Nghiên cứu các phức chất bằng phương pháp phổ hấp thụ hồng ngoại

Một phần của tài liệu Tổng hợp, nghiên cứu phức chất của Tecbi, Dysprosi với L Histidin, Axit L Aspartic và bước đầu thăm dò hoạt tính sinh học của chúng (Trang 45 - 50)

Phổ hấp thụ hồng ngoại của L-histidin, axit L-aspartic và các phức chất được ghi trên máy quang phổ hồng ngoại Mangna IR 760 Spectrometer ESP Nicinet (Mỹ) (Viện Hóa Học - Viện Khoa học công nghệ Việt Nam) trong vùng tần số từ 400 ÷ 4000 cm-1, các mẫu được trộn đều với KBr sau đó nghiền nhỏ và ép viên . Việc quy kết các dải hấp thụ trong phổ hồng ngoại của L-histidin và các phức chất dựa theo tài liệu [30]. Còn sự gán các dải hấp thụ trong phổ hồng ngoại của axit L-aspartic và các phức chất dựa theo tài liệu [16].

Kết quả phổ hấp thụ hồng ngoại của L-histidin, axit L-aspartic và các phức chất được trình bày trên hình 2.5, 2.6, 2.7, 2.8, 2.9, 2.10 và bảng 2.3.

Hình 2.6. Phổ hấp thụ hồng ngoại của phức chất Tb(His)3Cl3.8H2O

Hình 2.8. Phổ hấp thụ hồng ngoại của axit L-aspartic

Hình 2.10. Phổ hấp thụ hồng ngoại của phức chất Dy(HAsp)3.3H2O Bảng 2.3. Các tần số hấp thụ đặc trưng (cm-1) của L-histidin, axit L-aspartic

và các phức chất Hợp chất OHNH3  NH2 asCOO sCOO ΔasCOOs L-histidin - 3095,01 - 1583,24 1414,21 169,03 Tb(His)3Cl3.8H2O 3411,96 3114,40 - 1617,81 1420,50 197,31 Dy(His)3Cl3.8H2O 3431,81 3149,50 - 1625,39 1431,74 193,65 axit L-aspartic - - 3029,91 1655,21 1422,47 232,74 Tb(HAsp)3.3H2O 3479,64 - 3008,50 1637,66 1391,98 245,68 Dy(HAsp)3.3H2O 3441,69 - 3003,53 1639,30 1310,03 329,27 (-) Không xác định

Trong phổ hồng ngoại của L-Histidin, dải hấp thụ ở tần số 3095,01 cm-1 quy cho dao động hóa trị của nhóm

3

NH, dải hấp thụ ở 1583,24 cm-1 và 1414,21cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị bất đối xứng và đối xứng của nhóm COO-.

Có thể nhận thấy phổ hấp thụ hồng ngoại các phức chất của Tb3+, Dy3+ với L-Histidin đều khác với phổ của phối tử tự do về hình dạng cũng như vị trí của các dải hấp thụ đặc trưng. Điều này cho biết sự tạo phức đã xảy ra giữa các ion Tb3+, Dy3+ với L- Histidin.

Khi so sánh phổ hồng ngoại của các phức chất với phổ của L-Histidin ở trạng thái tự do nhận thấy dải hấp thụ ở 1583,24 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị bất đối xứng của nhóm COO- ( COO

as

 ) trên phổ của L-Histidin tự do bị dịch chuyển về vùng tần số cao hơn (1617,81cm-1 - 1625,39 cm-1). Dải hấp thụ ở 1414,21 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị đối xứng của nhóm COO- ( COO

s

 ) cũng bị dịch chuyển về vùng tần số cao hơn (1420,50 cm-1 - 1431,74 cm-1) trên phổ của các phức chất. Điều này chứng tỏ nhóm cacboxyl của L-Histidin đã phối trí với ion Ln3+ . Sự chênh lệch ∆ OO

as

C s

  của phức chất là lớn hơn so với của L-Histidin tự do, chứng tỏ L-Histidin đã liên kết với Tb3+, với Dy3+ qua nguyên tử oxi của nhóm cacboxyl. Dải dao động hóa trị ( 

3

NH

) của nhóm 

3

NH trên phổ của L- Histidin ở 3095,01 cm-1 bị dịch chuyển lên vùng tần số cao hơn (3114,40 cm-1- 3149,50 cm-1) trên phổ của các phức chất, chứng tỏ L-Histidin cũng đã liên kết với ion Ln3+. Ngoài ra, trên phổ của các phức chất còn xuất hiện dải hấp thụ ở tần số 3411,96 cm-1 - 3431,81 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị của nhóm OH- của nước, điều này chứng tỏ trong thành phần của phức có chứa nước và hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu phức chất bằng phương pháp phân tích nhiệt ở trên.

Trong phổ hồng ngoại của axit L-aspartic, dải hấp thụ ở tần số 3029,91cm-1 quy cho dao động hóa trị của nhóm NH2, dải hấp thụ ở 1655,21cm-1 và 1422,47 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị bất đối xứng và đối xứng của nhóm COO-.

Có thể nhận thấy phổ hấp thụ hồng ngoại các phức chất của Tb3+, Dy3+ với axit L-aspartic đều khác với phổ của phối tử tự do về hình dạng cũng như vị trí của các dải hấp thụ đặc trưng. Điều này cho biết sự tạo phức đã xảy ra giữa các ion Tb3+, Dy3+ với axit L-aspartic.

Khi so sánh phổ hồng ngoại của các phức chất với phổ của axit L-aspartic ở trạng thái tự do, chúng ta nhận thấy dải hấp thụ ở 1655,21cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị bất đối xứng của nhóm COO- ( COO

as

 ) trên phổ của axit L-aspartic tự do bị dịch chuyển về vùng tần số thấp hơn (1637,66 cm-1- 1639,30 cm-1). Dải hấp thụ ở 1422,47 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị đối xứng của nhóm COO- ( COO

s

 ) cũng bị dịch chuyển về vùng tần số thấp hơn (1310,03 cm-1 - 1391,98 cm-1) trên phổ của các phức chất. Điều này chứng tỏ nhóm cacboxyl của axit L-aspartic đã phối trí với ion Ln3+. Sự chênh lệch ∆ OO

as

C s

  của phức chất lớn hơn so với axit L- aspartic tự do, chứng tỏ axit L-aspartic đã liên kết với Tb3+, với Dy3+ qua nguyên tử oxi của nhóm cacboxyl. Dải dao động hóa trị (NH2) của nhóm NH2 trên phổ của axit L-aspartic ở 3029,91 cm-1 bị dịch chuyển lên vùng tần số thấp hơn (3003,53 cm-1- 3008,50 cm-1) trên phổ của các phức chất, chứng tỏ axit L- aspartic cũng đã liên kết với ion Ln3+. Ngoài ra trên phổ của các phức chất còn xuất hiện dải hấp thụ ở tần số 3441,69 cm-1 - 3479,64 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị của nhóm OH- của nước, điều này chứng tỏ trong thành phần của phức có chứa nước và hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu phức chất bằng phương pháp phân tích nhiệt ở trên.

Một phần của tài liệu Tổng hợp, nghiên cứu phức chất của Tecbi, Dysprosi với L Histidin, Axit L Aspartic và bước đầu thăm dò hoạt tính sinh học của chúng (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)