Tb(HAsp)3.3H2O đến sự nảy mầm và phát triển mầm của hạt lạc
2.6.1.1. Phương pháp thí nghiệm
Chọn 6 mẫu hạt lạc (cho mỗi phức), mỗi mẫu 50 hạt kích thước tương đối đồng đều (khối lượng 0,61 ±0,01 g). Ngâm các mẫu hạt trong nước cất thời gian là 4 giờ, sau đó vớt ra ngâm thêm 3 giờ vào các dung dịch phức chất có nồng độ là 30, 60, 120, 180, 240 ppm (mẫu đối chứng vẫn ngâm trong nước cất). Thể tích các dung dịch phức chất và nước cất đem ngâm là 150 ml. Ngâm đủ thời gian sau đó vớt ra và ủ hạt trong cốc 500 ml, được lót dưới và đậy trên bằng giấy lọc, để trong tủ ấm ở 300C. Các dung dịch ngâm được thu hồi để ngâm mầm lại lần sau. Hàng ngày ngâm mầm hạt bằng các dung dịch phức và nước cất theo thứ tự các mẫu, ngày ngâm 3 lần, mỗi lần 30 phút.
Sau khi mầm hạt phát triển được số ngày tuổi nhất định, chúng tôi tiến hành xác định tỷ lệ nảy mầm của hạt, đo độ dài thân và rễ của từng mầm trong các mẫu thí nghiệm. Các thí nghiệm được lặp lại 7 lần.
2.6.1.2. Ảnh hưởng của nồng độ phức chất đến sự nảy mầm của hạt lạc
Sau khi ủ hạt được một ngày, đếm số hạt nảy mầm từ đó tính tỷ lệ nảy mầm của hạt. Kết quả được trình bày ở bảng 2.5.
Bảng 2.5. Ảnh hưởng của nồng độ phức Tb(His)3Cl3.8H2O và Tb(HAsp)3.3H2O đến sự nảy mầm của hạt lạc Mẫu 1 2 3 4 5 6 Nồng độ phức chất (ppm) 0(H2O) 30 60 120 180 240 Tỷ lệ nảy mầm với phức Tb(His)3Cl3.8H2O (%) 88,73 84,21 80,07 72,01 65,15 59,12 Tỷ lệ nảy mầm với phức Tb(HAsp)3.3H2O (%) 90,00 86,12 82,05 74,15 68,06 62,00 n 7 (n: số lần lặp lại)
Trong khoảng nồng độ từ 30 ppm đến 240 ppm (nồng độ tính theo ion kim loại), phức chất đều có tác dụng ức chế sự nảy mầm của hạt lạc, sự ức chế rõ rệt ở nồng độ 120 ppm và sự ức chế tăng theo nồng độ. Phức Tb(His)3Cl3.8H2O ức chế tới sự nảy mầm của hạt lạc tốt hơn phức Tb(HAsp)3.3H2O.
2.6.1.3. Ảnh hưởng của nồng độ phức chất đến sự phát triển mầm của hạt lạc
Khi mầm hạt phát triển được 4 ngày tuổi, chúng tôi tiến hành đo chiều cao của mầm và độ dài của rễ.
Kết quả được trình bày ở bảng 2.6, 2.7; hình 2.11, 2.12.
Bảng 2.6. Ảnh hưởng của nồng độ phức chất Tb(His)3Cl3.8H2O đến sự phát triển mầm của hạt lạc
Mẫu 1 2 3 4 5 6
Nồng độ phức (ppm) 0(H2O) 30 60 120 180 240
Thời gian (ngày) 4
T d (cm) 1,66 1,50 1,43 1,12 1,06 1,02 R d (cm) 3,91 3,52 2,59 1,75 1,48 1,33 T A (%) 100 90,02 86,14 67,47 63,87 61,44 R A (%) 100 86,58 66,24 44,76 37,85 34,02 n 7
Hình 2.11. Ảnh hưởng của nồng độ phức chất Tb(His)3Cl3.8H2O đến sự phát triển mầm hạt lạc
Mẫu 1 2 3 4 5 6
Bảng 2.7. Ảnh hưởng của nồng độ phức chất Tb(HAsp)3.3H2O đến sự phát triển mầm của hạt lạc
Mẫu 1 2 3 4 5 6
Nồng độ phức (ppm) 0(H2O) 30 60 120 180 240
Thời gian (ngày) 4
T d (cm) 1,66 1,55 1,49 1,23 1,11 1,07 R d (cm) 3,91 3,64 3,15 1,93 1,76 1,52 T A (%) 100 93,37 89,76 74,09 66,87 64,46 R A (%) 100 93,09 80,56 49,36 45,01 38,87 n 7 Trong đó: T
d : là độ dài trung bình của thân mầm lạc
R
d : là độ dài trung bình của rễ mầm lạc AT là % độ dài thân so với đối chứng AR là % độ dài rễ so với đối chứng
% 100 . , _ _ ss X R T d d A A S S
d : Độ dài trung bình thân, rễ của mầm lạc ở mẫu so sánh (đối chứng).
X
d : Độ dài trung bình thân, rễ của mẫu xử lý.
Hình 2.12. Ảnh hưởng của nồng độ phức chất Tb(HAsp)3.3H2O đến sự phát triển mầm hạt lạc
Mẫu 1 2 3 4 5 6
Từ kết quả ở bảng 2.6, 2.7, hình 2.11, 2.12 cho thấy phức chất có tác dụng ức chế sự phát triển mầm của hạt lạc. Sự ức chế làm giảm chiều cao của mầm và đặc biệt là làm giảm độ dài của rễ một cách rõ rệt. Sự ức chế rõ rệt ở nồng độ 120 ppm và tăng theo nồng độ. Phức Tb(His)3Cl3.8H2O ức chế tới sự phát triển mầm của hạt lạc tốt hơn phức Tb(HAsp)3.3H2O .
2.6.1.4. So sánh ảnh hưởng của phức chất, muối và phối tử đến sự nảy mầm của hạt lạc ● So sánh ảnh hưởng của phức chất Tb(His)3Cl3.8H2O, TbCl3 và L-histidin đến sự nảy mầm của hạt lạc
Để so sánh ảnh hưởng của phức Tb(His)3Cl3.8H2O, TbCl3 và L-histidin đến sự nảy mầm của hạt lạc, chúng tôi tiến hành thí nghiệm với các mẫu :
Mẫu 1: H2O
Mẫu 2: Dung dịch phức Tb(His)3Cl3.8H2Onồng độ 120 ppm. Mẫu 3: Dung dịch muối TbCl3 nồng độ 120 ppm.
Mẫu 4: Dung dịch L-histidin nồng độ 360 ppm.
Thời gian ủ hạt là 1 ngày. Kết quả được trình bày ở bảng 2.8.
Bảng 2.8. Ảnh hưởng của phức Tb(His)3Cl3.8H2O, TbCl3 và L-histidin đến sự nảy mầm của hạt lạc
STT 1 2 3 4
Mẫu H2O Tb(His)3Cl3.8H2O TbCl3 L-histidin Nồng độ (ppm) 0 120 120 360 Tỷ lệ nảy mầm (%) 88 72,04 82,17 67,07
n 7
● So sánh ảnh hưởng của phức chất Tb(HAsp)3.3H2O, TbCl3 và axit
L-aspartic đến sự nảy mầm của hạt lạc
Để so sánh ảnh hưởng của phức Tb(HAsp)3.3H2O, TbCl3 và axit L-aspartic đến sự nảy mầm của hạt lạc, chúng tôi tiến hành thí nghiệm với các mẫu :
Mẫu 1: H2O
Mẫu 2: Dung dịch phức phức Tb(HAsp)3.3H2O nồng độ 120 ppm. Mẫu 3: Dung dịch muối TbCl3 nồng độ 120 ppm.
Mẫu 4: Dung dịch axit L-aspartic nồng độ 360 ppm.
Bảng 2.9. Ảnh hưởng của phức Tb(HAsp)3.3H2O, TbCl3 và axit L-aspartic đến sự nảy mầm của hạt lạc
STT 1 2 3 4
Mẫu H2O Tb(HAsp)3.3H2O TbCl3 axit L-aspartic Nồng độ (ppm) 0 120 120 360
Tỷ lệ nảy mầm(%) 90 74,05 82,17 69,06
n 7
Nhận xét: Từ kết quả ở bảng 2.8, 2.9 cho ta thấy: tương tự như phức chất, phối tử L-histidin, axit L-aspartic và TbCl3 cũng có tác dụng ức chế sự nảy mầm của hạt lạc. Phức chất có tác dụng ức chế kém hơn phối tử nhưng tốt hơn TbCl3, phức Tb(His)3Cl3.8H2O ức chế tốt hơn phức Tb(HAsp)3.3H2O và phối tử L-histidin ức chế tốt hơn phối tử axit L-aspartic.
2.6.1.5. So sánh ảnh hưởng của phức chất, muối và phối tử đến sự phát triển mầm của hạt lạc
● So sánh ảnh hưởng của phức chất Tb(His)3Cl3.8H2O, TbCl3 và L-histidin đến sự phát triển mầm của hạt lạc
Khi mầm hạt phát triển được 4 ngày tuổi chúng tôi tiến hành đo chiều cao của mầm và độ dài của rễ.
Kết quả được trình bày ở bảng 2.10 và hình 2.13.
Bảng 2.10. Ảnh hưởng của phức Tb(His)3Cl3.8H2O, TbCl3 và L-histidin đến sự phát triển mầm của hạt lạc
Mẫu 1 2 3 4
Dung dịch H2O Tb(His)3Cl3.8H2O TbCl3 L-histidin Nồng độ (ppm) 0 120 120 360
Thời gian (ngày) 4
T d (cm) 1,66 1,12 1,37 1,04 R d (cm) 3,91 1,75 2,43 1,61 AT (%) 100 67,47 82,53 62,65 AR (%) 100 44,76 62,19 33,76 n 7
Hình 2.13. Ảnh hưởng của phức chất Tb(His)3Cl3.8H2O, TbCl3 và L-histidin đến sự phát triển mầm hạt lạc
STT 1 2 3 4
Mẫu H2O Tb(His)3Cl3.8H2O TbCl3 L-histidin
● So sánh ảnh hưởng của phức chất Tb(HAsp)3.3H2O, TbCl3và axit L-aspartic đến sự phát triển mầm của hạt lạc
Kết quả được trình bày ở bảng 2.11, hình 2.14.
Bảng 2.11. Ảnh hưởng của phức Tb(HAsp)3.3H2O, TbCl3và axit L-aspartic đến sự phát triển mầm của hạt lạc
Mẫu 1 2 3 4
Dung dịch H2O Tb(HAsp)3.3H2O TbCl3 axit L-aspartic
Nồng độ (ppm) 0 120 120 360
Thời gian (ngày) 4
T d (cm) 1,66 1,23 1,37 1,17 R d (cm) 3,91 1,93 2,72 1,87 AT (%) 100 74,09 82,53 70,48 AR (%) 100 49,36 69,56 47,83 n 7
Hình 2.14. Ảnh hưởng của phức chất Tb(HAsp)3.3H2O, TbCl3 và axit L-asparticđến sự phát triển mầm hạt lạc
Mẫu 1 2 3 4
Dung dịch H2O Tb(HAsp)3.3H2O TbCl3 axit L-aspartic Từ kết quả ở bảng 2.10, 2.11, hình 2.13, 2.14 cho thấy cũng như phức chất, phối tử và muối có tác dụng ức chế sự phát triển mầm của hạt lạc. Phức chất có tác dụng ức chế kém hơn phối tử và tốt hơn muối, phức Tb(His)3Cl3.8H2O ức chế tốt hơn phức Tb(HAsp)3.3H2O, phối tử L-histidin ức chế tốt hơn phối tử axit L-aspartic, sự ức chế diễn ra rất rõ rệt ở quá trình phát triển rễ.