Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình hình thành bào tử và tinh thể độc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học một số chủng Baccillus thuringiensis sinh protein tinh thể diệt côn trung bộ cánh cứng (Trang 27 - 28)

thể độc

Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng các yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình sinh trƣởng phát triển của Bt đều ảnh hƣởng tới quá trình sinh tổng hợp độc tố.

Nhiệt độ: Bt có khả năng sinh trƣởng, phát triển trong khoảng nhiệt độ 20 - 400C. Tuy nhiên nhiệt độ tối ƣu cho sự sinh trƣởng Bt là 28 - 320C. Nếu nhiệt độ dƣới 200

C và trên 320C đều có ảnh hƣởng lên quá trình hình thành bào tử. Nếu nuôi cấy ở 200C thì chu kì phát triển cần 64 giờ, trong khi đó nuôi cấy ở 350C thì thời gian cần cho chu kì phát triển giảm xuống còn 27 giờ và số bào tử tăng lên. Khi nuôi cấy Bt trên môi trƣờng thạch ở điều kiện nhiệt độ >= 400C thì Bt vẫn có khả năng phát triển nhƣng bào tử lại không đƣợc hình thành. Thêm vào đó nhiệt độ cũng có ảnh hƣởng lớn tới quá trình hình thành tinh thể độc, ở nhiệt độ < 140C sau 360 giờ nuôi cấy không quá 10% tinh thể đƣợc hình thành, nhƣng ở nhiệt độ 160C sau 168 giờ nuôi cấy lƣợng tinh thể tăng lên đạt tới 15%.

pH: pH là một trong số các yếu tố có ảnh hƣởng tới quá trình sinh trƣởng

Bt, ảnh hƣởng đến hoạt tính của Enzyme, ảnh hƣởng đến điện tích màng tế bào và sự hấp thu chất dinh dƣỡng, ảnh hƣởng tới khả năng cho nhận chất dinh dƣỡng trong môi trƣờng và tính độc của các vật chất có hại. Do đó pH quá cao hoặc quá thấp đều có hại tới Bt. Với pH dao động trong khoảng 5,8 - 8,5 không gây ảnh hƣởng tới sự hình thành tinh thể độc. Tuy nhiên sự thay đổi lớn yếu tố pH lại làm thay đổi số lƣợng bào tử. Thƣờng thì Bt phát triển tối ƣu ở pH = 7.

Oxy: Bt là vi khuẩn hô hấp hiếu khí cho nên oxy là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sinh trƣởng Bt. Tùy từng giai đoạn sinh trƣởng mà hàm lƣợng oxy cần cung cấp khác nhau.

Các nguồn dinh dưỡng: Bulla và Arcas và cộng sự đã nghiên cứu và nhận thấy rằng các hợp chất amoni vô cơ nhƣ (NH4)2SO4 không có hiệu quả trong việc thúc đẩy quá trình sinh trƣởng của Bt. Trong khi đó các nguồn nitơ hữu cơ nhƣ cao thịt, bột cá, bột đâụ tƣơng,... là yếu tố thúc đẩy quá trình sinh

trƣởng. Các chủng Bt khác nhau cần các axit amin khác nhau. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nguồn nitơ có ảnh hƣởng rất lớn tới sinh khối Bt và các protein tinh thể độc. Ngoài ra các ion khoáng nhƣ Ca, Mg, K,... cũng đƣợc coi là nguồn dinh dƣỡng cần thiết cho sự sinh trƣởng Bt.

Axit amin: Một số axitamin nhƣ leucine, isoleucine có tác dụng ức chế sự sinh trƣởng của Bt cũng nhƣ sự hình thành tinh thể độc, nhƣng khi cho thêm axit amin valine vào thì sự ức chế bị mất đi. Điều đó chứng tỏ rằng axit amin có ảnh hƣởng tới sự sinh trƣởng và hình thành tinh thể độc của Bt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học một số chủng Baccillus thuringiensis sinh protein tinh thể diệt côn trung bộ cánh cứng (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)