Tình hình nghiên cứu về cây mạch môn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu liều lượng phân bón cho cây mạch môn (ophiopogon japonicus wall) trồng xen trong vườn chè giai đoạn kiến thiết cơ bản tại huyện hà hòa, tỉnh phú thọ (Trang 29 - 35)

Cho ựến nay, với các tài liệu mà chúng tôi thu ựược ở Việt Nam, ựa số các tài liệu chỉ trình bày các kết quả nghiên cứu về mặt dược liệu của củ và rễ cây mạch môn, sử dụng củ và rễ cây mạch môn trong phòng và trị một số loại bệnh theo ựông y. Có rất ắt các nghiên cứu về ựặc ựiểm sinh học, kỹ thuật trồng, chăm sóc thu hoạch hay sử dụng cây mạch môn trồng xen với các loại cây trồng khác.

- Nghiên cứu về ựặc ựiểm sinh học của cây mạch môn ựã ựược mô tả trong các tài liệu giới thiệu về cây thuốc ở Việt Nam của GS. đỗ Tất Lợi cho thấy: cây mạch môn thuộc loại thảo, sống lâu năm, cao 10 - 40cm, rễ chùm, trên rễ có những chỗ phát triển thành củ mẫm. Lá mọc từ gốc, hẹp, dài 15 - 40cm, rộng 1- 4cm, gốc lá hơi có bẹ. Cành mang hoa dài 10 - 20cm, màu lơ nhạt, cuống dài 3 - 5mm, mọc tập trung 1- 3 hoa ở kẽ các lá bắc, màu trắng nhạt. Quả mọng màu tắm ựen, ựường kắnh của quả chừng 6mm. Quả có 1- 2 hạt. được trồng ở một số nơi, nhiều nhất ở Hải Hưng, Hà Sơn Bình, Hà Bắc (đỗ Tất lợi, 2005) [9].

Theo sách giới thiệu các loại cây thuốc quý Việt Nam mô tả: cây mạch môn thuộc loại thân cỏ nhiều năm mọc thành bụi, cao khoảng 40 cm, rễ chùm, có những chỗ phát triển thành củ hình trụ, dài khoảng 1,5 - 2 cm, ựường kắnh khoảng 0,6 - 0,9 mm, bề mặt lát cắt màu trắng, hơi trong, có lõi hẹp, mùi ựặc biệt. Thân trên mặt ựất ngắn. Lá hình dải hẹp, mọc chụm dưới ựất, xếp thành 2 dãy, dài 50 - 60 cm, rộng 0,8 cm, nhẵn, gốc có bẹ to có màng bao màu trắng ôm các bẹ lá bên trong, ựầu nhọn, gân lá song song, nổi rất rõ ở mặt dưới, mặt trên xanh lục sẫm, mặt dưới trắng nhạt, mép lá bén nhọn. Từ gốc lên ngọn, lá rộng dần và dẹp dần, màu cũng ựậm hơn. Rễ củ có tầng lông hút có lông hút ựơn bào. Tầng suberoid gồm 2 - 3 lớp tế bào hình ựa giác xếp sát nhau, vách tẩm suberin. Mô mềm vỏ rất rộng, tế bào ở phắa ngoài hình tròn hay ựa giác, tế bào ở phắa trong hình bầu dục theo hướng xuyên tâm; rải rác có bó tinh thể calci oxalat hình kim nhỏ hoặc lớn (hiếm gặp hơn). Nội bì hình chữ U, trụ bì gồm 1 - 2 lớp tế bào, hóa mô cứng rải rác. Các bó gỗ cấp 1 phân hóa hướng tâm, xếp xen kẽ với bó libe cấp 1. Vùng mô mềm ruột hẹp gồm các tế bào có vách mỏng, kắch thước nhỏ hơn tế bào mô mềm vỏ. Mạch hậu mộc nhỏ trong vùng mô mềm tủy bị hóa mô cứng (Trần Xuân Thuyết) [19].

- Các nghiên cứu về kĩ thuật trồng và chăm sóc cây mạch môn

Theo Trần Xuân Thuyết: cây mạch môn có thể trồng quanh năm, ựể ựảm bảo nguồn giống, nên trồng ngay sau vụ thu hoạch. Sau khi thu hoạch củ, tách từng gốc riêng rẽ, cắt bớt rễ, lá ựể làm giống, trồng với khoảng cách cây cách cây 20cm. Mạch môn là cây ưa ẩm, ưa ánh sáng nhưng cũng chịu hạn, chịu bóng, có thể phát triển trên mọi loại ựất, trừ nơi úng ngập .

Cách trồng:

- Trồng làm cảnh: trồng bao quanh bồn hoa, tạo hình tròn, vuông, sao 5 cánh... hay bao quanh hàng rào, dọc lối ựi... kết hợp thu dược liệu

trồng theo ựường ựồng mức, trồng từ lưng chừng ựồi xuống chân ựồi, cách 3 Ờ 4m trồng một vòng mạch môn. Mạch môn phát triển rất nhanh, bảo vệ ựất, chống xói mòn và giữ ẩm cho ựất ựồi rất tốt, năng suất củ mạch môn khá cao. - Trồng sản xuất: trồng kiểu luống khoai lang thấp (cao khoảng 20cm) mỗi năm bón phân và vun gốc một lần (vào tháng 9 dương lịch).

Nguyễn đình Vinh (2007) [20], nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng xen và che phủ trên ựất dốc tại Yên Châu - Sơn La cho thấy: trồng xen cây mạch môn trong các vườn ngô và xoài làm tăng ựộ che phủ mặt ựất ựến 50 - 60% so với chỉ trồng thuần một loại cây trồng chắnh, giảm lượng ựất bị xói mòn từ 10 - 15%, tăng ựộ ẩm ựất từ 5 - 12% , ựặc biệt trong các tháng mùa khô. Sử dụng các cây mạch môn trồng xen và che phủ ựất cho các vườn ngô và cây xoài ựều có ảnh hưởng tốt ựến sinh trưởng và phát triển cũng như năng suất của cây trồng chắnh.

Nguyễn Thế Hinh, Nguyễn đình Vinh (2009) [5] nghiên cứu ảnh hưởng của trồng xen cây mạch môn, cỏ ghi nê ựến sinh trưởng của cây chè KTCB tại Sơn La có kết luận: các công thức trồng xen cây cỏ ghi ne và mạch môn trong vườn chè KTCB có khả năng tăng ựộ che phủ bề mặt ựất, làm tăng ựộ ẩm ựất. Ngoài ra phần thân lá của cây cỏ ghine có thể sử dụng làm thức ăn gia súc và tạo nguồn hữu cơ ựể cải tạo ựất. Tuy nhiên do sinh trưởng của cây cỏ ghine nhanh nên che lấp ánh sáng của cây chè non dẫn ựến ảnh hưởng xấu ựến sinh trưởng của cây chè KTCB.

Nguyễn đình Vinh, Nguyễn Thị Thanh Hải (2011), ựã tiến hành ựiều tra thực trạng trồng và tiêu thụ cây mạch môn tại hai tỉnh Phú Thọ và Yên Bái, kết quả cho thấy: cây mạch môn (Ophiopogon Japonicus.Wall) là loại cây trồng có khả năng thắch ứng cao với các ựiều kiện che bóng, hạn, rét và ắt bị sâu bênh gây hại, có thể sinh trưởng, phát triển tốt trên các loại ựất xấu, yêu cầu thâm canh thấp. Cây mạch môn ựã ựược người dân sử dụng rộng rãi ựể

trồng xen dưới tán các loại cây ăn quả, cây công nghiêp lâu năm tại các vùng ựất dốc. Trồng cây xen cây mạch môn dưới tán các loại cây lâu năm có nhiều lợi ắch như: che phủ, bảo vệ ựất, cải tạo ựất, tăng hệ số sử dụng ựất, quản lắ cỏ dại, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mạch môn của người dân hoàn toàn mang tắnh tự phát và theo kinh nghiệm. Hiện chưa có các quy trình kỹ thuật ựể hướng dẫn trồng và chăm sóc cây mạch môn tại các ựiểm ựiều tra. Sản phẩm củ mạch môn ựược sử dụng làm dược liệu. Thị trường tiêu thụ củ mạch môn ựược ựánh giá rất thuận lợi, giá bán cao và ổn ựịnh, mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân. Người dân có thể chủ ựộng trong khâu tiêu thụ củ mạch môn. Các vùng trồng, sơ chế cây mạch môn tập trung tại hai tỉnh Phú Thọ và Yên Bái. Bước ựầu ựã thu thập ựược các kinh nghiệm trồng, chăm sóc, thu hoạch cây mạch môn và 10 mẫu giống ựể làm vật liệu khởi ựầu cho công tác chọn tạo giống cây mạch môn sau này [22].

Nguyễn đình Vinh, Nguyễn Thị Thanh Hải (2012) [24], nghiên cứu ảnh hưởng của mật ựộ, khoảng cách trồng xen cây mạch môn trong vườn bưởi tại Phú Thọ ựã ựưa ra kết luận:

Mật ựộ, khoảng cách trồng khác nhau có ảnh hưởng ựến rõ rệt ựến các chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao tán, chiều rộng tán, số nhánh/bụi, kắch thước lá và sinh khối của cây mạch môn.

Mật ựộ, khoảng cách trồng khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt ựến năng suất củ và rễ của cây mạch môn. Khoảng cách hàng 40 x 20cm/bụi, trồng 3 nhánh/bụi, cho năng suất củ, rễ mạch môn và lợi nhuận ựạt cao nhất.

Nguyễn đình Vinh, Nguyễn Thị Thanh Hải (2012) [25], nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón phân ựạm cho cây mạch môn trồng xen trong vườn bưởi, trên ựất xám feralit bị ựá ong hoá tại Phú Thọ ựã ựưa ra kết luận:

ảnh hưởng rõ rệt ựến các chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao cây, chiều rộng tán, số nhánh và kắch thước lá của cây mạch môn. Các chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao, chiều rộng tán lá của các công thức có bón ựạm sai khác không có ý nghĩa so với ựối chứng.

Liều lượng ựạm bón khác nhau có ảnh hưởng ựến khối lượng thân lá của cây mạch môn. Liều lượng ựạm bón tăng từ 30 ựến 50kgN trên nền bón 10 tấn phân chuồng + 30kgP2O5 và 30kg K2O/ha làm tăng khối lượng thân lá cây mạch môn sau trồng 18 và 36 tháng. Sau trồng 36 tháng khối lượng thân lá ựạt cao nhất ở công thức bón 40kgN + 10 tấn phân chuồng + 30kgP2O5 và 30kg K2O/ha.

Liều lượng bón ựạm có ảnh hưởng khác nhau ựến số lượng rễ, chiều dài rễ, số lượng củ, khối lượng rễ và khối lượng củ của cây mạch môn. Liều lượng bón ựạm tăng từ 30 ựến 50kgN/ha có xu hướng làm tăng chiều dài rễ, số lượng rễ củ và khối lượng rễ. Các công thức bón 30kg N và 40kg N trên nền bón 10 tấn phân chuồng + 30kg P2O5 và 30kg K2O/ha cho năng suất củ mạch môn cao nhất và sai khác có ý nghĩa với ựối chứng và công thức bón 50kg N/ha. Công thức bón 30kg N + 10 tấn phân chuồng + 30kg P2O5 và 30kg K2O/ha có tổng thu nhập từ củ, rễ, hiệu quả ựầu tư và hiệu suất sử dụng ựạm ựạt cao nhất.

Nguyễn đình Vinh (2012) [23], ựã nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón phân khoáng cây mạch môn trồng xen trong vườn bưởi, trên ựất xám feralit bạc màu tại Hạ Hoà, Phú Thọ ựã ựưa ra kết luận: các công thức bón phân hóa học với lượng bón ựạm khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt ựến số nhánh, số lá, kắch thước lá, số rễ, số củ của cây mạch môn so với ựối chứng không bón phân. Các công thức bón phân khác nhau không có ảnh hưởng rõ rệt ựến chiều cao và chiều rộng của tán cây. Cây mạch môn yêu cầu lượng phân ựạm thấp. Bón với liều lượng ựạm 20kg N/ha có ảnh hưởng tốt nhất ựến các chỉ tiêu sinh trưởng về số nhánh, số rễ, số củ trên cây mạch môn.

Trên ựất xám feralit bạc màu, công thức bón 10 tấn phân chuồng + 30kg P2O5 + 30kg K2O + 20kg N/ha cho năng suất củ mạch môn, thu nhập và lợi nhuận ựạt cao nhất.

- Nghiên cứu về sâu, bệnh và cỏ dại trong vườn chè trồng xen cây mạch môn

Nguyễn Thế Hinh, Nguyễn đình Vinh, Nguyễn Văn Tuất (2012) [6] nghiên cứu thành phần sâu, bệnh hại và cỏ dại trên vườn chè có trồng xen cây mạch môn tại Hạ Hoà, Phú Thọ ựã có các kết luận như sau:

Trong vườn chè non trồng trên ựất xám feralit bạc màu tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ có 15 loài cỏ dại gây hại chắnh. Trong ựó các loài cỏ có mức ựộ phổ biến và gây hại cao cho cây chè là cỏ thài lài, cỏ cứt lợn, hoa cúc dại và cỏ vừng.

Trồng xen cây mạch môn trong vườn chè có tác ựộng làm giảm rõ rệt khối lượng cỏ dại trong vườn chè. Tùy thuộc vào mức ựộ sinh trưởng của tán lá, trồng xen cây mạch môn có thể làm giảm khối lượng cỏ trong vườn chè khác nhau.

Cây mạch môn không phải là cây ký chủ của các loài sâu, bệnh hại chè. Trồng xen cây mạch môn trong vườn chè làm thay ựổi cường ựộ ánh sáng, ựộ ẩm và ựộ che phủ mặt ựất, nên có tác ựộng ựến sự phát sinh và gây hại của các loài sâu, bệnh hại chè. Trồng xen cây mạch môn trong vườn chè non làm tăng mật ựộ và tỷ lệ gây hại của rầy xanh, bọ xắt muỗi và bệnh ựốm nâu, làm giảm mật ựộ và tỷ lệ gây hại của bọ cánh tơ, nhện ựỏ gây hại trên cây chè.

Từ các thông tin chúng tôi thu thập ựược cho thấy: hiện nay ở Việt Nam việc nghiên cứu ựánh giá về khả năng thắch nghi của cây mạch môn, cũng như các kỹ thuật trồng xen, chăm sóc cây mạch môn hiện còn ắt ựược nghiên cứu. đặc biệt là nghiên cứu sử dụng cây mạch môn trồng xen trong vườn chè kiến thiết cơ bản, kỹ thuật bón phân cho cây mạch môn trồng xen trong vườn chè kiến thiết cơ bản còn chưa ựược nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu liều lượng phân bón cho cây mạch môn (ophiopogon japonicus wall) trồng xen trong vườn chè giai đoạn kiến thiết cơ bản tại huyện hà hòa, tỉnh phú thọ (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)