Luyện tập ở nhà

Một phần của tài liệu những biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 61 - 64)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Luyện tập ở nhà

Vì thời lƣợng dạy học trên lớp có hạn nên việc luyện tập ở trên lớp cũng không đƣợc nhiều. Muốn học sinh khắc sâu kiến thức toàn diện hơn về đoạn trích, cần có biện pháp luyện tập ở nhà cho học sinh. Giáo viên cần giao câu hỏi để học sinh về nhà làm và yêu cầu học sinh nộp lại. Giáo viên đọc bài làm của học sinh, có sự nhận xét, đánh giá để các em có ý thức hơn trong việc làm bài tập ở nhà.

2. 4.2. 1. Hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật miêu tả tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích

* Yêu cầu cần đạt

Những biện pháp nghệ thuật tả tâm trạng trong đoạn trích chính là các từ ngữ tả ngoại hình, tả hành động của ngƣời chinh phụ. Dáng vẻ buồn rầu “Nói

chẳng nên lời”, mắt đẫm lệ “gương gượng soi lệ lại châu chan”. Ngƣời chinh

phụ bƣớc từng bƣớc chậm chạp dƣới hiên vắng kéo rèm lên, hạ rèm xuống nhiều lần, gƣợng gạo khi đốt hƣơng, soi gƣơng, gảy đàn. Những công việc thƣờng ngày của ngƣời phụ nữ, đƣợc ngƣời chinh phụ làm một cách miễn cƣỡng.

Tất cả những từ ngữ nói trên đều diễn tả tâm trạng đau khổ, cô đơn của ngƣời chinh phụ. Tác giả đã dùng những từ để ngƣời đọc hình dung, tƣởng tƣợng đƣợc tâm trạng của ngƣời chinh phụ. Mặc dù tác giả không nói ra là ngƣời chinh phụ đang buồn nhƣng thông qua những từ ngữ ấy, ta hiểu ngay đƣợc tâm trạng của nhân vật.

2.4.2. 2. Nêu nhận xét về mối quan hệ giữa tình và cảnh trong đoạn trích * Yêu cầu cần đạt

Trong văn thơ, cảnh và tình luôn có mối quan hệ mật thiết, thƣờng là lấy cảnh để ngụ tình. Ngoại cảnh có thể làm nảy sinh ở con ngƣời những tâm trạng,

cảm xúc khác nhau. Ngoại cảnh trong đoạn trích này là hiên, rèm, chim thước, ngọn đèn khuya, cảnh đèn khuya với tiếng gà gáy, bóng cây hòe, cành cây đẫm

sương, tiếng côn trùng, cảnh mưa… Những yếu tố ngoại cảnh có tác dụng tô

đậm nỗi cô đơn, buồn chán, bế tắc của ngƣời chinh phụ. Thủ pháp tả cảnh để ngụ tình này có tác dụng to lớn trong việc diễn tả nội tâm nhân vật trữ tình.

2.4.2. 3. Theo anh/chị, những lời than thở, than vãn của chính người

chinh phụ đã thể hiện được tâm trạng buồn khổ của nàng như thế nào?

* Yêu cầu cần đạt

Trong câu hỏi này, học sinh cần phân biệt đƣợc rõ ngôn ngữ của tác giả và ngôn ngữ của nhân vật. Ngôn ngữ tác giả (các câu thơ tả ngoại hình, hành động của nhân vật). Ngôn ngữ nhân vật: Ngoài rèm thƣớc chẳng mách tin/ Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?/ Đèn có biết dường bằng chẳng biết/ Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi

Lòng này gửi gió đông có tiện Nghìn vàng xin gửi đến non Yên Non Yên dù chẳng tới miền

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời

Những lời than thở, than vãn của ngƣời chinh phụ đã thể hiện đƣợc tâm trạng buồn khổ luôn thay đổi của chính nàng. Nội tâm không chỉ diễn tả ở bên ngoài mà còn đƣợc miêu tả từ bên trong, tạo nên tính chân thực của xúc cảm. Những câu hỏi nhƣ vậy sẽ giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học. Giúp các em khắc sâu những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. GV cần đặc biệt chú ý xây dựng một hệ thống câu hỏi phù hợp để có thể phát huy trí tuệ của học sinh.

Nhƣ vậy phƣơng pháp, biện pháp dạy học là một phạm trù quan trọng của lý luận dạy học hiện đại. Ngƣời ta nghiên cứu nó rất công phu về mặt lý thuyết và thực tiễn cuối cùng đã nêu ra một hệ thống các phƣơng pháp rất phong phú và đa dạng. Và phải thừa nhận rằng, những năm tháng đã qua chúng

học sinh giỏi, nhiều trƣờng điển hình về chất lƣợng. Chúng ta đã sử dụng nhiều phƣơng pháp tích cực và có hiệu quả nhất định. Việc tích cực hóa hoạt động của học sinh thông qua tranh luận, vấn đáp, thông qua thực hành luyện tập, thông qua sử dụng trực quan v.v…hoặc tích cực hóa hoạt động của học sinh bằng dạy học algorit, dạy học chƣơng trình học, dạy học nêu vấn đề là có thật. Tuy nhiên chất lƣợng dạy học chƣa đạt kết quả mong muốn, vì vậy phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và đổi mới các phƣơng pháp, biện pháp theo hƣớng tích cực hóa là việc làm cấp thiết hiện nay.

Tiểu kết chƣơng 2

Trên đây là một số biện pháp do tác giả luận văn đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả dạy học đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”. Mỗi biện pháp đều có vị trí và mục đích riêng khi tiến hành hoạt động dạy học. Việc lựa chọn và sử dụng phối hợp, linh hoạt các biện pháp dạy học này sẽ giúp cho học sinh phát huy đƣợc tính tích cực học tập và khơi gợi đƣợc lòng yêu mến văn chƣơng cho các em.

Chƣơng 3

THIẾT KẾ BÀI HỌC VÀ THỂ NGHIỆM SƢ PHẠM

Một phần của tài liệu những biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)