Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư phát triển tại sở giao dịch I Ngân hàng phát triển Việt Nam (Trang 33 - 128)

1.5.2.1. Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng - Chính sách tín dụng không hợp lý

Chính sách tín dụng có tác động rất lớn đến chất lượng tín dụng, nó định hướng về cơ cấu tín dụng, lĩnh vực đầu tư tín dụng, lãi suất, cơ chế nghiệp vụ đối với cán bộ tín dụng, quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ tín dụng, quy trình nghiệp vụ tín dụng ....

Nếu ngân hàng xác định chính sách tín dụng mở rộng, tăng trưởng trước mắt thì sẽ ít quan tâm đến cơ cấu tín dụng, chất lượng tín dụng. Việc lựa

chọn khách hàng vay không chặt chẽ, cho vay tràn lan và cho vay không có cơ sở đảm bảo, cán bộ tín dụng không được coi trọng, .... Với chính sách như vậy rất dễ gây rủi ro về sau này đối với hoạt động tín dụng và cơ cấu nguồn vốn huy động.

- Quy trình cho vay thiếu chặt chẽ và không phù hợp:

Quy trình tín dụng thông thường được xây dựng trên những quy định chung của pháp luật và đặc thù trong hoạt động của mỗi ngân hàng. Việc xây dựng quy trình không chặt chẽ có thể gây ảnh hưởng làm tăng rủi ro tín dụng của ngân hàng do:

+ Thông tin cần thực hiện trong các bước không được quy định chi tiết đầy đủ. Ví dụ cho vay xây lắp trước kia chỉ cần có hợp đồng kinh tế gửi đến ngân hàng là có thể xét duyệt cho vay, chưa quan tâm đến nguồn vốn thanh toán có hay không.

+ Mối quan hệ giữa các bước không được nhận thức đầy đủ và đúng quy định cho phù hợp

+ Quy trình thẩm định khách hàng thường được xem là quan trọng nhất, tuy nhiên để có thể thẩm định có hiệu quả, chất lượng thì việc thu thập thông tin phải có chất lượng. Song khi thực hiện thẩm định hồ sơ khách hàng, các ngân hàng nhiều khi không thấy được rằng đây chính là điều kiện đánh giá khả năng của khách hàng trong hiện tại và tương lai, mối quan hệ giữa các nội dung thẩm định thực chất là tuân thủ nguyên tắc tín dụng, yêu cầu pháp luật về quan hệ kinh tế ... đôi khi thẩm định trên ý trí chủ quan, cảm tính trước khi tiến hành thẩm định.

+ Trong quá trình ký kết hợp đồng, ngân hàng thường dựa trên hợp đồng mẫu song chính điều này có thể có những hạn chế khi không đề cập những đặc thù của từng khoản vay, điều kiện tín dụng...

+ Quá trình giải ngân thiếu căn cứ xác đáng về đối tượng vay vốn, thời điểm giải ngân

+ Công tác kiểm tra, giám sát khách hàng chỉ dừng lại ở việc sử dụng tiền vay.... chưa quan tâm đến hiệu quả sử dụng tiền vay.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ ngân hàng lạc hậu:

Cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ bao gồm: hệ thống máy móc thiết bị, chương trình phần mền hiện đại và phù hợp phục cho quá trình cho vay, thẩm định dự án, thu thập và xử lý thông tin... nếu cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu quá trình thu thập thông tin không cập nhật, chính xác ... việc thẩm định quyết định cho vay không hiệu quả, rủi ro tín dụng dễ xảy ra.

- Trình độ của cán bộ tín dụng hạn chế không đáp ứng được yêu cầu:

Con người là yếu tố quan trong trong mọi hành động, trong hoạt động tín dụng ngân hàng yếu tố cán bộ tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng thể hiện qua:

+ Trình độ chuyên môn, hiểu biết về các kiến thức kinh doanh ngân hàng, hoạt động kinh doanh của khách hàng, kiến thức pháp luật, trình độ thẩm định khách hàng, dự án còn hạn chế do vậy dễ dẫn đến rủi ro tín dụng.

+ Do cán bộ thực hiện nghiệp vụ không có đạo đức nghề nghiệp, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích ngân hàng thì rất dễ cấu kết với khách hàng để hợp thức hồ sơ vay vốn, rủi ro rất rễ xảy ra.

-Rủi ro đạo đức do cán bộ ngân hàng không chấp hành đúng quy trình cho vay hay thông đồng với khách hàng cố ý làm trái rút tiền ngân hàng:

Đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên rủi ro tín dụng. Khi cho vay do cán bộ ngân hàng không thực hiện đúng quy trình cho vay bỏ qua các bước cần thiết, thu thập thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác, cho vay dựa trên cảm tính, không dựa trên tài liệu chứng minh ... Vì vậy việc ra quyết định cho vay không chính xác, cho vay khi các điều kiện chưa đầy đủ, khả năng rủi ro xảy ra rất cao và việc khả năng thu hồi vốn rất khó. Chẳng hạn khi cho vay yêu cầu khách hàng phải có tài sản bảo đảm đủ điều kiện pháp lý, có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và phải đăng ký

giao dịch bảo đảm ...Tuy nhiên cán bộ tín dụng xét duyệt cho vay khi điều kiện pháp lý trên chưa đầy đủ, khách hàng không trả nợ, ngân hàng không có đủ cơ sở, điều kiện phát mại tài sản đã cầm cố, thế chấp để thu hồi vốn.

Hoặc là cán bộ ngân hàng thông đồng với khách hàng giả mạo giấy tờ, giả mạo hồ sơ, đưa các thông tin không trung thực vào hồ sơ,…. để vay tiền ngân hàng sau đó không trả được nợ cho ngân hàng.

- Đánh giá không đúng về tài sản bảo đảm:

+ Không xác định đúng giá trị tài sản bảo đảm: Do việc xem xét đánh giá giá trị tài sản không dựa trên khả năng chuyển nhượng, có thị trường tiêu thụ hay không và việc đánh giá thiếu cơ sở. Vì vậy tài sản bảo đảm được đánh giá cao hơn giá trị thực của nó, khi phát mại khả năng thu hồi đủ vốn rất khó khăn.

+ Ngân hàng gặp khó khăn trong việc tiếp cận, nắm giữ các tài sản bảo đảm: Trong quá trình cho vay, một số tài sản làm bảo đảm cho số tiền vay vốn nhưng ngân hàng chỉ giữ giấy tờ gốc về tài sản, khách hàng giữ và sử dụng tài sản, khi giữ tài sản khách hàng có thể thay thế phụ tùng, bán máy móc thiết bị trong khi ngân hàng không biết. Do vậy gây rủi ro cho ngân hàng.

1.5.2.2. Nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng - Rủi ro trong kinh doanh của người đi vay:

+ Trình độ quản lý kinh doanh của doanh nghiệp kém: sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng rất cao, khi đội ngũ quản lý kém hiệu quả, không năng động thì việc quản lý các khoản chi phí không tiết kiệm, dẫn đến chi phí cao, giá thành sản phẩm cao, giảm khả năng cạnh tranh, tiêu thụ sản phẩm.

+ Bản thân doanh nghiệp bị lừa đảo hoặc bạn hàng của doanh nghiệp gặp rủi ro, liên quan pháp luật ....do vậy doanh nghiệp không thu hồi được vốn và không thể trả nợ tiền vay ngân hàng.

+ Xử lý các vấn đề thị trường: Doanh nghiệp gặp phải những bất trắc trong kinh doanh, ngoài ý muốn của các điều kiện sản xuất kinh doanh như biến động về thị trường cung cấp, thị trường tiêu thụ sản phẩm...

Thông tin về thị trường, các sản phẩm thay thế, sản phẩm bổ sung các yếu tố đầu vào.

+ Hạn chế của nhân viên thuộc doanh nghiệp

Sự yếu kém của đội ngũ nhân viên, thể hiện ở trình độ chuyên môn, tay nghề, kỷ luật không cao, đạo đức nghề nghiệp không được đảm bảo.... Với đội ngũ không đủ trình độ trên thì doanh nghiệp không thể hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

- Rủi ro tài chính:

Doanh nghiệp không có đủ vốn kinh doanh, cơ cấu vốn không hợp lý, việc đầu tư quá mức mà không quan tâm đến hiệu quả kinh tế, việc đầu tư khi chưa xác định có đủ nguồn vốn tài trợ. Do vậy doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn, gây mất cân đối, đẫn đến khả năng thanh toán hiện thời giảm, rủi ro trong thanh toán các khoản vay ngắn hạn tăng lên, rủi ro trong việc trả nợ vay cho ngân hàng.

- Rủi ro đạo đức:

Trong quan hệ vay vốn, để vay được vốn một số doanh nghiệp cố tình cung cấp thông tin sai lệch để vay vốn như:

+ Thông tin về tình hình tài chính: khách hàng khó khăn nhưng lập báo cáo gửi ngân hàng vẫn có lãi, tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

+ Thông tin về tài sản bảo đảm: tài sản đã bán nhưng khách hàng vẫn kê lên là tài sản của đơn vị. Khách hàng có nhiều bộ hồ sơ về một tài sản, đem cầm cố, thế chấp tại nhiều ngân hàng, khi khách hàng không trả được nợ, tranh chấp về tài sản bảo đảm sẽ xảy ra giữa các ngân hàng và khả năng thu hồi vốn là khó khăn

+ Khi vay được vốn khách hàng cố tình sử dụng sai mục đích, do vậy không hiệu quả, rủi ro trong việc hoàn trả vốn vay.

1.6. Kinh nghiệm của một số nƣớc và bài học đối với Việt Nam

1.6.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc

Để đưa nền kinh tế phát triển, Hàn Quốc đã sử dụng nhiều công cụ nhằm huy động các nguồn lực để phát triển trong đó có tín dụng ĐTPT của Nhà nước thông qua Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB). Đầu tư của Nhà nước nói chung và tín dụng ĐTPT của Nhà nước nói riêng đã đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các ngành kinh tế phát triển cân bằng, phục vụ chiến lược phát triển trong từng thời kỳ.

Để hỗ trợ cho các ngành cần được khuyến khích đầu tư Chính phủ Hàn Quốc đã phân bổ các nguồn tài chính thông qua Quỹ đầu tư quốc gia. Các chính sách được áp dụng gồm cho vay có chọn lọc, ưu tiên lãi suất cho phát triển những ngành công nghiệp có mục tiêu quốc gia. Từ năm 1973, Hàn Quốc chuyển sang phát triển các ngành công nghiệp nặng như công nghiệp sắt, thép, kim loại màu… và công nghiệp hoá chất như phân bón, chất dẻo…. bằng cách cho vay ưu đãi với lãi suất thấp.

Thực hiện chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, Chính phủ hỗ trợ sản xuất hàng xuất khẩu bằng các biện pháp chủ yếu như: cấp tín dụng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi, trợ cấp trực tiếp cho xuất khẩu một số sản phẩm quan trọng, cho vay với lãi suất ưu đãi để sản xuất hàng xuất khẩu, cấp tín dụng cho các nhà nhập khẩu nguyên liệu thô và thiết bị để sản xuất hàng xuất khẩu, cho vay để chuyển đổi nhà máy sang sản xuất hàng xuất khẩu,…..

Trong quản lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ đến hạn, tuỳ theo nguyên nhân của từng khoản nợ, ngân hàng có thể sử dụng các biện pháp sau:

+ Làm lại hợp đồng mới.

+ Có thể giải quyết thu nợ gốc trước, thu lãi sau. + Kéo dài thời gian trả nợ.

+ Giảm lãi suất tiền vay.

+ Khởi kiện trước toà và tịch biên tài sản + Thành lập quỹ dự phòng rủi ro.

1.6.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc

Cùng với công cuộc cải tổ nền kinh tế, Trung Quốc đã cải tổ hệ thống tín dụng nhằm đáp ứng những nhu cầu mới của nền kinh tế hàng hóa. Một trong các nội dung của công cuộc cải cách cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản là xác định rõ phạm vi đầu tư từ ngân sách và phân biệt ranh giới danh mục các công trình dự án đầu tư công cộng và các công trình dự án đầu tư có khả năng thu hồi vốn.

Nhà nước Trung Quốc đã tách hoạt động của các NHTM ra khỏi các khoản cho vay chính sách bằng cách thành lập NHPT Nhà nước Trung Quốc (sau đó đổi tên thành NHPT Trung Quốc) vào tháng 3/1994 để cho vay và quản lý các dự án có quy mô vừa và lớn, tài trợ cho các ngành công nghiệp và cơ sở hạ tầng. NHPT Nông nghiệp Trung Quốc được tách khỏi Ngân hàng Nông nghiệp (7-1994) thực hiện vai trò ngân hàng chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp. Tháng 12-1998, Ngân hàng Đầu tư bị giải thể và sáp nhập vào NHPT Trung Quốc. Do đó hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước do 3 Ngân hàng thực hiện: Ngân hàng phát triển, Ngân hàng phát triển nông nghiệp và Ngân hàng xuất nhập khẩu. Ngân hàng phát triển nông nghiệp chuyên về lĩnh vực nông nghiệp, Ngân hàng phát triển chuyên về lĩnh vực xây dựng cơ bản và Ngân hàng xuất nhập khẩu chuyên về lĩnh vực xuất nhập khẩu. Trong ba ngân hàng này chỉ có Ngân hàng phát triển là ngân hàng chính sách thuần tuý, hai ngân hàng còn lại hoạt động có tính lưỡng chế, vừa kinh doanh đồng thời vừa tiếp nhận và quản lý nguồn vốn nhà nước hỗ trợ cho từng lĩnh vực.

Tín dụng ĐTPT của Nhà nước được thực hiện dưới các hình thức như cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, bảo hiểm tín dụng và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

Nguồn vốn hoạt động của NHPT Trung Quốc chủ yếu từ phát hành trái phiếu trong nước thông qua bảo lãnh của Nhà nước. Trái phiếu dần được coi là sự đầu tư an toàn và ngày càng hấp dẫn đối với các NHTM. Vào cuối năm 1998, dư nợ trái phiếu dài hạn là 437 tỷ nhân dân tệ.

Hoạt động tín dụng ĐTPT ở Trung Quốc đã đạt được những thành công trong việc tài trợ cho các dự án lớn trong đó phần lớn là các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, tạo cơ sở cho phát triển kinh tế.

1.6.3. Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Nghiên cứu kinh nghiệm về cho vay tín dụng ĐTPT của Nhà nước ở các nước, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm chủ yếu cho việc quản lý rủi ro cho vay ĐTPT của Nhà nước ở Việt Nam như sau:

Thứ nhất, các biện pháp hỗ trợ tài chính cho ĐTPT được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, bên cạnh hình thức cấp phát trực tiếp từ ngân sách còn có hình thức cấp tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Để thực hiện có hiệu quả các biện pháp hỗ trợ tài chính, ngân hàng tham gia vào việc huy động vốn để cho vay theo các đối tượng được Nhà nước quy định hoặc Nhà nước hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh tín dụng đầu tư và cho vay đầu tư quản lý thống nhất thông qua một đầu mối.

Thứ hai, hình thức tín dụng ĐTPT của Nhà nước cần được áp dụng rộng rãi và luôn được điều chỉnh trong mỗi thời kỳ phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước.

Thứ ba, lãi suất tín dụng ĐTPT của Nhà nước thấp hơn lãi suất vay vốn trên thị trường tự do. Lãi suất vay vốn thấp là công cụ quan trọng của Nhà nước trong hỗ trợ vốn dài hạn để phát triển một số ngành công nghiệp then chốt cần nhiều vốn trong thời kỳ đầu của giai đoạn tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cần dần dần thay thế công cụ lãi suất bằng các công cụ khác như điều kiện vay vốn nhằm giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước.

Thứ tư, đối tượng cho vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước không nên quá rộng, làm cho các doanh nghiệp ỷ lại, giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và tăng khoản nợ của Chính phủ.

Tóm tắt chƣơng 1

Trong chương 1 luận văn đã phân tích, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản nhất NHTM, NHPT và tập trung phân tích vào hoạt động cho vay đầu tư phát triển và rủi ro cho vay đầu tư phát triển của NHTM và NHPT bao gồm:

+ Khái niệm, hoạt động cơ và sự khác biệt cơ bản giữa NHPT và NHTM. Hoạt động cho vay đầu tư phát triển của NHPT.

+ Phân tích nguyên nhân và phân loại rủi ro cho vay đầu tư phát triển, khái quát một số kinh nghiệm của một số nước về cho vay đầu tư phát triển từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về hạn chế rủi ro cho vay đầu tư phát triển đối với Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư phát triển tại sở giao dịch I Ngân hàng phát triển Việt Nam (Trang 33 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)