2.6.2.1. Phương pháp thí nghiệm
Thí nghiệm thăm dò hoạt tính kháng khuẩn của phức chất Tb(His)3Cl3.8H2O, Tb(HAsp)3.3H2O được tiến hành tại Phòng thử hoạt tính sinh học – Viện hóa học.
Các chủng vi sinh vật kiểm định (6 loại vi khuẩn và 1 nấm) được nuôi cấy trong các môi trường như sau: môi trường MHB (Mueller-Hinton Broth), MHA (Mueller-Hinton Agar); TSB (Tryptic Soy Broth) và TSA (Tryptic Soy Agar ) cho vi khuẩn, còn môi trường SAB, SA cho nấm. Sau đó tiến hành thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định như sau:
Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định được thực hiện dựa trên phương pháp pha loãng đa nồng độ. Đây là phương pháp thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định và nấm nhằm đánh giá mức độ kháng khuẩn mạnh yếu của các mẫu thử thông qua các giá trị thể hiện hoạt tính là MIC (nồng độ ức chế tối thiểu), IC50 (nồng độ ức chế 50%), MBC (nồng độ diệt khuẩn tối thiểu).
- Pha loãng mẫu thử: Mẫu ban đầu được pha loãng trong DMSO và nước cất vô trùng thành một dãy 5 nồng độ thích hợp theo yêu cầu và mục đích thử. Nồng độ thử cao nhất là 128 g/ml, tiếp theo là 32 g/ml, 8 g/ml, 2 g/ml và 0,5 g/ml.
- Thử hoạt tính: chuẩn bị dung dịch vi khuẩn hoặc nấm với nồng độ 5.10-5 CFU/ml khi tiến hành thử.
Lấy 10ul dung dịch mẫu thử theo các nồng độ đã được pha loãng, thêm 200ul dung dịch vi khuẩn, ủ ở 37oC. Sau 24h, đọc giá trị MIC bằng mắt thường. Giá trị MIC được xác định tại giếng có nồng độ chất thử thấp nhất gây ức chế hoàn toàn sự phát triển của vi sinh vật. Giá trị IC50 được tính toán dựa trên số liệu đo độ đục tế bào bằng máy đo quan phổ TECAN và phần mềm raw data[31].
2.6.2.2. Kết quả
Kết quả thử nghiệm tính kháng khuẩn của phức Tb(His)3Cl3.8H2O, Tb(HAsp)3.3H2O được thể hiện trong bảng 2.20.
Bảng 2.20. Kết quả thử hoạt tính kháng sinh các phức chất
Tên mẫu
Tb(His)3Cl3.8H2O Tb(HAsp)3.3H2O
Tên chủng vi sinh vật kiểm định
Nồng độ ức chế 50% sự phát triển của vi sinh vật kiểm định Giá trị IC50 (g/ml) Bacillus subtilis >128 >128 Staphylococcus aureus >128 >128 Escherichia coli >128 >128 Pseudomonas aeruginosa >128 >128 Candida albicans >128 >128 Lactobacillus fermentum >128 >128 Enterococcus faecium >128 >128
Sau khi tiến hành thử hoạt tính kháng khuẩn của Tb(His)3Cl3.8H2O, Tb(HAsp)3.3H2O với các vi sinh vật kiểm định ở các nồng độ nêu trên, kết quả cho thấy rằng các mẫu thử không thể hiện hoạt tính kháng khuẩn ở các nồng độ thử.
KẾT LUẬN
1. Đã tổng hợp được phức rắn của Ln3+ với L-histidin và axit L-aspartic. (Ln3+: Tb3+, Dy3+).
2. Bằng các phương pháp: phân tích nguyên tố, phân tích nhiệt, đo độ dẫn điện và quang phổ hồng ngoại có thể kết luận:
- Các phức rắn có thành phần Tb(His)3Cl3.8H2O, Dy(His)3Cl3.8H2O, Tb(HAsp)3.3H2O, Dy(HAsp)3.3H2O .
- Mỗi phân tử L-histidin và axit L-aspartic chiếm 2 vị trí phối trí trong phức chất, liên kết với ion Ln3+ qua nguyên tử nitơ của nhóm amino -NH2 và qua nguyên tử oxi của nhóm cacboxyl -COO-.
- Các phức chất trong nước là chất điện li, ion phức phân li ra là tương đối bền.
3. Bước đầu thăm dò ảnh hưởng của phức Tb(His)3Cl3.8H2O, Tb(HAsp)3.3H2O đến sự nảy mầm, phát triển mầm và hàm lượng protein, proteaza và lipaza trong mầm hạt lạc. Chúng tôi kết luận:
Trong khoảng nồng độ khảo sát từ 30 đến 240 ppm:
- Các phức chất Tb(His)3Cl3.8H2O, Tb(HAsp)3.3H2O đều có tác dụng ức chế sự nảy mầm và phát triển mầm của hạt lạc, đặc biệt ở phần rễ. Sự ức chế tăng theo nồng độ. Phức chất có tác dụng ức chế kém hơn phối tử và tốt hơn ion trung tâm.
- Phức chất làm tăng hàm lượng protein, proteaza và lipaza có trong mầm hạt lạc.
4. Đã thử hoạt tính kháng khuẩn của phức chất Tb(His)3Cl3.8H2O, Tb(HAsp)3.3H2O đối với một số loại vi sinh vật kiểm định (6 loại vi khuẩn và 1 nấm). Kết quả cho thấy phức chất không thể hiện hoạt tính kháng khuẩn ở các nồng độ thử.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
Lê Hữu Thiềng, Lê Thị Bích Ngọc (2012), “Tổng hợp, nghiên cứu phức chất của Tecbi, Dysprosi với L-Histidin”, Tạp chí Hóa học, T.50(5B), tr.83 - 87.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng việt
1. Đàm Anh (2010), Đất hiếm là gì, http://laodong.com.vn/tintuc/Dat-hiem-la- gi/19140, ngày 03/11/2010.
2. Phạm Thị Trân Châu, Trần Thị Áng (1998), Hóa sinh học, Nxb Giáo dục.
3. Nguyễn Lân Dũng (2001), Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật học, tập III, Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, tr 107 - 235.
4. Lê Song Dự, Nguyễn Thế Cổn (1979), Giáo trình cây lạc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Nguyễn Được (2011), Đất hiếm - nguyên liệu của thế kỷ, http:// www.tapchicongnghiep.vn, ngày 25/04/2011.
6. Trần Ích (1978), Hóa sinh học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 12-20.
7. Nguyên Khê (2008), Phân bón vi lượng đất hiếm, http:// www.baomoi.com, ngày 22/12/2008.
8. Lê Chí Kiên (2007), Hóa học phức chất, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Mùi (2001), Thực hành hóa sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.116-117.
10. Hoàng Nhâm (2001), Hóa học vô cơ tập 3, Nxb Giáo dục.
11. Ma Thị Phượng (2005), Bài giảng cây lạc, Đại học nông lâm – Đại học Thái Nguyên.
12. Đỗ Đình Rãng, Đặng Đình Bạch, Lê Thị Anh Đào, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Thị Thanh Phong (2009), Hóa học hữu cơ, tập III, Nxb Giáo dục Việt Nam.
13. Trần Quốc Sơn, Đặng Như Tại (1998), Hóa học hữu cơ, tập 2, trường ĐHSP Hà Nội I.
14. Lê Hữu Thiềng (2002), Nghiên cứu sự tạo phức của một số nguyên tố đất hiếm với L - phenylalanin và thăm dò hoạt tính sinh học của chúng, Luận án tiến sĩ Hóa học, Hà Nội.
15. Nguyễn Trọng Uyển (1979), Giáo trình chuyên đề nguyên tố hiếm, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội.
16. Nguyễn Trọng Uyển, Lê Xuân Thành, Nguyễn Đình Bảng, Nguyễn Sĩ Tuấn (1993) ,
“Tổng hợp và nghiên cứu tính chất của một số phức chất aspartat – đất hiếm nhẹ”, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Tạp chí hóa học T.31(số 4), tr.12 - 14.
17. Nguyễn Viết (2010), Đất hiếm có ý nghĩa như thế nào đối với con người, http://dantri.com.vn, ngày 01/11/2010.
18. Nguyễn Khắc Vinh, Bùi Đức Thắng (2010), Đất hiếm, tiềm năng lớn ở Việt Nam, http://nld.com.vn, ngày 24/10/2010.
19. V.N.Alecxeiep(1971), Phân tích định lượng(tập II)- Phân tích thể tích, Lê Thị Vinh dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.261- 263.
20. Http://timtailieu.vn/tai-lieu/tieu-luan-trong-trot-chu-de-cay-lac-3662/.
II. Tiếng Anh
21. Http://www.862. Aspartic acid.
22. R. Celia Carubelli, Ana M. G. Massabni and Sergio R. de A.l eite
(1998), ''L- Histidine-europium(III) complex: a spectroscopical study'',
J Brazil. Chem.
23. Krystyna Bukietyfiska, Zofia Karwecka and Halina Podsiadty (1996), “Vanadium(III) complexes with L-histidine in aqueous solution”, Poland, pp. 2613-2619.
24. Yang li (1998), “Synthesis and Disinfectant activity test of the solid complexes of histidine with lanthanide nitrates”, Journal of Baoji Collecge of Atrs and
siances(Natural Scince) Vol. 18 No1.
25. T. S. Martins, A. A. S. Aráujo, M. P. B. M. Aráujo, P.C. Isolani, G. Vicentini(2002), “ Synthesis, characterization and thermal analysis of lanthanide picrate complexes with Glycine”, Journal of Alloys and Compounds 344, p.p 75-79.
26. Yang Yuetao, Zhang Shuyi(2003), “Photoacoustic spectra of complexes of phenylalanine with La3+, Nd3+, Sm3+ and Tb3+, Journal of Molecular structure 646, p.p 103 - 109.
27. Hao Xu, Liang Chen(2003), “Study on the complex site of L- Tyrosine with rare - earth element Eu3+”, Spectrochimica Acta Part A 59, p.p 657 – 662.
28. Zhang, Zhong - Hai KU, Zong - Jun LIU, Yi QU, Song - Sheng(2005), “ Study on Thermochemistry and Thermal Decomposition Kinetics of Dy(Tyr)(Gly)3Cl3.3H2O”, Chinese Journal of Chemistry 23, p.p 1146 - 1150.
29. T. S. Martins, J. R. Matos, G. Vicentini and P. C. Isolani(2006) , “Synthesis, characterization, spectroscopy and thermal analysis of rare earth picrate
complexes with L- Leucine”, Journal of Thermal Analysis and calorimetry. Vol. 862, p.p 351 - 357.
30. Yang Zupei, Zhang Banglao, Yu Yueying, Zhang Houngyu (1998), ''Synthesis and characterazation on solid compounds of L-histisine with light rare earth chlrorides '', Journal of shaanxi normal University, Vol. 26, No1, p.p 57-59.
31. Pual Cos, Louis Maes, Jean-Bosco Sindambiwe, Arnold J. Vlietinck, Dirk Vanden Berghe (2005), “ Bioassay for antibacterial and antifungal activities”; Laboratory for Microbiology, Parasitology and Hygien, Faculty of Pharmaceutical, Biomedical and Veterinary Sciences, University of Antwerp, Belgium, p.p 1-13.