- Hoàn thiện đồng bộ hệ thống các Quy chế, Quy trình nghiệp vụ quản lý cho vay đầu tư của Nhà nước.
NHPTVN cần nghiên cứu xây dựng quy trình nghiệp vụ khoa học theo phương châm tránh gây phiền hà cho khách hàng, như:
- Chủ dự án chỉ phải liên hệ với một đầu mối duy nhất, không phải đi lại nhiều lần và qua nhiều Phòng, Ban tại Chi nhánh và Hội Sở chính.
- Tổ chức quy trình nghiệp vụ khoa học, có sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng thẩm định với các phòng nghiệp vụ để đảm bảo tính chính xác và khách quan của các chỉ tiêu đánh giá về tính khả thi của dự án đầu tư và năng lực vay vốn của chủ dự án.
- Thực hiện tốt công tác công khai quy trình nghiệp vụ để khách hàng năm rõ thủ tục và các bước công việc khi giao dịch tại hệ thống NHPTVN.
- Tích cực tìm hiểu và học hỏi từ các mô hình tài chính phát triển tương tự ở các nước trên thế giới và trong khu vực, từ đó nắm bắt được kinh nghiệm và vận dụng thực tiễn trong hoạt động của mình.
Bên cạnh đó, cần tăng cường phân cấp cho Chi nhánh NHPT trong việc thẩm định, quyết định cho vay. Cùng với sự trưởng thành của NHPTVN, năng lực chỉ đạo về chuyên môn và nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ các Chi nhánh NHPT đã được nâng cao thêm một bước. Vì vây, việc đẩy mạnh phân cấp cho Chi nhánh NHPT trong việc thẩm định, quyết định cho vay sẽ tạo điều kiện cho các Chủ đầu tư tiếp cận nhanh và xử lý cơ hội kinh doanh được thuận lợi hơn, đồng thời giảm thiểu được thời gian và thủ tục đầu tư.
Đẩy mạnh phân cấp nhưng không có nghĩa là phân cấp tràn lan. Phân cấp cần gắn liền với năng lực và khả năng huy động vốn của từng Chi nhánh NHPT và phải đảm bảo có sự hướng dẫn và kiểm soát chặt chẽ của cơ quan
Trung ương, phải thực hiện nghiêm túc các quy chế và quy trình nghiệp vụ nhằm đảm bảo sự an toàn về vốn và tài sản của Nhà nước và của đội ngũ cán bộ trong hệ thống NHPTVN.
- Cần xây dựng hệ thống công cụ hỗ trợ cho công tác quản lý rủi ro trong cho vay đầu tư.
NHPT Việt Nam cần sớm nghiên cứu, ban hành hệ thống chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp. Hiện nay, rất nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam đã áp dụng hệ thống này, sẽ là cơ sở để NHPT Việt Nam tham khảo và lựa chọn hệ thống phù hợp với đặc điểm hoạt động của mình. Nó là cơ sở để NHPT Việt Nam có thể áp dụng phương pháp phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo chuẩn mực quốc tế.
- Tăng cường công tác hỗ trợ xử lý nợ và thu hồi nợ với các Chi nhánh. Cần phân định rõ trách nhiệm trong công tác thu hồi và xử lý nợ vay đối với từng cấp ( Cán bộ Hội Sở chính và các Chi nhánh NHPT các tỉnh, TP) + Thường xuyên rà soát toàn bộ kế hoạch thu nợ của từng dự án, để giao đúng, giao đủ kế hoạch thu nợ cho các Chi nhánh NHPT.
+ Đối với các dự án có nguồn trả nợ từ Ngân sách Trung ương, cần chủ động làm việc với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải để bố trí bổ sung nguồn trả nợ đủ cho NHPTVN theo hợp đồng tín dụng.
+ Theo dõi chặt chẽ tình hình nợ quá hạn, lãi treo, nên tổ chức các đoàn đốc thu tại các Chi nhánh NHPT có nợ tồn đọng nhiều hoặc mới phát sinh mà Chi nhánh NHPT chưa có biện pháp xử lý hiệu quả.
+ Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp xử lý nợ vay vốn đầu tư phát triển để đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt và tàu dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ.
+ Cần sớm tiến hành xây dựng quy chế, quy trình về xử lý nợ vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước; xây dựng chế tài xử lý trách nhiệm trả nợ vay
vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước đối với các chủ đầu tư chây ỳ, cố tình chiếm dụng vốn của Nhà nước.
+ Nghiên cứu áp dụng thí điểm hình thức thu hồi nợ thông qua Công ty mua bán nợ của Bộ Tài chính đối với một số dự án.
+ Cần xây dựng cơ chế gắn chặt hơn kết quả thu hồi nợ vay với quỹ lương được hưởng của từng Chi nhánh.
Tăng cường chức năng cho Trung tâm xử lý nợ. Hiện nay, Trung tâm xử lý nợ của NHPT Việt Nam được thành lập chỉ với chức năng chính là xử lý nợ các dự án đúng quy định của Nhà nước. Như vậy, Trung tâm này mới chỉ thực hiện chức năng xử lý các khoản nợ đã bị rủi ro. Trong thời gian tới, cần phải tăng cường thêm chức năng dự báo sớm các dấu hiệu rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động của ngành.