Thực trạng tổ chức luân chuyển CBQL các trường phổ thông huyện Phú Lương

Một phần của tài liệu Tổ chức luân chuyển cán bộ quản lý các trường phổ thông huyện Phú Lương, Tỉnh Thái Nguyên (Trang 57 - 127)

2.2.1. Khái quát về giáo dục phổ thông huyện Phú Lƣơng

2.2.1.1. Mạng lưới, cơ cấu trường lớp

Trên địa bàn huyện Phú Lương gồm có 43 trường phổ thông:

+ Tiểu học: 27 trường công lập với tổng số 636 cán bộ giáo viên, công nhân viên trong đó trong biên chế 545, hợp đồng 91 cán bộ giáo viên, công nhân viên. + THCS: 16 trường công lập với tổng số 563 cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong đó trong biên chế 428, hợp đồng 135 cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Cho đến nay số lượng trường phổ thông trên địa bàn huyện không có nhiều biến động. Theo số liệu hiện hành toàn huyện hiện có 44 trường phổ thông trong đó:

+ Cấp Tiểu học có 27 trường = 333 lớp = 7.811 học sinh + Cấp THCS có 17 trường = 185 lớp = 5.661 học sinh

Hệ thống trường, lớp từng bước được đầu tư và xây dựng khang trang, cảnh quan môi trường thân thiện đảm bảo tốt cho các hoạt động giáo dục phổ thông. Đến nay toàn huyện có 43/62 trường đạt chuẩn quốc gia ở cả 3 cấp học, trong đó: Bậc Tiểu học đạt: 22/27 trường; THCS đạt: 12/17 trường.

Mạng lưới trường, lớp phổ thông trên địa bàn được bố trí, sắp xếp tương đối phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của từng xã, thôn, khe, bản. Hầu hết các thôn, khe bản xa trung tâm đều có các điểm trường nên học sinh đi lại học tập rất thuận lợi. Các trường phổ thông được phân bố như sau:

Bảng 2.1. Mạng lƣới trƣờng TH và THCS trên địa bàn huyện Phú Lƣơng

(Nguồn Phòng GDĐT huyện Phú Lương )

Toàn huyện Phú Lương hiện nay đã có hệ thống trường lớp tương đối hoàn chỉnh, thống nhất với đầy đủ các cấp học, loại hình học tập đáp ứng được nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong huyện. Hệ thống trường phổ thông được phân bố khắp các vùng trong huyện từ vùng thấp cho tới vùng cao, các xã thuận lợi cũng như các xã khó khăn thuộc diện 135, đặc biệt có xã có tới 4 trường phổ thông. Duy chỉ có 2 xã Ôn Lương và Phủ Lý là 2 xã có diện tích nhỏ và số dân ít nên không xây dựng trường THCS. Tuy nhiên, hai xã này nằm liền kề với xã Hợp Thành nên các em HS có thể đi học tại trường THCS một cách thuận lợi. Đặc biệt tại các trường thuộc xã đặc biệt khó khăn, địa bàn chia cắt, dân cư không tập trung thì huyện đã chủ trương xây dựng các điểm trường TH phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các em có thể theo học.

Cơ sở vật chất các trường đã được quan tâm đầu tư, trường học trong huyện đã được cải tạo và xây mới với tốc độ nhanh. Tính riêng trong năm học

STT Địa phƣơng Trƣờng Tiểu học Trƣờng THCS

1 Xã Yên Trạch 02 01 2 Xã Yên Ninh 01 01 3 Xã Hợp Thành 01 01 4 Xã Yên Đổ 02 01 5 Xã Ôn Lương 01 0 6 Xã Phủ Lý 01 0 7 Xã Tức Tranh 02 01 8 Xã Phú Đô 02 01 9 Xã Yên Lạc 02 01 10 Xã Động Đạt 02 02 11 Thị Trấn Đu 01 01 12 Xã Phấn Mễ 02 02 13 Thị Trấn Giang Tiên 01 01 14 Xã Cổ Lũng 02 01 15 Xã Sơn Cẩm 03 02 16 Xã Vô tranh 02 01 Cộng 27 17

2012 - 2013, ngành giáo dục Phú Lương h nước, nguồn xã hội hóa giáo dục

, 10 công tr ,

giá trên 1.

non 5 tuổi. Mặc dù địa hình phức tạp và còn nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội, nhưng các lớp học phổ thông trên địa bàn của huyện kể cả các xã, thôn, bản vùng sâu vùng xa không còn tình trạng lớp ghép, và lớp học ba ca.

2.2.1.2. Chất lượng giáo dục phổ thông

Chất lượng của giáo dục phổ thông trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là chất lượng học sinh các trường vùng sâu vùng xa của huyện.

+ Chất lượng đại trà năm học 2009 - 2010: Cấp Tiểu học xếp loại hạnh kiểm đạt là 7609 = 99.7%, xếp loại học lực giỏi và khá là 66.77%, trong đó các trường vùng sâu vùng xa đều có tỷ lệ học sinh giỏi và khá đạt trên 50% trở lên như: Vô Tranh I: 61.5%; Vô Tranh II: 70.1%; Tức Tranh I: 60.0%; Tức Tranh II: 70.2%; Phú Đô I: 61.1%; Phú Đô II: 62.4%; Yên Lạc I: 50.0%; Yên Lạc II: 55.2%; Yên Ninh: 71.5%; Yên Trạch I: 58.3%; Yên Trạch II: 63.5%. Cấp THCS tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt là 69.85%; xếp loại học lực giỏi và khá đạt 47.36% trong đó tỷ lệ học sinh xếp loại học lực giỏi và khá ở các trường vùng sâu vùng xa như: Vô Tranh: 47.16%; Tức Tranh: 48.43%; Phú Đô: 44.57%; Yên Lạc: 50.37%; Yên Trạch: 36.13%. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp các cấp được nâng cao, trong đó xét đỗ tốt nghiệp lớp 9 đạt 99.9%.

+ Chất lượng mũi nhọn: Số lượng học sinh đạt giải các kỳ thi cấp tỉnh, cấp quốc gia trong các năm gần đây ngày càng tăng. Cấp tiểu học có 95 em đạt giải kỳ thi Olympic tiếng anh và toán cấp tỉnh trên mạng, cấp quốc gia đạt 01 Huy chương vàng, 01 Huy chương đồng, 02 bằng danh dự. Đáng chú ý là các trường vùng sâu vùng xa đều có học sinh đạt giải trong kỳ thi sinh giỏi lớp 5 năm học 2009 - 2010. Vô Tranh I: 02 học sinh; Tức Tranh II: 02 học sinh; Phú Đô II: 01 học sinh; Yên Lạc II: 01 học sinh; Yên Ninh: 01 học sinh; Ôn Lương: 01 học sinh. Trong kỳ thi

học sinh giỏi cấp tỉnh Tiểu học Tức Tranh II có 02 học sinh, Tiểu học Yên Trạch II có 01 học sinh đạt giải. Cấp THCS có 87 em đạt giải cấp tỉnh và nhiều em đạt giải trong các kỳ thi khác. Trong tổng số 240 học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện năm học 2009 - 2010 có 81 học sinh thuộc các trường vùng sâu vùng xa (Yên Trạch:10 HS; Yên Đổ: 14 HS; Vô Tranh: 23 HS; Tức Tranh: 13 HS; Phú Đô: 11 HS; Yên Lạc: 10 HS).

2.2.1.3. Đội ngũ giáo viên và CBQL * Về đội ngũ giáo viên:

Tính đến nay khối Tiểu học có 564 giáo viên trực tiếp đứng lớp, khối THCS có 459 giáo viên. Nhìn chung chất lượng giáo viên các trường phổ thông huyện Phú Lương tương đối đồng đều và thường xuyên được nâng cao. Phòng GD&ĐT chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, tổ chức thực hiện có chất lượng các lớp bồi dưỡng trong tháng 8 đầu năm học cho 100% cán bộ giáo viên trên địa bàn huyện. Trong năm học hiện đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho 273 giáo viên đang học các lớp Đại học, 15 giáo viên đang học Cao đẳng theo chuyên ngành; tiếp tục nâng cao tỷ lệ giáo viên trên chuẩn, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Tính đến tháng 12 năm 2012 100% cán bộ, giáo viên và nhân viên có trình độ đạt chuẩn trở lên trong đó trình độ đào tạo trên chuẩn: Mầm non 273/422 = 64.7%, Tiểu học 558/697 = 80.0%, THCS 340/520 = 65.3%. Chất lượng giáo viên qua kết quả thi giáo viên dạy giỏi như sau:

- Cấp Tiểu học: Trong 2 năm tổ chức thi thì 27/27 trường đều có giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi, 114 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp huyện, 30 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Các trường vùng sâu, vùng xa tỷ lệ đạt giỏi nhiều hơn những năm trước, cụ thể Yên Trạch I: 02 người, Yên Trạch II: 01 người; Yên Ninh: 06 người; Yên Lạc I: 06 người; Yên Lạc II: 01 người; Hợp Thành: 04 người; Phú Đô I: 05 người; Phú Đô II: 02 người; Tức Tranh II: 06 người.

- Cấp THCS: Số giáo viên dạy giỏi đã tương đối đồng đều giữa các vùng miền. Kỳ thi giáo viên dạy giỏi năm học 2010 - 2011 tất cả các trường THCS đều có giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi. Trong tổng số 55 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi có 22 giáo viên các trường vùng sâu, vùng xa đó là Yên Trạch: 03 người; Yên đổ: 06 người; Yên Lạc: 02 người; Vô Tranh: 03 người; Tức Tranh: 03

* Về đội ngũ CBQL:

Tổng số CBQL các trường phổ thông là 88 người. Cụ thể cơ cấu, thực trạng CBQL các trường phổ thông như sau:

Bảng 2.2. Đội ngũ CBQL trƣờng Tiểu học huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên TT Tên trƣờng Số CBQL Nữ DT thiểu số Đảng viên Trình độ chuyên môn Dƣới chuẩn Đạt chuẩn Trên chuẩn 1 TH Yên Trạch 1 2 2 1 2 1 1 2 TH Yên Trạch 2 2 0 2 2 2 3 TH Yên Ninh 2 2 0 2 2 4 TH Yên Đổ 1 2 2 1 2 2 5 TH Yên Đổ 2 2 2 0 2 2 6 TH Động Đạt 1 2 2 1 2 1 1 7 TH Dương Tự Minh 2 2 0 2 1 1 8 TH thị trấn Đu 2 2 0 2 2 9 TH Hợp Thành 2 2 2 2 2 10 TH Ôn Lương 2 2 2 2 1 1 11 TH Phủ Lý 2 2 0 2 2 12 TH Phấn Mễ 1 2 2 0 2 2 13 TH Phấn Mễ 2 2 2 0 2 2 14 TH Giang Tiên 2 2 0 2 2 15 TH Cổ Lũng 1 2 2 1 2 2 16 TH Cổ Lũng 2 2 2 0 2 1 1 17 TH Sơn Cẩm 1 2 2 1 2 2 18 TH Sơn Cẩm 2 2 2 0 2 2 19 TH Sơn Cẩm 3 2 2 1 2 2 20 TH Vô Tranh 2 2 1 2 2 21 TH Vô Tranh 2 2 2 0 2 2 22 TH Tức Tranh 1 2 1 2 2 2 23 TH Tức Tranh 2 3 1 2 3 2 1 24 TH Phú Đô 1 2 2 0 2 1 1 25 TH Phú Đô 2 2 1 0 2 1 1 26 TH Yên Lạc 1 2 2 0 2 1 1 27 TH Yên Lạc 2 2 2 0 2 2 Cộng 55 49 17 55 0 20 35

Bảng 2.3. Đội ngũ CBQL trƣờng THCS huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên TT Tên trƣờng Số CBQL Nữ DT thiểu số Đảng viên Trình độ chuyên môn Dƣới chuẩn Đạt chuẩn Trên chuẩn 1 THCS Yên Trạch 2 0 2 2 1 1 2 THCS Yên Ninh 2 1 1 2 1 1 3 THCS Yên Đổ 2 1 1 2 1 1 4 THCS Dương Tự Minh 2 2 0 2 1 1 5 THCS thị trấn Đu 1 1 1 1 1 6 THCS Động Đạt 1 2 1 0 2 1 1 7 THCS Hợp Thành 2 1 0 2 2 8 THCS Phấn Mễ 1 2 2 1 2 2 9 THCS Phấn Mễ 2 2 1 0 2 1 1 10 THCS Giang Tiên 2 2 0 2 2 11 THCS Cổ Lũng 2 1 1 2 2 12 THCS Sơn Cẩm 1 2 2 1 2 2 13 THCS Sơn Cẩm 2 2 1 1 2 2 14 THCS Vô Tranh 2 2 1 2 2 15 THCS Tức Tranh 2 2 1 2 2 16 THCS Phú Đô 2 2 0 2 1 1 17 THCS Yên Lạc 2 0 1 2 2 Cộng 33 25 12 33 0 10 23

(Nguồn phòng GD & ĐT huyện Phú Lương, tại thời điểm tháng 12 - 2012)

Qua số liệu trên ta thâý :

- Về cơ cấu giới: Trong tổng số 88 CBQL thì có tới 74 cán bộ là nữ, chiếm 84.1%. Tỷ lệ trên đã thể hiên rõ đặc thù ngành giáo dục là ngành thường thu hút nhiều lao động nữ. Đồng thời cũng chứng tỏ sự quan tâm của các cấp đối với công tác cán bộ nữ trong những năm qua và cũng là điều đáng phấn khởi vì năng lực, trình độ quản lý của cán bộ nữ ngày càng được nâng cao, được đồng nghiệp giáo viên tin tưởng và quý mến.

- Về trình độ chuyên môn: Từ số liệu trên cho thấy về trình độ chuyên môn, đội ngũ CBQL trường phổ thông huyện Phú Lương 100% đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó có 69.5% CBQL đạt trình độ trên chuẩn. Đây là một thuận lợi cơ bản, rất quan trọng đối với lực lượng quản lý.

- Về độ tuổi và thâm niên quản lý: Được thể hiện ở bảng sau :

Bảng 2.4. Độ tuổi và thâm niên quản lý của CBQL các trƣờng phổ thông huyện Phú Lƣơng

Tổng số

CBQL Độ tuổi Thâm niên quản lý

88 < 35 35 - 45 > 45 < 5 năm < 10 năm > 10 năm

20 56 12 39 34 15

(Nguồn phòng GD & ĐT huyện Phú Lương, tại thời điểm tháng 12 - 2012)

Qua số liệu thống kê về độ tuổi của đội ngũ CBQL các trường phổ thông huyện Phú Lương chúng ta thấy: Hầu hết đội ngũ CBQL đang ở độ tuổi sung sức:

Từ 35 đến 45 tuổi: 56 người, chiếm tỷ lệ 63.6%. Đây là lực lượng CBQL được tin cậy nhiều nhất, lực lượng này vừa hăng say công tác lại vững vàng về chuyên môn và nghiệp vụ quản lý. Họ cũng sẵn sàng tiếp thu cái mới, cải tiến phương pháp làm việc để mang lại hiệu quả quản lý ngày càng cao hơn, là sức mạnh, nòng cốt của đội ngũ CBQL giáo dục huyện Phú Lương.

Lực lượng quản lý trẻ dưới 35 tuổi có 20 người, chiếm tỷ lệ 22.7%. Lực lượng này có tính năng động cao, sáng tạo trong công việc, dám nghĩ, dám làm, có thể làm nên những bước đổi mới có tính đột phá. Đội ngũ CBQL trẻ hăng say, nhiệt tình có thể sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu theo sự điều động, nhưng cũng dễ có những việc làm bột phát, có những quyết định không chín chắn nên cũng phải chú ý theo dõi, giúp đỡ để họ có thể tránh được những sai lầm.

Số CBQL tuổi trên 45 có 12 người, chiếm tỷ lệ 13.7%. Đây là lực lượng có nhiều kinh nghiệm quản lý nhưng thường có sức khoẻ yếu, ngại tiếp thu cái mới, hay bảo thủ và chủ quan. Lực lượng CBQL nhiều tuổi cần được quan tâm, động viên thường xuyên và kịp thời để họ tiếp tục đem hết khả năng, kinh nghiệm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục đồng thời dìu dắt lớp trẻ ngày càng vững càng hơn trong công tác quản lý.

Số CBQL có thâm niên trên 10 năm là 15 người, chiếm tỷ lệ là 17.1%. Đây là lực lượng quản lý đã có nhiều năm công tác, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và là lực lượng nòng cốt trong công tác quản lý ở các trường phổ thông huyện Phú Lương. Đội ngũ này ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ, còn phải có trách nhiệm hướng dẫn, dìu dắt, động viên lực lượng CBQL trẻ và nhiều tuổi cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Lực lượng CBQL trẻ có thâm niên quản lý dưới 5 năm có 39 người, chiếm tỷ lệ 44.3%. Số cán bộ này kinh nghiệm quản lý chưa nhiều nhưng rõ ràng họ là những người có tố chất, mới được đề bạt, rất nhiệt tình, hăng say trong công việc. Nếu được bồi dưỡng, động viên tốt, họ sẽ phát huy hết sức mình và sẽ nhanh chóng trưởng thành, và là đội ngũ CBQL chủ chốt trong tương lai.

Lực lượng CBQL từ 5 năm đến 10 năm có 34 người, tỷ lệ 38.6%. Lực lượng này hết sức năng động, sáng tạo, dễ tiếp thu, ủng hộ những đổi mới, cải tiến trong công tác. Hiện nay trong công tác cán bộ chúng ta đang hết sức chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ trẻ nhằm trẻ hoá đội ngũ CBQL. Những đối tượng này cần được quan tâm để chất lượng đội ngũ CBQL ngày càng cao hơn, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông trong thời kỳ mới.

2.2.2. Thực trạng tổ chức luân chuyển CBQL các trường phổ thông huyện Phú Lương

2.2.2.1. Nhận thức về tổ chức LCCBQL trường phổ thông

Để tìm hiểu nhận thức của các cấp, các nghành và của giáo viên, CBQL các trường phổ thông về vấn đề luân chuyển CBQL, tác giả đã tiến hành khảo sát hai nhóm đối tượng sau:

a. Nhóm thứ nhất: Các cấp quản lý ở huyện

Tác giả đã tiến hành khảo sát 20 người là cán bộ các phòng, ban liên quan và 10 người là Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy. Qua khảo sát, cho thấy: Đa số cán bộ thuộc các cấp quản lý ở huyện như: Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Nội vụ huyện, Ban Tổ chức Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy... đã nhận thức rõ tầm quan trọng, ý nghĩa, vai trò của công tác LCCB lãnh đạo nói chung, công tác LCCBQL giáo dục nói riêng. Công tác LCCBQL các trường phổ thông luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, Uỷ ban kiểm tra, Huyện ủy kiểm tra đánh giá, chấn chỉnh kịp thời những tồn tại trong quá trình thực hiện

giúp cho công tác điều động luân chuyển cán bộ, giáo viên ngành Giáo dục thực sự

Một phần của tài liệu Tổ chức luân chuyển cán bộ quản lý các trường phổ thông huyện Phú Lương, Tỉnh Thái Nguyên (Trang 57 - 127)