Tổng quan về côn trùng bộ cánh cứng (Coleoptera)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học một số chủng Baccillus thuringiensis sinh protein tinh thể diệt côn trung bộ cánh cứng (Trang 30 - 34)

Hình 1.5. Một số hình ảnh về côn trùng bộ cánh cứng (1: Mọt thóc đỏ, 2: Mọt ngô, 3: Xén tóc)

Côn trùng bộ cánh cứng đƣợc biết đến là côn trùng có số lƣợng loài lớn nhất, chúng có màu sắc, hình dạng, kích thƣớc, môi trƣờng sống rất đa dạng. Côn trùng bộ cánh cứng có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Chúng có thể sinh sống ở hầu hết các loại môi trƣờng trừ nƣớc và vùng cực địa.

Đặc trƣng phổ biến của côn trùng bộ cánh cứng là bộ xƣơng ngoài có cấu tạo rất chắc và ôm sát cơ thể bảo vệ cho chúng trƣớc các tác động cơ học bên ngoài. Tuy nhiên, lớp vỏ này lại làm cản trở sự chuyển động của chúng. Thông thƣờng, hầu hết các loài bọ cánh cứng bay không xa và liên tục.

Côn trùng bộ cánh cứng có đời sống dài và sinh sản nhanh hơn so với nhiều loài khác. Chúng có vòng biến thái hoàn toàn: Trứng - sâu non - nhộng - trƣởng thành và có thể phát triển ở mọi nơi từ vài tuần đến vài năm. Tùy từng loài mà trứng của chúng sẽ đƣợc đẻ ở gần nguồn thức ăn nhƣ trong đất hay trên cây trồng chủ. Số lƣợng trứng đẻ ra từ vài trứng đến vài trăm trứng, tùy thuộc từng loài. Vòng đời của chúng kéo dài chƣa đầy một năm hoặc có thể đến vài năm.

Côn trùng bộ cánh cứng Coleoptera có khoảng 350.000 loài đã đƣợc định tên thuộc 106 họ khác nhau: Chrysomelidae, Carabidae, Cerambycidae, Curculiodae, Tenebrionidae… bọ cánh cứng gây hại đáng kể về mặt kinh tế, trong số này có không ít loài gây hại, có loài phá hại cây trồng trên đồng ruộng (Chrysomela scriptae hại bông, Anomala hại gừng, Tenebrio moliar hại khoai tây…), có loài làm giảm chất lƣợng và sản lƣợng của nông sản phẩm, nhất là nông sản sau thu hoạch (mọt thóc đỏ Tribolium castaneum…)

Hình 1.6. Ấu trùng và mọt thóc đỏ trƣởng thành

Mọt thóc đỏ có tên khoa học là Tribolium castaneum. Nó đƣợc biết đến nhƣ là loại mọt cám. Về mặt cơ bản mà nói chúng tấn công vào các sản phẩm đã qua xay sát hoặc đã bị đập vỡ nhƣ bột mì, ngô, gạo... Những loại hạt ngũ cốc còn nguyên vẹn thì khả năng tấn công của chúng ít hơn hoặc là không đáng kể.

Mọt thóc đỏ thƣờng tấn công một cách bất ngờ, gây phá hoại lƣơng thực khi bảo quản, số lƣợng của chúng tăng lên nhanh chóng tạo thành các quần thể lớn. Những loại lƣơng thực bị mọt thóc đỏ xâm chiếm thƣờng có mùi hôi rất khó chịu và chất lƣợng bị giảm sút một cách đáng kể.

Do vậy mà việc bảo quản lƣơng thực đã gặp không ít khó khăn. Nhìn chung mọt thóc đỏ có những đặc điểm chung sau:

- Có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, tuy nhiên các loại thức ăn này thƣờng là các loại bột hoặc là các loại hạt đã bị đập vỡ. Loại thức ăn ƣa thích nhất của mọt thóc đỏ là bột mì.

- Có khả năng thích ứng với các điều kiện nhiệt độ thời tiết khác nhau, cho nên sự thay đổi điều kiện ngoại cảnh cũng không ảnh hƣởng nhiều tới mọt thóc đỏ, nếu có cũng chỉ làm giảm tốc độ phát triển của chúng.

- Tốc độ sinh sôi nảy nở nhanh và mạnh đặc biệt là khi gặp điều kiện thuận lợi.

- Phân bố rất rộng rãi.

Đặc điểm hình thái của mọt thóc đỏ:

- Dạng trƣởng thành: Có chiều dài 3 - 3,5 mm, rộng 0,97 - 1,5 mm, hình bầu dục dài và dẹt. Thân có màu nâu hơi đỏ và hơi bóng. Râu có 11 đốt, 3 đốt đầu phồng to. Mép ngực hơi uốn cong.

- Trứng: Có màu hơi trắng, có kích thƣớc dài 0,6 mm, rộng 0,4 mm. Vỏ trứng thƣờng thô và ráp.

- Ấu trùng: Có màu biến đổi từ màu kem đến màu vàng nâu. Dài tối đa 5-7 mm, thân dài và nhỏ. Toàn thân ấu trùng có 12 đốt, và có 6 chân. Đầu có màu nâu, thân có màu vàng hoặc nâu nhạt. Râu có 4 đốt trong đó đốt thứ tƣ nhỏ nhất.

Đặc tính sinh vật học:

Mỗi con cái đẻ từ 300 - 400 trứng trong khoảng thời gian từ 5 - 8 tháng, mỗi ngày chúng đẻ 2 - 3 trứng. Giai đoạn ấu trùng kéo dài khác nhau từ 22 ngày cho đến nhiều hơn 100 ngày. Trong giai đoạn này ấu trùng sẽ trải qua các 8 tuổi khác nhau (tuổi 1 từ 2 - 8 ngày, tuổi 2 từ 4 - 9 ngày, tuổi 3 từ 3 - 5 ngày,

tuổi 4 từ 2 - 11ngày, tuổi 5 từ 3 - 9 ngày, tuổi 6 từ 3 - 11 ngày, tuổi 7 từ 4 - 8 ngày, tuổi 8 từ 4 - 16 ngày) sau đó hoá nhộng. Khi ấu trùng đã sinh trƣởng đủ nó sẽ chuyển thành nhộng và sau một tuần con trƣởng thành chui ra khỏi nhộng. Một chu kỳ sống của mọt kéo dài tối thiểu là 7 - 12 tuần, với các con đực trƣởng thành thì có thể kéo dài tới 3 năm hoặc hơn.

Hình 1.7. Chu kỳ sống và phát triển của mọt thóc đỏ (Tribolium castaneum)

Nhiệt độ phát dục thích hợp nhất vào khoảng t = 28 - 300C. Khi đó nó hoàn thành vòng đời chỉ mất 27 - 35 ngày, dƣới 180C không phù hợp với việc phát dục và trên 400C ngừng phát dục.

Ở 420C tất cả các giai đoạn phát triển của mọt đều chết sau 114 giờ, ở 520C chết sau 3 giờ, mọt chết sau 15 phút, trứng chết sau 30 phút, sâu non chết sau 45 phút, nhộng chết sau 3 giờ.

Mọt thóc đỏ có thể bay nhƣng với khoảng cách ngắn. Ấu trùng và các con trƣởng thành của mọt thóc đỏ cũng thuộc loại ăn thịt đồng loại, đặc biệt là với các trƣờng hợp quần thể của chúng quá đông đúc, lƣợng thức ăn không đủ khi đó chúng sẽ sử dụng chính trứng và con nhộng làm thức ăn. Loài này có thể sống sót trong điều kiện rất khô. Chúng có thể phát triển trong phạm vi nhiệt độ 20 - 300C, độ ẩm 70 - 75%. Ở Canada, đây là loại côn trùng hại kho phổ biến thứ hai trong các kho dự trữ lƣơng thực ở trang trại đồng thời nó cũng là loại côn trùng gây hại nhiều nhất ở Mỹ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học một số chủng Baccillus thuringiensis sinh protein tinh thể diệt côn trung bộ cánh cứng (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)