Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Tổ chức luân chuyển cán bộ quản lý các trường phổ thông huyện Phú Lương, Tỉnh Thái Nguyên (Trang 105 - 127)

* Về tính cần thiết: Để khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp tác giả

đã sử dụng câu hỏi 1 - Phụ lục 6: “Đ/C đánh giá như thế nào về mức độ cần thiết của các biện pháp sau?” Kết quả thu được:

100 83.3 100 100 90 0 16.7 0 0 10 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 Biện pháp T ỷ l %

Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết

Biểu đồ 3.1. Ý kiến của CBQL về tính cần thiết của các biện pháp

Qua biểu đồ 3.1 cho thấy:

- 100% CBQL đánh giá cao các biện pháp: “Xây dựng quy trình luân chuyển CBQL phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế”; “Bổ sung, hoàn thiện các nguyên tắc trong LCCBQL” và “ Xây dựng và hoàn thiện các điều kiện đảm bảo chất lượng công tác tổ chức LCCBQL” là cần thiết.

- 83.3% đến 90% CBQL cho rằng các biện pháp còn lại là cần thiết. - Không có ý kiến nào cho rằng các biện pháp trên là không cần thiết.

Như vậy, 5 biện pháp được đề xuất trong đề tài nghiên cứu đều được CBQL đánh giá ở mức độ cần thiết là rất cao, góp phần nâng cao hiệu quả công tác LCCBQL ở các trường phổ thông huyện Phú Lương.

* Về tính khả thi:Khảo sát về vấn đề này, tác giả đã sử dụng câu hỏi 2 - Phụ

90 100 100 100 93.3 10 0 0 0 6.7 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 Biện pháp T ỷ l ệ %

Khả thi Ít khả thi Ko. Khả thi

Biểu đồ 3.2. Ý kiến CBQL về tính khả thi của các biện pháp

Qua biểu đồ trên chúng tôi nhận thấy:

- 100% CBGV cho rằng biện pháp 2 “Gắn công tác quy hoạch của đơn vị với công tác LCCBQL”; biện pháp 3 “Bổ sung, hoàn thiện các nguyên tắc trong LCCBQL” và biện pháp 4 “Xây dựng và hoàn thiện các điều kiện đảm bảo chất lượng công tác tổ chức LCCBQL” mang tính khả thi.

- 90% đến 93.3% CBQL cho rằng biện pháp còn lại mang tính khả thi. Như vậy, đại đa số CBQL các cấp và CBQL các trường phổ thông đều cho rằng việc đề xuất các biện pháp trên trong đề tài là mang tính khả thi cao. Và qua đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác LCCBQL.

3.5. Kết luận chƣơng 3

Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Tỉnh Thái Nguyên đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn tới rất nặng nề, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức xứng tầm, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị đặt ra. Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định một trong ba khâu đột phá giai đoạn 2011 - 2020 là tập trung phát

triển nguồn nhân lực, trong đó nhấn mạnh: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới”.

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng tác giả đã đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác tổ chức LCCBQL. Các biện pháp được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau: Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục; nguyên tắc đảm bảo tính mục đích; nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và nguyên tắc đảm bảo tính kế hoạch.

Trên cơ sở các nguyên tắc trên tác giả đề xuất các biện pháp sau:

+ Biện pháp 1: Xây dựng quy trình LCCBQL phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế;

+ Biện pháp 2: Gắn công tác quy hoạch của đơn vị với công tác LCCBQL; + Biện pháp 3: Bổ sung, hoàn thiện các nguyên tắc trong LCCBQL;

+ Biện pháp 4: Xây dựng và hoàn thiện các điều kiện đảm bảo chất lượng công tác tổ chức LCCBQL;

+ Biện pháp 5: Phối hợp giữa các lực lượng để nâng cao hiệu quả công tác LCCB. Sau khi tiến hành khảo nghiệm cho thấy các biện pháp trên có tính cần thiết và khả thi cao và nếu được vận dụng sẽ có manglại kết quả khả quan trong công tác LCCBQL ở các trường phổ thông huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau nên trong quá trình triển khai cần tiến hành đồng bộ các biện pháp để đảm bảo hiệu quả của công tác tổ chức LCCB trường phổ thông ở Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý theo NQ 11 của Bộ Chính trị không phải là vấn đề mới mà là sự kế thừa, phát triển những quan điểm của Đảng và Bác Hồ về công tác cán bộ. Sở dĩ luân chuyển cán bộ là khâu đột phá bởi vì nếu làm tốt công tác luân chuyển cán bộ sẽ thúc đẩy việc đánh giá cán bộ, quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Tuy nhiên, luân chuyển cán bộ chỉ có thể trở thành khâu đột phá và phát huy tác dụng tốt khi nó được kết hợp chặt chẽ đồng bộ với các khâu khác của công tác cán bộ. Cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị cần được luân chuyển để đảm bảo cơ cấu, số lượng hợp lý, phù hợp với sở trường cán bộ. Tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có triển vọng đi vào rèn luyện trong thực tiễn, sát cơ sở, bộc lộ tài năng, khắc phục tình trạng khép kín trong từng ngành, từng địa phương, từng tổ chức, tạo nên sự đồng đều về chất lượng cán bộ từng cấp.

1.2. Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 11 - NQ/TW của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đã chứng tỏ đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng đã và đang từng bước đi vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ. Thực tiễn cho thấy, luân chuyển cán bộ đã góp phần thúc đẩy công tác quy hoạch cán bộ, tạo sự chuyển động mới trong công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; bước đầu khắc phục tình trạng trì trệ, khép kín, tạo bước trưởng thành của đội ngũ cán bộ được luân chuyển.

1.3. Phú Lương là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, mặc dù điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn nhưng đã có nhiều cố gắng trong quá trình triển khai công tác tổ chức LCCB nói chung, LCCBQL các trường phổ thông nói riêng và đã thu được nhiều kết quả đáng phấn khởi. CBQL trường phổ thông được luân chuyển đã xác định được trách nhiệm của mình, nhanh chóng nhập cuộc, bắt tay vào nhiệm vụ. Cán bộ quản lý trường phổ thông được luân chuyển đã khẳng định tính khả thi của đề án quy hoạch cán bộ của huyện gắn với việc luân chuyển CBQL trường phổ thông. Nhiều CBQL trường phổ thông được luân chuyển đã và sẽ trưởng thành trong thực tiễn công tác.

1.4. Trong giai đoạn hiện nay, để chủ trương LCCBQL các trường phổ thông đạt hiệu quả cao, trên cơ sở thống nhất về nhận thức, việc thực hiện cần phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản. Luân chuyển CBQL được tiến hành vừa mạnh dạn, vừa thận trọng, giải quyết tốt mối quan hệ giữa luân chuyển với ổn định và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên sâu. Không thực hiện đúng nguyên tắc này sẽ dẫn đến việc lợi dụng chủ trương luân chuyển cán bộ để điều động, đẩy người trung thực, thẳng thắn, người có năng lực nhưng không hợp với mình đi nơi khác. Đồng thời, trong cách làm phải thận trọng, chuẩn bị kỹ kế hoạch và lộ trình thực hiện; không làm ồ ạt, tràn lan, chạy theo số lượng, chỉ tiêu. Cần chú ý chọn thời điểm luân chuyển phù hợp và địa bàn mà cán bộ sẽ tham gia công tác lãnh đạo, quản lý, để phát huy tối đa năng lực, sở trường cán bộ. Trước khi giao nhiệm vụ cần phát huy trí tuệ tập thể, công khai trong đánh giá, nhận xét cán bộ, bàn bạc kỹ với cán bộ. Nếu cán bộ đó không gánh vác nổi nhiệm vụ thì chưa nên giao. Khi cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, cơ quan tổ chức cán bộ đã có kế hoạch, thực hiện theo đúng quy trình thì bản thân cán bộ được luân chuyển sẽ chấp hành nghiêm chỉnh quyết định, nêu cao tinh thần trách nhiệm, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.

1.5. Kinh nghiệm từ thực tế qua công tác LCCBQL các trường phổ thông tại Phú Lương cho thấy khi xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ phải tiến hành đồng bộ cả cách làm và bước đi. Kết hợp chặt chẽ các khâu đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và bố trí cán bộ trước và sau thời gian luân chuyển. Ngoài việc bám sát quy hoạch, phải căn cứ vào năng lực, sở trường của cán bộ và yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị mới để bố trí công việc phù hợp. Trong thời gian luân chuyển, cấp uỷ phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi, kịp thời giúp đỡ cán bộ luân chuyển vượt qua khó khăn, khắc phục những mặt yếu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời phải có nhận xét, đánh giá sau khi luân chuyển. Cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của các cấp uỷ cần chủ động xây dựng kế hoạch và chuẩn bị đầy đủ cho cán bộ luân chuyển về tư tưởng, sự hiểu biết về công tác xây dựng Đảng và tình hình nơi cán bộ được luân chuyển đến để tiếp cận nhanh điều kiện và môi trường công tác mới. Có chính sách phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ luân chuyển an tâm công tác, nhất là những nơi còn nhiều khó khăn.

1.6. Luân chuyển CBQL các trường phổ thông là nhiệm vụ quan trọng, nhưng không dễ dàng, đòi hỏi các cấp lãnh đạo và mỗi cán bộ, đảng viên, giáo viên có sự thống nhất từ nhận thức đến quá trình thực hiện, bảo đảm phát hiện, đánh giá đúng cán bộ, lựa chọn được những người thực đức, thực tài, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của ngành giáo dục.

1.7. Để nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ CBQL các trường phổ thông huyện Phú Lương đòi hỏi phải có những giải pháp nhất định. Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp sau:

+ Biện pháp 1: Xây dựng quy trình LCCBQL phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế;

+ Biện pháp 2: Gắn công tác quy hoạch của đơn vị với công tác LCCBQL; + Biện pháp 3: Bổ sung, hoàn thiện các nguyên tắc trong LCCBQL;

+ Biện pháp 4: Xây dựng và hoàn thiện các điều kiện đảm bảo chất lượng công tác tổ chức LCCBQL;

+ Biện pháp 5: Phối hợp giữa các lực lượng để nâng cao hiệu quả công tác LCCB. Các biện pháp này có quan hệ gắn bó với nhau, thực hiện tốt biện pháp này sẽ tạo điều kiện để thực hiện tốt các biện pháp khác. Sử dụng phương pháp chuyên gia để thẩm định tính cần thiết và khả thi của các biện pháp trên cho kết quả là tất cả các biện pháp đều được đánh giá là có tính cần thiết và khả thi.

2.Kiến nghị

2.1. Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo

Bộ giáo dục và đào tạo cần thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ và cập nhật kiến thức mới cho đội ngũ cán bộ. Xây dựng chương trình bồi dưỡng CBQL sát với thực tiễn giáo dục địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới hiện nay.

Chỉ đạo các trường phổ thông phải thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường trên địa bàn tỉnh. Tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy, sửa đổi, bổ sung, đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy, gắn kết giữa lý thuyết và thực tiễn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Tăng cường xây dựng đội ngũ GV đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng, có phương pháp sư phạm làm cơ sở cho công tác CBQL.

2.2. Đối với tỉnh

Tỉnh uỷ chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai LCCBQL theo đúng quy định của Trung ương và trực tiếp thẩm định, phê duyệt quy hoạch các CBQL thuộc dạng luân chuyển. Đồng thời, phân cấp về thẩm định, phê duyệt quy hoạch các chức danh cho cấp trực thuộc.

Tỉnh uỷ chỉ đạo các cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ tham mưu xây dựng và ban hành tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý, CBLC; xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, đối tượng luân chuyển; chỉ đạo hướng dẫn các cơ quan, đơn vị triển khai quy hoạch công chức chuyên môn theo vị trí công việc, ngạch bậc.

Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với luân chuyển cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển cán bộ; đồng thời tạo điều kiện về tinh thần, vật chất cho cán bộ hoàn thành nhiệm vụ.

Phải đảm bảo yêu cầu luân chuyển đúng mục đích, khách quan, bố trí đúng người, đúng việc. Cần nghiên cứu, bố trí cán bộ vào những vị trí phù hợp với năng lực chuyên môn, sở trường công tác.

2.3. Đối với Ban thƣờng vụ huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện và Phòng giáo dục đào tạo

Các cấp ủy phải tập trung xây dựng, cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý và công chức chuyên môn theo vị trí việc làm, trên cơ sở đó xác định rõ yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, sử dụng và đề bạt cán bộ. Đồng thời, xây dựng quy chế và kiên trì thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch, đào tạo bảo đảm tiêu chuẩn rồi mới tiến hành bố trí, LCCB.

Tập trung huy động nguồn vốn phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Chú trọng đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung, trang bị mới các thiết bị giảng dạy đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo.

Đầu tư xây dựng nhà công vụ cho cán bộ luân chuyển ở huyện. Trước mắt, xây dựng ở huyện một nhà công vụ để cán bộ luân chuyển yên tâm công tác.

Quản lý chặt chẽ cán bộ trong diện luân chuyển, tăng cường phối hợp quản lý cán bộ giữa cơ quan cử cán bộ và cơ quan tiếp nhận cán bộ luân chuyển.

Cung cấp đầy đủ các thông tin về nơi sẽ được luân chuyển đến, thuận lợi, khó khăn, những tính huống dự kiến có thể xảy ra để cán bộ luân chuyển được biết và có tâm thế chuẩn bị.

Xử lý nghiêm những cán bộ không chấp hành quyết định luân chuyển mà không có lý do chính đáng và những cán bộ lợi dụng việc luân chuyển để đẩy những cán bộ không hợp với mình đi nơi khác.

2.4. Đối với CBQL các trƣờng học

Cần thường xuyên học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cũng như nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý của cán bộ.

Chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có sự điều động, phân công công tác của cấp trên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Lương, Quyết định số 301-QĐ/HU ngày 20/12/2010, về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử

2. Bộ Chính trị (1999), Quyết định số 51-QĐ-TW về việc ban hành quy chế bổ nhiệm cán bộ.

3. Bộ Chính trị(2002), Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25/01/2002 về luân chuyển cán bộ

lãnhđạo, quản lý.

4. Bộ GD & ĐT, Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010, về việc ban hành Điều lệ

Một phần của tài liệu Tổ chức luân chuyển cán bộ quản lý các trường phổ thông huyện Phú Lương, Tỉnh Thái Nguyên (Trang 105 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)