Đặc điểm sinh hóa và huyết thanh học của Bacillus thuringiensis

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học một số chủng Baccillus thuringiensis sinh protein tinh thể diệt côn trung bộ cánh cứng (Trang 29 - 30)

subsp. tenebrionis

Năm 1981, deBarjac thông qua phƣơng pháp phân loại theo huyết thanh bởi kháng nguyên tiên mao H đã chỉ ra rằng Bt.t thuộc type huyết thanh Biovar

tenebrionis.

Tinh thể của Bt.t có thể hoà tan trong các dung dịch đặc NaBr, KBr hoặc NaI với pH = 10 - 12,5. Nội độc tố  đã hoà tan sau khi loại muối, sẽ làm thay đổi hoạt tính của tinh thể hoặc làm vô hiệu hoá tinh thể. Nhờ phân tích SDS -

PAGE đã chỉ ra rằng các tinh thể protein có thể tách thành hai dƣới đơn vị 68 kDa và 55 kDa (Bernhard 1986) hoặc 74 kDa và 68 kDa. Các kết quả nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, nội độc tố  chủ yếu là chuỗi peptide có khối lƣợng phân tử 67 kDa, còn lại có thể là các chuỗi polypeptid với khối lƣợng 46 kDa, 55 kDa, 73 kDa và 72 kDa. Điều này tuỳ thuộc vào việc kiểm soát các giai đoạn sinh trƣởng của quá trình hình thành bào tử.

Quá trình hình thành bào tử đƣợc chia làm 6 giai đoạn. Trong suốt giai đoạn 1 của quá trình hình thành bào tử chỉ có chuỗi peptid 73 kDa đƣợc tạo thành, trong khi đó thì ở giai đoạn 2 xuất hiện chuỗi peptid 67 kDa. Ở các giai đoạn sau và sau khi tinh thể đƣợc giải phóng, số lƣợng chuỗi 67 kDa càng ngày càng tăng còn chuỗi peptid 73 kDa càng ngày càng giảm. Khi thêm protease vào thì nó sẽ ức chế sự chuyển biến từ chuỗi peptid 73 kDa thành chuỗi peptit 67 kDa. Trong môi trƣờng có chứa trypsine thì nội độc tố  sẽ bị hoà tan tạo thành chuỗi 55 kDa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học một số chủng Baccillus thuringiensis sinh protein tinh thể diệt côn trung bộ cánh cứng (Trang 29 - 30)