Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Một phần của tài liệu Tổ chức luân chuyển cán bộ quản lý các trường phổ thông huyện Phú Lương, Tỉnh Thái Nguyên (Trang 85 - 86)

Việc xây dựng các biện pháp tổ chức luân chuyển CBQL các trường phổ thông huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên phải dựa trên cơ sở thực tiễn công tác cán bộ của toàn tỉnh Thái Nguyên cũng như chiến lược nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác LCCBQL của toàn huyện. Công tác luân chuyển cán bộ phải phù hợp với yêu cầu, điều kiện và hoàn cảnh của các trường phổ thông cũng như của địa phương. Đối với công tác tổ chức luân chuyển CBQL, nguyên tắc này chính là sự đòi hỏi phải thể hiện trình độ nhận thức cao của đội ngũ lãnh đạo, quản lý.

Nội dung công tác tổ chức luân chuyển cán bộ cần phải đảm bảo một số yêu cầu mang tính thực tiễn: Nhằm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; nhằm rèn luyện, thử thách và khảo nghiệm cán bộ để làm căn cứ cho việc bố trí, sắp xếp và sử dụng cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy hoạch; nhằm tạo điều kiện cho cán bộ khi hết hai nhiệm kỳ làm lãnh đạo, quản lý được chuyển sang một công tác mới phù hợp với năng lực và sở trường của cán bộ và nhằm phá vỡ thế khép kín, cục bộ địa phương trong công tác cán bộ hiện nay.

Như vậy, tính thực tiễn đảm bảo cho công tác luân chuyển CBQL phù hợp với thực tiễn của đất nước và thực tiễn địa phương. Xây dựng biện pháp tổ chức

luân chuyển CBQL các trường phổ thông huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên phù hợp với đặc điểm và điều kiện thực tiễn là con đường cơ bản nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác luân chuyển cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.

Một phần của tài liệu Tổ chức luân chuyển cán bộ quản lý các trường phổ thông huyện Phú Lương, Tỉnh Thái Nguyên (Trang 85 - 86)