8. Cấu trúc luận văn
2.1. Đổi mới cách tiếp cận văn bản
Đây là định hƣớng và biện pháp của giáo viên khi tiến hành bài học. Trên báo Văn nghệ số 10 (7 – 3 – 2009), GS. Trần Đình Sử có bài viết: Con đường
đổi mới cơ bản phương pháp dạy - học văn, trong đó tác giả nhấn mạnh: đổi
mới phƣơng pháp dạy học văn phải lấy việc trở về với văn bản làm tâm điểm. GS. TS. Huỳnh Nhƣ Phƣơng viết Dạy lý luận văn học cũng vậy, không phải là dạy một thứ lý luận do ông thầy hay các giáo trình tái chế mà là dạy những lý thuyết văn học từng cọ xát, tranh biện, chuyển hoá lẫn nhau và ngƣời học sinh cần đƣợc tiếp cận với thông điệp của chính các “giáo chủ” chứ không phải chỉ thông qua lăng kính của kẻ truyền giáo. Việc tiếp cận văn bản tác phẩm một cách trực tiếp, lấy “văn bản tác phẩm làm tâm điểm” không phải là một lý thuyết hoàn toàn mới mẻ, nhƣng nếu nhìn từ cả phía xã hội lẫn phía giới chuyên môn, đây có lẽ là một giải pháp cho việc giảng dạy môn Văn với một không khí tự do hơn trong nhà trƣờng. Để khỏi hiểu một cách thô thiển về tiếp xúc trực tiếp văn bản, GS, TS. Trần Đình Sử đƣa ra một số gợi ý: chú trọng dạy phƣơng pháp đọc cho học sinh, giáo viên phải nghiên cứu mọi khả năng tạo nghĩa của văn bản, có thái độ phê phán chọn lọc, có lý lẽ đối với các cách hiểu khác nhau về văn bản; coi trọng thời gian tự đọc của học sinh; thầy giúp học sinh tìm ra “điểm chưa xác định” hay “điểm còn để trống” của văn bản... , tất
cả những điều này đòi hỏi bản lĩnh của ngƣời thầy. Trong một thế giới tự do hơn, thầy cũng cần biết cách chấp nhận rủi ro, chấp nhận sự khác biệt của học trò, ở đây đã có sự kết nối giữa việc học văn, dạy văn với việc xây dựng một nền tảng nhân văn cho cá nhân, hình thành một văn hoá cá nhân để tạo ra một trí thức trẻ của xã hội với một chuẩn mực nhất định về văn hoá.
Đổi mới cách tiếp cận văn bản “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
cần theo hƣớng tích cực hoá ngƣời học. Khi dạy đoạn trích này, nếu học sinh không có đủ tƣ liệu, không đọc đƣợc trên 400 câu thơ về tác phẩm (bởi sách giáo khoa chỉ trích giảng một đoạn) cho nên giáo viên cần cung cấp cho học sinh tƣ liệu về văn bản tác phẩm, yêu cầu học sinh tóm tắt tác phẩm, hƣớng dẫn học sinh đọc kĩ đoạn trích và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
Khi tiếp cận đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” cần lƣu ý đến đặc trƣng thể loại ngâm khúc. Giảng dạy văn học trung đại cũng nhƣ văn học dân gian, văn học hiện đại đều phải bám sát đặc trƣng thể loại. Mỗi thể loại có một kết cấu riêng, mang những đặc trƣng riêng. Ngâm khúc thuộc nhóm thể loại bên cạnh các tác phẩm thuộc thơ, phú, truyện Nôm, hát nói…Trong chƣơng trình Ngữ văn 10 (cơ bản), thể loại ngâm khúc chỉ đƣợc giảng dạy thông qua đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”. Ngâm khúc là thể loại hiện nay không còn dùng trong sáng tác văn học. Số phận các nhân vật, tâm tƣ tình cảm, ngôn ngữ nhân vật trong ngâm khúc gắn liền với đặc điểm văn hóa Việt Nam thời kì phong kiến nên đã trở nên xa cách với thị hiếu thẩm mĩ và nhận thức của học sinh trong thời đại hiện nay. Với đoạn trích “Tình cảnh lẻ
loi của người chinh phụ”, ngƣời giáo viên còn lúng túng trong việc lựa chọn
biện pháp rút ngắn khoảng cách tiếp nhận văn bản của học sinh để các em thực sự hiểu, cảm và rung động với niềm vui, nỗi buồn và những khát vọng của nhân vật trong ngâm khúc. Do vậy, ngƣời giáo viên cần dựa vào đặc trƣng thể loại để lựa chọn những phƣơng pháp dạy học thích hợp.
Ngâm khúc dùng hình thức song thất lục bát, trƣờng thiên, bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm để thể hiện. Chức năng của ngâm khúc nhằm bộc lộ những tâm trạng, tình cảm buồn phiền đau xót triền miên day dứt, đứng yên hay ít phát triển. Nội dung của nó đa dạng, phong phú phản ánh nhiều cung bậc của đời sống tình cảm con ngƣời thời trung đại. Trên phƣơng diện khẳng định những giá trị nhân văn và phản ánh số phận ngƣời phụ nữ, thể loại ngâm khúc và thể thơ song thất lục bát đã góp phần giảm bớt những suy tƣởng triết lý cao siêu để hƣớng tới cuộc sống bình thƣờng của con ngƣời. Tâm tình ngƣời chinh phụ trong đoạn trích này tiêu biểu cho nỗi nhớ mong chồng, khát khao cuộc sống gia đình bình dị và ƣớc mong về một ngày đoàn tụ vợ chồng. Đặt trong tƣơng quan chung, ƣớc mơ của ngƣời chinh phụ cũng hiền hòa, dung dị, gần gũi hơn so với ngƣời cung nữ.
Tâm trạng nổi bật trong đoạn trích gồm 36 câu thơ trên tổng số 408 câu của toàn tác phẩm là sự thể hiện nỗi cô đơn, trống vắng của ngƣời chinh phụ. Đó là sự ý thức về con ngƣời cá nhân trong các mối quan hệ với cảnh vật, con ngƣời và đƣợc đặt trong mối tƣơng quan với thời gian, không gian. Nhân vật (chủ thể trữ tình) xuất hiện nhƣ có nhƣ không, vừa thức tỉnh vừa mơ hồ.
Trong đoạn trích, bốn câu thơ đi liền nhau tạo thành một tiết đoạn, hai câu thất ngôn đóng vai trò khơi dẫn ý thơ, hai câu lục bát tiếp theo hƣớng tới bình luận, triển khai mở rộng cứ tiếp nối với nhau, tạo nên dòng cảm xúc dâng trào, tạo nên sự hô ứng, đăng đối. Ví dụ nhƣ:
Dây uyên kinh đứt/ phím loan ngại chùng… Cành cây sương đượm/ tiếng trùng mưa phun
Ở tác phẩm diễn Nôm, bên cạnh việc Việt hóa các điển tích và từ Hán Việt, nhƣ: non Yên, sắt cầm, dây uyên, phím loan, gió đông…thì nhiều ý thơ trong nguyên tác đã đƣợc chuyển dịch nhằm nâng cấp lên thành lời thơ giàu chất biểu cảm và tạo hình. Ví dụ:
Buồn rầu chẳng nói lên lời
Hoa đèn kia với bóng người khá thương
Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” cũng nhƣ toàn tác phẩm là tiếng nói thƣơng nhớ gửi đến ngƣời chồng chinh chiến nơi phƣơng xa. Tình cảnh lẻ loi đƣợc đối chiểu trong sự cảm nhận về thời gian đợi chờ đằng đẵng, không gian trống vắng mênh mông, khiến cho cuộc sống nơi phòng khuê vô vị, buồn tủi. Trên tất cả là tâm trạng cô đơn, đánh rơi niềm tin, niềm vui sống và mối liên hệ gắn bó với cuộc đời rộng lớn. Trạng thái tình cảm này vừa có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã đẩy ngƣời chinh phu ra trận và mang tới hệ quả là số phận ngƣời chinh phụ héo hon tựa cửa chờ chồng, đồng thời vừa lên tiếng bảo vệ tình cảm, hạnh phúc lứa đôi của ngƣời phụ nữ trong cuộc đời trần thế.
Tiếp nhận trích đoạn từ một khúc ngâm theo hƣớng đặc trƣng thể loại sẽ giúp học sinh nắm đƣợc sự giãi bày cảm xúc, tình cảm, sự độc đáo trong cách sử dụng thể thơ song thất lục bát, điển cố, điển tích của tác giả. Nếu không chú ý đến những đặc điểm riêng của thể loại ngâm khúc, ngƣời giáo viên sẽ dễ dàng sa vào việc phân tích tác phẩm theo thi pháp hiện đại, làm mất đi cái độc đáo riêng của tác phẩm. Chính vì vậy, trong quá trình “giải mã” tác phẩm, ta nên chú trọng đến đặc trƣng thi pháp thể loại ngâm khúc để gọi ra đƣợc cái hồn riêng của tác phẩm. Do đó, trƣớc khi tiếp xúc với thể loại ngâm khúc, giáo viên cần giới thiệu cho học sinh một cách đầy đủ và rõ ràng về đặc trƣng thể loại này, và khi học trên lớp, GV lại hƣớng dẫn học sinh bám sát đặc trƣng thể loại để chiếm lĩnh tác phẩm. Tiếp cận tác phẩm từ đặc trƣng thể loại là điều đặc biệt quan trọng, bởi nó giúp cho ngƣời giáo viên có định hƣớng đúng trong việc khai thác nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
Tóm lại, dạy học đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” đòi hỏi ngƣời giáo viên phải đầu tƣ công phu nhiều hơn cho việc hƣớng dẫn học sinh đổi mới cách tiếp cận văn bản đoạn trích theo đặc trƣng thể loại, bởi nhƣ
đã nói ở trên, tác phẩm Đặng Trần Côn có những đặc điểm riêng về phƣơng thức nghệ thuật và nội dung không dễ dàng nắm bắt.