Giới thiệu về cây lạc

Một phần của tài liệu Tổng hợp, nghiên cứu phức chất của Tecbi, Dysprosi với L Histidin, Axit L Aspartic và bước đầu thăm dò hoạt tính sinh học của chúng (Trang 32 - 33)

Cây lạc có tên khoa học là Arachis hipogaea. Là một loài cây thực phẩm thuộc họ Đậu có nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ.

Trong số các loại cây có dầu ngắn ngày, cây lạc đứng thứ hai sau đậu tương về diện tích cũng như sản lượng.

Cây lạc có nhiều giá trị về kinh tế cũng như về dinh dưỡng trong đời sống. Lạc chứa hàm lượng cao chất chống oxi hóa phenol, chủ yếu là hợp chất axit p - coumaric, lạc rang giúp làm tăng hàm lượng axit p - coumaric, qua đó đẩy hàm lượng chất chống oxi hóa tăng lên 22%. Theo báo The Times of India dẫn thông tin từ các chuyên gia dinh dưỡng Ấn độ, lạc rang chứa hàm lượng chất chống oxi hóa cao hơn cả táo, cà rốt. 1/4 bát lạc chứa lượng chất béo không bão hòa giúp làm giảm cholesterol trong máu. Hàm lượng cao chất niacin trong lạc giúp phục hồi các tổn hại ở tế bào, đồng thời có tác dụng chống Alzheimer (một dạng bệnh mất trí nhớ) và các vấn đề về suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi già. Lạc còn chứa vitamin E, một loại chất chống oxi hóa giúp làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư cũng như bệnh tim. Là nguồn phong phú chất sắt giúp cải thiện chức năng của tế bào máu, nhờ giàu canxi nên giúp củng cố xương.

Lạc chứa resveratrol bioflavonoid, loại bioflavonoid này giúp cải thiện dòng máu lên não khoảng 30%, qua đó làm giảm nguy cơ đột quỵ. Bổ sung một lượng nhỏ các chế phẩm từ lạc có thể giúp làm giảm 14% lượng cholesterol xấu.

Ngoài ra ăn lạc còn có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của các hormone sinh dục nam và nữ.

Với những giá trị to lớn đó, lạc được trồng khá phổ biến ở Việt Nam, có 4 vùng trồng lạc chính: vùng Trung du Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Theo kết quả của Tổng cục thống kê thì tổng diện tích trồng lạc của cả nước đạt 269600 ha và tổng sản lượng đạt 489300 tấn(2005), năm 2010 thì tổng diện tích trồng lạc của cả nước đạt 330000 ha và tổng sản lượng đạt 550000 tấn[20]. Vì những đặc điểm trên nên chúng tôi chọn cây lạc làm thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của phức chất tổng hợp được đến sự nảy mầm, phát triển mầm và một số chỉ tiêu sinh hóa của hạt lạc.

Một phần của tài liệu Tổng hợp, nghiên cứu phức chất của Tecbi, Dysprosi với L Histidin, Axit L Aspartic và bước đầu thăm dò hoạt tính sinh học của chúng (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)