8. Cấu trúc luận văn
2.3. Giáo viên vận dụng linh hoạt một số phƣơng pháp dạy học tích cực
phù hợp với đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
Có thể nói, đổi mới phƣơng pháp dạy học không phải là thay đổi hoàn toàn từ cách dạy học này bằng cách khác mà là cần phải phối, kết hợp linh hoạt
các PPHD truyền thống với các PPDH hiện đại sao cho đạt hiệu quả nong muốn. Tự thân từng phƣơng pháp giảng dạy sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu nó không đƣợc vận dụng một cách đúng lúc, đúng nơi và đúng mức. Đổi mới phƣơng pháp dạy phải gắn liền với đổi mới cách học của học sinh, nếu giáo viên đơn phƣơng đổi mới mà không để ý học sinh học nhƣ thế nào thì đổi mới sẽ không thành công. Chúng ta đang hƣớng tới các PPDH tích cực, nghĩa là vận dụng những PPDH theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Dạy học tích cực là sự kết hợp linh hoạt nhiều PPDH phù hợp với nội dung, trình độ nhận thức của học sinh và điều kiện thực tế để đạt đƣợc mục tiêu bài học. Mỗi phƣơng pháp đều có những ƣu điểm và hạn chế của nó, không có PPDH nào là tối ƣu cả. Dạy học tích cực đòi hỏi cần có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và tăng cƣờng liên hệ với thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên, việc vận dụng các PPDH đạt hiệu quả cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào tài năng sƣ phạm và khả năng sáng tạo của giáo viên.
Trong dạy học đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
ngƣời giáo viên có thể sử dụng các phƣơng pháp thông báo (diễn giảng), gợi mở (hệ thống các câu hỏi gợi mở), phƣơng pháp giải quyết vấn đề, biện pháp phân tích, giảng bình và phƣơng pháp thảo luận nhóm…
Giáo viên dùng phƣơng pháp thông báo ngay ở phần giới thiệu bài mới. Ví dụ: Những năm bốn mươi của thế kỉ XVIII chế độ phong kiến của nước ta bước vào thời kì khủng hoảng nặng nề, khắp nơi nhân dân vùng lên khởi nghĩa. Để đàn áp các phong trào đấu tranh của quần chúng, chúa Trịnh lúc bấy giờ đã tiến hành nhiều cuộc chiêu mộ binh lính đi dẹp loạn. Khắp nơi trên đất nước ta là cảnh chiến tranh, chết chóc, li tán. Là người chứng kiến tận mắt những đau khổ, li tán của buổi loạn li hơn ai hết, Đặng Trần Côn thấu hiểu nỗi thống khổ mà nhân dân ta đang phải gánh chịu. Lấy đề tài nỗi cô đơn của người chinh phụ nhớ chồng, ông đã viết tác phẩm Chinh phụ ngâm, tạo tiếng vang trên văn đàn văn học trung đại. Văn bản chữ Hán của ông đã được dịch giả
Đoàn Thị Điểm diễn Nôm. Để hiểu hơn về cảnh ngộ của người phụ nữ khuê các nơi thư phòng có chồng ra trận thời bấy giờ, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
Nhƣ vậy, thông qua lời dẫn, lời kể của GV, học sinh sẽ nắm đƣợc một cách sơ bộ, khái quát nhất về nội dung bài học, đó là nỗi cô đơn của ngƣời chinh phụ khi có chồng ra trận. Giáo viên có thể sử dụng lời dẫn, lời kể sáng tạo, nhằm thu hút sự chú ý của học sinh, thiết lập một dòng liên tƣởng cảm xúc và dự cảm khái quát về nội dung đoạn trích cho học sinh Khi hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn trích, phƣơng pháp đƣợc sử dụng thƣờng xuyên là phƣơng pháp gợi mở (hay còn gọi là đàm thoại, vấn đáp). Sử dụng những câu hỏi gợi mở, nhƣ: Em nói những hiểu biết của mình về tác giả, dịch giả “ Chinh phụ ngâm” Câu hỏi này yêu cầu học sinh phải tìm những thông tin, tƣ liệu ngoài sách giáo khoa về tác giả, dịch giả và tác phẩm. Muốn vậy giáo viện phải thực hiện tốt việc hƣớng dẫn tự học trƣớc giờ lên lớp của học sinh nhƣ phần hƣớng dẫn tự học ở trên đã nói.
Trong khi dạy học đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
việc xây dựng hệ thống câu hỏi có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần quyết định kết quả dạy và học của thầy và trò. Xây dựng hệ thống câu hỏi là biện pháp đƣợc sử dụng phổ biến và có ảnh hƣởng nhất trong dạy học tác phẩm văn chƣơng ở phổ thông. Hệ thống câu hỏi là phƣơng tiện cần thiết để giúp học sinh tìm hiểu tác phẩm một cách đúng hƣớng giá trị của tác phẩm văn học. Hệ thống câu hỏi giúp học sinh hình thành và rèn luyện đƣợc một phƣơng pháp tự tìm hiểu, phân tích tác phẩm văn học. Câu hỏi trong phân tích tác phẩm thƣờng đƣợc đặt ra trên cơ sở gắn với tình tiết, sự kiện, hình ảnh, ngôn ngữ, ý nghĩa…của tác phẩm. Qua hệ thống câu hỏi, giáo viên hƣớng dẫn học sinh phân tích chiếm lĩnh tác phẩm. Từ việc trả lời câu hỏi mà các kỹ năng phân tích tác phẩm, kỹ năng nói - giao tiếp của học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển.
Cụ thể trong đoạn trích này giáo viên có thể xây dựng một hệ thống câu hỏi gợi mở, nhƣ: câu hỏi liên tƣởng, tƣởng tƣợng: Hình dung hình ảnh người
chinh phụ qua những nét ngoại hình và nội tâm như thế nào? Hình ảnh đèn
trong đoạn trích có gợi cho em liên tưởng đến hình ảnh đèn trong câu ca dao nào?(Đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt/ Khăn thương nhớ ai khăn vắt trên
vai); Câu hỏi tái hiện: Liệt kê những hình ảnh, chi tiết nói lên tâm trạng của
người chinh phụ?; Câu hỏi phát hiện: Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ
thuật nào để diễn tả tâm trạng của người chinh phụ?... Tạo dựng tình huống có
vấn đề từ những trở ngại khó khăn trong hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn chƣơng của học sinh. Ví dụ: đối với câu thơ cuối đoạn trích : “Cảnh buồn người
thiết tha lòng…”, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Câu thơ này có phải biểu hiện sự
tương tác giữa cảnh vật với tâm tình của người chinh phụ hay không?.
Với cách làm nhƣ trên, học sinh sẽ là ngƣời chủ động lĩnh hội kiến thức, dƣới sự dẫn dắt của giáo viên, để tự tìm ra những hình ảnh, từ ngữ, biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong việc diễn tả tâm trạng cô đơn, buồn bã của ngƣời chinh phụ. Qua đó học sinh có thể hình dung, tƣởng tƣợng ra đƣợc cuộc sống tinh thần của ngƣời phụ nữ khuê các khi có chồng ra trận.
Trên thực tế cho thấy việc xây dựng hệ thống câu hỏi cho học sinh học đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” chƣa thực sự đƣợc chú ý. Để thiết kế câu hỏi, giáo viên vừa phải nắm vững văn bản tác phẩm, vừa hiểu kỹ lƣỡng từng chi tiết, tức là phải đọc, nghiền ngẫm về tác phẩm và tham khảo những giáo án, những bài phê bình, nghiên cứu về tác phẩm và đoạn trích một cách linh hoạt, sáng tạo.
Cũng có thể sử dụng câu hỏi nếu vấn đề theo tình huống giả định: Nếu biết rằng, người chinh phu ra chiến trận chỉ đem lại sự khổ đau, buổi tủi, cô đơn cho mình trong thời gian chờ đợi, thì người chinh phụ có sẵn sàng tự nguyện tiễn chồng ra trận không?
Việc đưa ra hệ thống câu hỏi giư vai trò quan trọng. học sinh có phát huy được tính sáng tạo hay không chính là dựa vào phần lớn câu hỏi gợi mở của giá viên.
Nhƣ vậy khi hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn trích, GV có thể kết hợp sử dụng các PPDH để phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.
Giáo viên cũng có thể sử dụng phƣơng pháp thảo luận nhóm kết hợp với phân tích bình giảng và câu hỏi gợi mở, câu hỏi nêu vấn đề… Những nội dung đƣa ra thảo luận nhóm thƣờng là những tình huống có vấn đề. Ngoài ra, GV có thể trích đọchọc sinh đọc một số đoạn trong các bài viết có liên quan
đến Chinh phụ ngâm và đoạn trích để các em tham khảo. Với hình thức tổ chức
nhóm này, giáo viên đã tích hợp đƣợc việc chuẩn bị bài ở nhà với hoạt động dạy học trên lớp.
Nhƣ vậy, việc sử dụng linh hoạt các phƣơng pháp trong giờ lên lớp là một trong những biện pháp quan trọng để phát huy tính tích cực học tập của học sinh.