tham khảo. Một số giáo viên tâm huyết với nghề mong muốn làm phong phú, sinh động thêm bài giảng của minh bằng cách tìm tòi sáng tạo trong soạn giảng, tìm kiếm các đồ dùng dạy học nhằm giúp học sinh tiếp thu tốt bài học.

Việc soạn giáo án của một số giáo viên chƣa thực sự sáng tạo, còn phụ thuộc quá nhiều vào sách giáo viên và những thiết kế bài giảng. Qua việc khảo sát giáo án, chúng tôi thấy hệ thống câu hỏi gợi mở chƣa phát huy đƣợc tính tích cực chủ động của học sinh. Để giúp học sinh trả lời các câu hỏi trong phần cuối bài sách giáo khoa để giờ lên lớp học có hiệu quả giáo viên cần hƣớng dẫn

các em hiểu nội dung yêu cầu câu hỏi trƣớc khi trả lời, cần phải có ý thức tôn trọng thực tế trình độ nhận thức của các em để đƣa ra những câu hỏi phù hợp. Cũng qua việc khảo sát giáo án, chúng tôi thấy các giáo viên chƣa chú trọng tới phần luyện tập của học sinh mà chỉ yêu cầu học sinh về nhà soạn bài theo câu hỏi ở sách giáo khoa, bởi vậy học sinh chƣa có thói quen tự làm bài tập về bài học tác phẩm văn chƣơng. Giáo viên còn quá chú trọng việc phân tích nội dung đoạn trích mà chƣa chú ý tới hình thức nghệ thuật thể hiện nội dung, do đó bài giảng chƣa đi từ rung cảm thẩm mỹ đến hiểu sâu sắc nội dung tƣ tƣởng của tác phẩm

- Khảo sát việc giáo viên sử dụng các hình thức, phƣơng pháp dạy học ở đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”. Kết quả thu đƣợc:

Các phƣơng pháp dạy học Kết quả Số lƣợng Ti lệ % Phân tích, bình giảng 2/6 33,33%

Thông báo, giải thích 4/6 66,66%

Tự học 1/6 16,66%

Giáo viên thuyết trình 5/6 83,33%

Sử dụng câu hỏi nêu vấn đề 1/6 16,66%

Sử dụng hệ thống các câu hỏi gợi mở 3/6 50%

Chia nhóm, thảo luận 2/6 33,33%

Kết hợp linh hoạt các phƣơng pháp trên 1/6 16,66%

Qua việc khảo sát các phƣơng pháp dạy học, chúng tôi nhận thấy phần lớn giáo viên vẫn sử dụng phƣơng pháp dạy học truyền thống, chủ yếu vẫn là giáo viên thuyết trình, truyền thụ kiến thức một chiều, giáo viên giảng giải và đọc cho học sinh chép, việc sử dụng các biện pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh nhƣ thảo luận, giải quyết vấn đề … còn hạn chế, đặc biệt là

giáo viên chƣa biết cách kết hợp linh hoạt các phƣơng pháp dạy học trong giờ giảng. Do đó, giờ học vẫn chƣa phát huy đƣợc tính tích cực của học sinh.

Cùng với khảo sát giáo án, chúng tôi còn tìm hiểu việc đầu tƣ thời gian cho việc nghiên cứu, chuẩn bị bài giảng và hƣớng dẫn học sinh tự học của giáo viên.

Nội dung Kết quả

Số lƣợng Tỷ lệ

Đọc tác phẩm 5/6 83,33%

Tự tóm tắt tác phẩm 1/6 16,66%

Tóm tắt tác phẩm cho học sinh 0 0

Cung cấp tƣ liệu cho học sinh 1/6 16,66% Dành nhiều thời gian để nghiên cứu 2/6 33,33% Không có thời gian để nghiên cứu 2/6 33,33% Nhìn chung, giáo viên đã có ý thức đọc tác phẩm nhƣng chƣa chú trọng đến việc tóm tắt tác phẩm và tóm tắt tác phẩm cho học sinh. Việc tóm tắt tác phẩm để giáo viên và học sinh nắm đƣợc tác phẩm là rất quan trọng. Có nắm rõ đƣợc nội dung tác phẩm thì việc dạy và học đoạn trích mới mong đạt hiệu quả cao. Thời gian ở trên lớp là rất ít, vì vậy giáo viên cần cung cấp tƣ liệu cho học sinh để các em tự học, có nhƣ vậy khi lên lớp các em mới tiếp thu bài một cách chủ động. Trong thực tế, các giáo viên chƣa thực sự chú ý cung cấp những tƣ liệu có liên quan đến tác phẩm cho học sinh. Các giáo viên cũng chƣa thực sự dành nhiều thời gian để nghiên cứu tác phẩm cũng nhƣ nghiên cứu đoạn trích trƣớc giờ dạy.

Giáo viên hƣớng dẫn, giao việc cho học sinh chuẩn bị bài

Nội dung Kết quả

Số lƣợng Tỷ lệ

Hƣớng dẫn chuẩn bị bài theo câu hỏi cuối sách giáo khoa

6/6 100% Đƣa hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài do

giáo viên thiết kế cho học sinh

0 0

Đƣa câu hỏi thảo luận về bài học do giáo viên thiết kế cho từng nhóm

0 0

Bảng tổng hợp trên cho thấy hầu hết giáo viên chƣa thực sự quan tâm đến công đọan giao việc chuẩn bị bài cho học sinh. Việc thiết kế giáo án soạn giảng đƣợc giáo viên chú trọng dành nhiều thời gian hơn, vì thế ý thức giao việc chuẩn bị bài cho học sinh chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Thao tác chuẩn bị bài mới dừng lại ở việc thông báo đến học sinh tên bài học tiếp theo chứ chƣa có những hình thức hƣớng dẫn bài, giao việc chuẩn bị bài cho học sinh theo kế hoạch cụ thể.

Do bài giảng còn thiên về truyền tải kiến thức, thiếu sự chú trọng đến hoạt động của học sinh, vì vậy phần nhiều giáo viên vẫn thuyết trình trên lớp để học sinh ghi chép. Các hình thức, phƣơng pháp triển khai một giờ học chƣa đa dạng.

* Về thực trạng học của học sinh

- Khảo sát hình thức học của học sinh

Khảo sát hình thức học nào đƣợc học sinh sử dụng trong quá trình học tập đã thu đƣợc kết quả sau:

S Stt Hình thức học Kết quả Số lƣợng Tỉ lệ 1 1

Học đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người

chinh phụ trong vở ghi

38/45 84,44%

2 2

Đọc đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người

chinh phụ trong SGK

5/45 11, 11%

3 3

Đọc trong SGK, tài liệu tham khảo về đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

21/45 46,66%

4 4

Lập sổ tay kiến thức về điển tích, điển cố và từ Hán Việt

1/45 2,22%

5 5

Tìm đọc các bài viết về đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

2/45 4,44%

6 6

Đọc trƣớc đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của

người chinh phụ ở nhà

13/45 28,88%

7 7

Học tập theo nhóm, theo cặp khi học đoạn trích

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

5/45 11, 11%

Bảng tổng hợp trên cho ta thấy hình thức học tập của học sinh rất đa dạng, mỗi học sinh lựa chọn cho mình cách học riêng. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là hình thức học của học sinh mang tính hình thức, việc học tập chỉ dừng lại ở việc học thuộc các kiến thức có trong vở ghi (84,44 %). Thiếu sự bố sung kiến thức cũng nhƣ dành thời gian cho việc khắc sâu kiến thức bài học. Thậm chí, việc học còn thể hiện sự tồn tại của kiểu học đối phó ( 66,66%.).

Qua việc khảo sát cách thức chuẩn bị bài của học sinh, chúng tôi nhận thấy hầu hết các học sinh hiện nay chƣa thực sự đầu tƣ thời gian chuẩn bị bài. Đa số các em dựa vào các tài liệu tham khảo, và chép bài chuẩn bị của bạn để đối phó. Các em chƣa thực sự tích cực học hỏi, tìm tòi kiến thức ngoài sách giáo khoa và tài liệu khác để soạn bài. Do đó khả năng tiếp nhận nội dung kiến thức về đoạn trích còn hạn chế.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chƣơng này, chúng tôi đã trình bày những vấn đề lí luận về phƣơng pháp dạy học tích cực và thể loại ngâm khúc, sau đó tiến hành khảo sát thực tế hoạt động dạy và học đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh

phụ” ở trƣờng THPT để thấy những thuận lợi, khó khăn của cả thầy và trò.

Những vấn đề lý luận và thực tế đã trình bày sẽ giúp tác giả luận văn có căn cứ khoa học để đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học đoạn trích

“Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” ở chƣơng 2.

Chƣơng 2

NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ

Nội dung chính của chƣơng này là đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lƣợng dạy học đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ theo quan điểm đổi mới phƣơng pháp dạy học. Dƣới đây chúng tôi trình bày phƣơng hƣớng và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học đoạn trích “Tình

cảnh lẻ loi của người chinh phụ” ở lớp 10 THPT.

Một phần của tài liệu những biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)