Vài nét về giá trị nội dung và nghệ thuật của “Chinh phụ ngâm”

Một phần của tài liệu những biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 31 - 37)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Vài nét về giá trị nội dung và nghệ thuật của “Chinh phụ ngâm”

1.2.2.1. Bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

Chinh phụ ngâm là tác phẩm ra đời trong bối cảnh đặc biệt của lịch sử xã

hội cũng nhƣ lịch sử văn học Việt Nam. Trƣớc đó đã diễn ra cảnh “Thiên vô

nhị nhật, quốc vô nhị quân” Chúa Trịnh cát cứ ở Đàng ngoài và chúa Nguyễn

lập nghiệp ở Đàng trong, vua Lê khi ấy đã trở thành tƣợng gỗ, những cuộc nội chiến hao ngƣời tốn của triền miên kéo dài. Bƣớc sang thế kỉ XVIII – “Thế kỉ

nông dân khởi nghĩa” tình hình này càng trở nên phức tạp và căng thẳng hơn.

Tuy nhiên, cũng trong thời gian này, kinh tế đô thị đã dần hình thành và phát triển, tạo nên những mảng màu tƣơi tắn hơn trong lòng xã hội phong kiến, làm tiền đề cho sự manh nha những tƣ tƣởng và cảm xúc mới trong văn học.

Chinh phụ ngâm đƣợc sáng tác vào khoảng những năm 40 của thế kỉ

XVIII và ngay lập tức đƣợc đánh giá rất cao, thậm chí tạo ra “cơn sốt” diễn âm kéo dài ít nhất là đến đầu thế kỉ XIX. Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến

chương loại chí viết: “Sách Chinh phụ ngâm là bởi Hương Cống Đặng Trần

Côn soạn, nhân đầu đời Cảnh Hưng, việc binh nổi dậy khiến người ta đi đánh

phải lìa nhà, ông cảm thời thế mà làm ra”. Đầu đời Cảnh Hƣng tức là năm

1741, vua Lê Hiển Tông lên ngôi, Trịnh Giang bị truất, Trịnh Doanh lên thay, mối đe dọa cụ thể và trực tiếp đến đời sống mỗi cá nhân là những cuộc khởi nghĩa nông dân nổi lên ở khắp nơi. Chinh phụ ngâm đã biểu đạt đƣợc không khí của cả thời đại đầy biến động ấy. Gắn bó từ thuở ấu thơ và rồi tiếp tục những tháng năm của tuổi hoa niên đèn sách, những năm cuối đời ở chức Ngự sử đài chiếu khám, thậm chí kể cả lúc đƣợc bổ đi làm tri huyện ở Thanh Oai cách kinh thành không xa, Đặng Trần Côn luôn cảm nhận đƣợc rất rõ tình thế nguy nan “tứ diện thụ địch” lúc này ở Thăng Long. Đây chính là hoàn cảnh thích hợp nhất cho việc thể hiện trong văn chƣơng lòng yêu tha thiết đối với mảnh đất lịch sử oai hùng và thân thuộc, nỗi lo lắng đến sự an nguy của đất nƣớc, những chiêm nghiệm về thời thế…Và với mẫn cảm của ngƣời nghệ sĩ, Đặng Trần Côn đã cảm nhận đƣợc một hiện thực khác đằng sau khói lửa chiến

tranh, đó là nỗi lòng của ngƣời ở lại, những xúc cảm dồn nén của ngƣời thiếu phụ chốn phòng khuê khắc khoải chờ chồng cùng với những ƣớc mơ về tình yêu và hạnh phúc. Chạm đến miền xúc cảm ấy, khúc ngâm đã làm vang lên những âm hƣởng hoàn toàn khác so với văn chƣơng “tải đạo”, “ngôn chí” vốn đƣợc coi nhƣ đƣờng hƣớng duy nhất, ngự trị suốt gần mƣời thế kỉ văn học trung đại.

Chỉ với Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn đã xứng đáng đƣợc xem nhƣ ngƣời tiền trạm cho trào lƣu nhân đạo chủ nghĩa của văn học Việt Nam thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX.

1.2.2.2. Nguyên tác và bản dịch.

Từ trƣớc đến nay, nói đến Chinh phụ ngâm, ngƣời ta thƣờng chú ý nhiều hơn đến vấn đề bản dịch và dịch giả, còn nguyên tác chữ Hán của tác phẩm này ít đƣợc khai thác. Dƣới đây, chúng tôi xin trình bày đôi nét về nguyên tác và bản dịch của tác phẩm Chinh phụ ngâm.

Nguyên tác Chinh phụ ngâm bằng Hán văn, làm theo lối Cổ nhạc phủ

- Trường đoản cú – số câu chữ trong câu từ 3 đến mƣời mấy chữ, không nhất

định. Với bút pháp tƣợng trƣng, ƣớc lệ Đặng Trần Côn đã chắt lọc từ kho tàng văn thơ chữ Hán để có đƣợc những câu thơ phù hợp nhất với ý tứ của mình và dụng công sắp xếp thành kết cấu hoàn chỉnh, nhƣ một sáng tạo mới mẻ. Thể thơ trƣờng đoản cú đƣợc Đặng Trần Côn sử dụng giàu nhạc tính, tiết tấu biến hóa sinh động biến đổi theo tâm trạng nhân vật trữ tình trong toàn bộ khúc ngâm.

Khi đề cập đến dịch giả Chinh phụ ngâm, quyển Từ điển văn học (bộ mới, 2004), mục từ do Nguyễn Lộc viết: “Riêng bản dịch thành công nhất và được phổ biến rộng rãi xưa nay..., có người cho là của Đoàn Thị Điểm, có người cho là của Phan Huy Ích. Những tài liệu mới phát hiện gần đây có xu

Trong tập giảng văn Chinh phụ ngâm xuất bản ở Thanh Hóa năm, GS Đặng Thai Mai viết: “Sự thực, thì hai trăm năm sau khi tập Chinh phụ ngâm được viết bằng chữ Hán và phu diễn vào trong hình thức Việt văn của nó, người ta chỉ biết có một bài chinh phụ, người ta chỉ nhớ đến một khúc ngâm chinh phụ, ấy là Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm”.

Bản dịch Chinh phụ ngâm đƣợc cho là thành công nhất là của Đoàn Thị Điểm. Tƣơng truyền, Đoàn Thị Điểm dịch Chinh phụ ngâm vào thời gian Nguyễn Kiều đi sứ Trung Hoa. Thời gian này bà vừa chăm sóc 3 đứa con của chồng (đời vợ cả), vừa chăm mẹ già cùng 2 đứa cháu, con ngƣời anh của bà. Đặng Trần Côn do cảm thời thế mà sáng tác Chinh phụ ngâm bằng Hán văn và gửi cho bà xem. Trong thời gian chồng đi sứ, bà đọc say mê tác phẩm này vì

Chinh phụ ngâm nhƣ nói lên nỗi lòng của chính mình, ngƣời chinh phụ cô đơn

nhớ chồng. Bà dịch Chinh phụ ngâm khúc ra chữ Nôm theo lối trữ tình song thất lục bát, gây xúc động cho ngƣời đọc nên đƣợc phổ biến rộng rãi trong dân chúng. Sau hơn 3 năm xa cách, Nguyễn Kiều trở về,vợ chồng sum họp, bà trao cho chồng xem bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm nhƣ một món quà bày tỏ nỗi niềm mong nhớ, đợi chờ.

Hiện nay, Chinh phụ ngâm có 7 bản dịch và phỏng dịch bằng các thể thơ lục bát (3 bản), song thất lục bát (4 bản) là của các dịch giả Đoàn Thị Điểm, Phan Huy Ích, Bạch Liên Am Nguyễn và hai tác giả khuyết danh. Bản dịch thành công nhất và phổ biến nhất xƣa nay, theo thể song thất lục bát, có độ dài 412 câu (theo bản in chữ Nôm cũ hiện còn) hoặc 408 câu (một bản in khác lƣu tại Thƣ viện Paris) có ngƣời cho là của Đoàn Thị Điểm, có ngƣời cho là của Phan Huy Ích. Bản dịch Chinh phụ ngâm (của Đoàn Thị Điểm hay Phan Huy Ích) cho ta hấy dịch giả luôn biết phát huy những ƣu điểm vốn có của nguyên tác, và đã gạn lọc những thành tựu của các bản dịch trƣớc đó. Bản dịch Nôm song thất lục bát đã vƣơn tới một sự sáng tạo tài tình bằng ngôn ngữ dân tộc hiện đại, trong sáng, kết cấu thanh vận khéo léo, láy âm điệp chữ tinh tế, đem

đến cho ngƣời đọc âm hƣởng xao xuyến vừa đa dạng lại vừa quen thuộc trong cảm xúc.

1.2.2.3. Giá trị nội dung

Chinh phụ ngâm là tác phẩm trữ tình. Toàn bộ khúc ngâm là sự giãi bày

cảm xúc của ngƣời vợ có chồng đi lính xa nhà. Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai gọi tác phẩm này là “văn chương tự tình”.

Trƣớc đây có quan niệm cho rằng Chinh phụ ngâm do ra đời trong bối cảnh phong trào nông dân khởi nghĩa chống triều đình phong kiến đầu thế kỉ XVIII đang dâng lên mạnh mẽ, cả một dân tộc bị chấn thƣơng do nội chiến kéo dài hàng thế kỉ, nhân dân đau xót lầm than nên đã trở thành tiếng nói đề cập đến cuộc chiến tranh phi nghĩa, do nhà nƣớc phong kiến Lê – Trịnh phát động nhằm đàn áp nông dân khởi nghĩa hay nói cách khác giá trị nội dung của tác phẩm đƣợc nhìn nhận theo góc độ lên án chiến tranh phong kiến: “Chinh phụ ngâm ra đời trong bối cảnh phong trào nông dân khởi nghĩa chống triều đình phong kiến nửa đầu thế kỷ 18 đang dâng lên mạnh mẽ, đã trở thành tiếng nói đề cập đến cuộc chiến tranh phi nghĩa do nhà nước phong kiến Lê-Trịnh

phát động lúc bấy giờ nhằm đàn áp nông dân khởi nghĩa” [ 1, tr260-261]

Sau này giá trị nội dung của Chinh phụ ngâm đã nhìn nhận chiến tranh từ hai phía: từ phía ngƣời chinh phu, chiến tranh mang bộ mặt chết chóc, tàn phá; từ phía ngƣời chinh phụ ở nhà, chiến tranh là cô đơn, sầu muộn, từ đó khẳng định sự phi nghĩa của chiến tranh đối với cuộc sống giản dị của con ngƣời. Hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc của tuổi trẻ đƣợc tác giả đề cập đến không chỉ trên phƣơng diện tinh thần, mà ít nhiều mang màu sắc một sự khát khao mãnh liệt mong muốn đƣợc hƣởng trọn vẹn hạnh phúc của tuổi trẻ và tình yêu… Nguyễn Lộc viết: “Nhà thơ đã nhìn nhận và tố cáo chiến tranh từ hai phía: từ phía người chinh phu, chiến tranh mang bộ mặt chết chóc, tàn lụi; từ phía người chinh phụ ở nhà, chiến tranh là cô đơn, sầu muộn, từ đó khẳng định sự phi nghĩa của chiến tranh đối với cuộc sống bình thường giản dị của con

người. Hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc của tuổi trẻ được tác giả đề cập không chỉ trên phương diện tinh thần, mà ít nhiều mang màu sắc một sự khát khao

mãnh liệt được gần gụi, được ân áitrong sự đối lập với lý tưởng công danh của

chế độ phong kiến, thậm chí đối lập với cả những quan niệm thông thường về

"quả phúc" của nhà Phật, thể hiện một giá trị nhân đạo sâu sắc” [20, tr 260-

261]. Tuy vậy, tính chất của chiến tranh chƣa đƣợc tác giả ý thức rõ rệt, do đó, ở đoạn đầu khúc ngâm hình ảnh ngƣời chinh phu lúc ra đi còn mang tính lý tƣởng hóa, và cuối khúc ngâm, còn là hình ảnh, dù chỉ là trong tƣởng tƣợng với những sắc màu ảo tƣởng, về sự tái hồi trong vinh quang của ngƣời chồng. Nhƣng thực tế cuộc đời đã để chinh phụ nhận ra đƣợc cái thiêng liêng của đời sống, quan niệm về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi đƣợc xem nhƣ một quyền lợi tự nhiên đáng quý nhất của con ngƣời. Chinh phụ ngâm đã góp một tiếng nói trong việc khẳng định hạnh phúc đích thực của con ngƣời, chống lại hạnh phúc công danh.

1.2.2.4. Giá trị nghệ thuật

Về nghệ thuật, cả nguyên tác và bản dịch lƣu hành phổ biến hiện nay đều có những thành tựu đặc biệt xuất sắc. Bút pháp tƣợng trƣng, ƣớc lệ đƣợc nâng tầm khi Đặng Trần Côn đã chắt lọc từ kho tàng văn thơ chữ Hán cổ ra những câu phù hợp nhất với ý tứ của mình và dụng công sắp xếp thành kết cấu hoàn chỉnh, nhƣ một sáng tạo mới mẻ. Thể thơ trƣờng đoản cú đƣợc Đặng Trần Côn sử dụng giàu nhạc tính, tiết tấu biến hóa sinh động tùy yêu cầu của nội dung. Lại Ngọc Cang viết “Bản dịch hiện hành Chinh phụ ngâm (của Đoàn Thị Điểm hay Phan Huy Ích) cho thấy dịch giả biết phát huy những ưu điểm vốn có của nguyên tác, và gạn lọc cả những thành tựu của các bản dịch trước đó, sử dụng ưu thế của thể thơ song thất lục bát, đã vươn tới một sáng tạo tài tình bằng ngôn ngữ trong sáng hiện đại, kết cấu thanh vận khéo léo, láy âm điệp chữ tinh tế, gieo vào lòng độc giả âm hưởng xao xuyến vừa quen thuộc vừa đa dạng, và

Trong nguyên tác, Chinh phụ ngâm bằng Hán văn, Đặng Trần Côn sáng tác theo lối tập cổ. Ông đã mƣợn nhiều câu thơ, ý thơ của thơ Đƣờng, thơ Tống để xây dựng nên hình tƣợng ngƣời chinh phu, chinh phụ, đặc biệt là hình tƣợng ngƣời chinh phụ trong những nhớ mong khắc khoải, ngƣời chinh phu nơi chiến trận, binh đao. Với thể đoản trƣờng cú, thể thơ đƣợc sử dụng trong nguyên tác, tƣơng đối tự do về số lƣợng câu chữ, Đặng Trần Côn đã tạo nên trong khúc ngâm nhạc điệu phong phú, thể hiện đa dạng các trạng thái, cung bậc tình cảm của ngƣời chinh phụ, với sự sắp xếp, bố trí các câu thơ, có khi tự do, có khi chủ ý dùng liên tiếp các câu thơ dài, hoặc câu thơ ngắn.

Bản dịch Chinh phụ ngâm hiện hành sử dụng thể thơ song thất lục bát. Đây là thể thơ bắt nguồn từ dân gian, do đó khi bản dịch này phổ biến trong quần chúng nhân dân bởi nó rất dễ nhớ và dễ thuộc. Với bản diễn Nôm Chinh

phụ ngâm, Đoàn Thị Điểm đã loại bỏ đƣợc vẻ cầu kì xa lạ của Đƣờng thi và

những điển tích, điển cố theo lối sùng cổ trong nguyên tác, phô diễn đƣợc vẻ đẹp của tứ thơ trong một nhịp điệu thơ dân tộc trong sáng, nhẹ nhàng giàu âm thanh, nhạc tính, nhiều luyến láy và dào dạt tình cảm. Bà đã cho chúng ta thấy đƣợc rõ tài năng trong việc gieo vần, ngắt nhịp, điều khiển linh hoạt những thanh điệu, tạo âm điệu cho khúc ngâm, hơn nữa còn thể hiện trong khúc ngâm hơi ấm của tình ngƣời, sự xao xuyến, rung động của ngƣời phụ nữ luôn đau đáu khát vọng về một tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.

Với việc sử dụng thể thơ song thất lục bát, một thể thơ thuần túy của dân tộc, khúc ngâm của Đoàn Thị Điểm có âm điệu đều đều, lẳng lặng nhƣng tuân theo những chu kì tâm trang và tình cảm, khi dồn dập nhớ mong, khi nghèn nghẹn nhƣ tiếng nức nở. Thể thơ này phù hợp để diễn tả tâm trạng buồn với những cung bậc nhƣ ngƣng tụ, đứng yên, tĩnh lặng hay khắc khoải đợi chờ đến đau đáu nỗi nhớ thƣơng…Bất cứ đoạn nào trong khúc ngâm cũng ngân lên một điệu nhạc sầu, buồn, trầm se lạnh. Mỗi dòng trong tổng số 408 câu thơ của bản dịch đều không ít thì nhiều, trực tiếp hoặc gián tiếp gắn với tiếng nói bên trong

của ngƣời thiếu phụ trẻ. Thêm vào đó, thể song thất lục bát nhƣ đƣợc sinh ra để trở thành hình thức chuyên dụng cho những áng thơ trữ tình trƣờng thiên nhƣ

Chinh phụ ngâm. Nếu nhƣ truyện thơ nhìn thấy ở lục bát khả năng kể chuyện,

gắn với hàng loạt các sự kiện đƣợc diễn ra liên tục, nhanh chóng tạo nên các mối xung đột thì thể lục bát gián thất lại có “khả năng quý báu” trong việc biểu đạt nội dung trữ tình. Phan Ngọc đã chỉ ra tính nội dung có trong kết cấu khổ thơ 7-7-6-8 đó “Cần phải có hình thức ấy tình cảm mới có thể mang hình thức một đợt sóng đi lên với hai câu thất, dừng lại ở câu lục ngắn gọn để tỏa ra trong câu bát dài nhất rồi lại vươn lên trong một khổ mới, cứ thế đợt sóng tình

cảm lên xuống ăn khớp với hình thức ngôn ngữ” [18, tr20]. Thêm nữa, âm điệu

song thất đều đều, trầm lặng, khổ thơ lặp lại mang tính chu kì với những vần lƣng, vần chân kết dính, vấn vít lẫn nhau đã trở thành ƣu thế nổi bật diễn tả thứ tình cảm triền miên da diết của ngƣời chinh phụ. Chinh phụ ngâm vì thế đã tìm đƣợc một nội dung và hình thức đắc dụng để có mặt tự tin và chắc chắn vào thể loại trữ tình Việt Nam. Cấu trúc của chu kì thơ 7-7-6-8 có tính chất cân đối, hai câu 7 bao giờ cũng ngắt nhịp 3-4, tiếp theo câu 6 và câu 8 nhịp không cố định nhƣng đến chu kì sau, nhịp bảy lại cố định 3-4 và cứ thế trở đi, trở lại mãi mãi tạo nên âm điệu buồn thầm, buồn dai dẳng, khiến cho cả khúc ngâm càng về sau càng có cảm giác dài hơn, sâu hơn vẻ buồn day dứt và cuộc sống đơn điệu của ngƣời chinh phụ nơi khuê các.

Một phần của tài liệu những biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)