Đối với NHPT, theo Quyết định 44/2007/QĐ-TTg ngày 30/3/2007 của Chính phủ và Thông tư số 111/2007/TT-BTC ngày 12/9/2007 về quy chế quản lý tài chính đối với NHPT thì mức trích lập dự phòng rủi ro hàng năm tối đa bằng 0,5% trên dư nợ bình quân cho vay đầu tư, cho vay tín dụng xuất khẩu, nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu và bảo lãnh dự thầu và thực hiện hợp đồng.
Cuối năm nếu không sử dụng hết thì khoản dự phòng này được để lại bù đắp rủi ro cho những năm sau. Trường hợp quỹ dự phòng rủi ro không đủ bù đắp các khoản tổn thất, Ngân hàng Phát triển báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định biện pháp xử lý.
Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của NHPT theo đó thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc, cho phép Ngân hàng Phát triển Việt Nam sử dụng số tăng thu về lãi tiền gửi của năm 2011 so với số thu lãi tiền gửi của năm 2010 để trích lập bổ sung quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Mức trích lập cụ thể do Bộ Tài chính quyết định với nguyên tắc không làm tăng cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý đối với NHPT; đồng thời, bảo đảm thu nhập cho người lao động trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao.
Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng được sử dụng để bù đắp những rủi ro do nguyên nhân khách quan như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, chính sách Nhà nước thay đổi hoặc biến động giá cả thị trường... phát sinh thuộc diện đơn lẻ cục bộ sau khi sử dụng bồi thường của cơ quan bảo hiểm (nếu có).
3.5. Đánh giá kết quả công tác quản lý rủi ro trong hoạt động vay đầu tƣ tại Sở Giao dịch I – NHPT Việt Nam
3.5.1. Những mặt đạt được về hạn chế và ngăn ngừa rủi ro
3.5.1.1. Nghiêm túc chấp hành các quy trình, quy chế của ngành và quy định của Nhà nước về cho vay đầu tư
Trong thời gian qua, Sở Giao dịch I – NHPT Việt Nam đã tạo lập được môi trường cho vay có hiệu quả, thực hiện chỉ đạo, điều hành công tác cho vay đầu tư một cách chặt chẽ. Công tác cho vay đầu tư được triển khai thực hiện theo đúng quy chế, quy trình và các quy định của NHPT Việt Nam và pháp luật Nhà nước.
Trong quá trình hoạt động, hàng năm NHPT Việt Nam thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, giám sát toàn bộ các hoạt động của Sở Giao dịch I, trong đó, có hoạt động cho vay đầu tư. Qua kết quả kiểm tra hàng năm của NHPT Việt Nam, nhìn chung hoạt động của Sở không có những sai phạm lớn, vi phạm nghiêm trọng tới việc thực hiện quy chế, quy trình cho vay đầu tư và
quy định của Nhà nước. Đồng thời, Sở Giao dịch I cũng thường xuyên, kịp thời chấn chỉnh những sai sót đó.
3.5.1.2.Công tác đôn đốc thu hồi nợ thường xuyên được tăng cường
Công tác đôn đốc, thu hồi nợ vay, đặc biệt là các dự án có nợ quá hạn luôn được chú trọng thực hiện, cùng với việc đôn đốc Chủ đầu tư trả nợ, Sở Giao dịch I đã chủ động, tích cực phối hợp với các Bộ, ban ngành, các Sở, cơ quan, UBND thành phố Hà Nội trong việc thu hồi nợ vay. Do vậy mặc dù còn nợ quá hạn và lãi treo nhưng công tác thu hồi nợ gốc và lãi vay của Sở so với kế hoạch Trung ương giao luôn đạt kết quả cao và là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn ngành về công tác cho vay đầu tư của Nhà nước. Năm 2010 thu nợ gốc cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước đạt 90% kế hoạch Trung ương giao, năm 2011 đạt 93% kế hoạch Trung ương giao, năm 2012 đạt 98,12% kế hoạch Trung ương giao.
3.5.1.3.Công tác rà soát các dự án và xử lý nợ khó đòi được tăng cường
Song song với việc đề ra các biện pháp đôn đốc chủ đầu tư trả nợ, Sở Giao dịch I đã thực hiện rà soát từng dự án, đặc biệt là các dự án có nợ quá hạn, tìm nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, trên cơ sở đó phân loại chi tiết từng dự án theo biện pháp thu hồi nợ.
Trong năm 2010 và 2011, Sở Giao dịch I đã và đang thực hiện rà soát lại toàn bộ các dự án cho vay đầu tư, đặc biệt là các dự án có nợ quá hạn. Qua đó, Sở Giao dịch I đã thực hiện trình NHPT Việt Nam các biện pháp nhằm xử lý các khoản nợ khó đòi.
Đối với một số dự án hạ tầng giao thông, Sở đã trình NHPT Việt Nam, các Bộ ngành báo cáo Thủ tướng Chính phủ thực hiện khoanh nợ cho các dự án gặp khó khăn về nguồn trả nợ. Nhưng bên cạnh đó, Sở vẫn phối hợp với chủ đầu tư trình các cấp các ngành tìm nguồn trả nợ cho các dự án trên. Đến năm 2010, Sở đã hoàn thành cơ bản việc thu nợ các dự án hạ tầng giao thông thuộc nguồn ngân sách nhà nước trả nợ.
Công tác xử lý nợ có nhiều chuyển biến, đã thực hiện việc phân loại nợ và đánh giá chủ đầu tư thường xuyên để nắm bắt tình hình doanh nghiệp nhằm thu hồi nợ tối đa,
Một số dự án chủ đầu tư không tích cực trong việc trả nợ, nhằm chiếm dụng vốn, bên cạnh việc đôn đốc chủ đầu tư trả nợ, lên kế hoạch giám sát đặc biệt đối với các chủ đầu tư chây ỳ trong việc trả nợ. Sở Giao dịch I đã và đang phối hợp với các ngân hàng thương mại cho vay vốn lưu động, trung tâm thông tin của Ngân hàng Nhà nước (CIC), các cấp chính quyền địa phương để yêu cầu chủ đầu tư trả nợ vốn vay. Đối với một số dự án, Sở Giao dịch I đang tiến hành thực hiện các bước để thanh lý tài sản hoặc khởi kiện chủ đầu tư.
3.5.1.4.Công tác kiểm tra, kiểm soát được tăng cường
Công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay ngày càng được tăng cường, do đó việc cập nhật thông tin về hoạt động của doanh nghiệp được nhanh chóng hơn, hồ sơ, thủ tục theo dõi vốn vay được hoàn chỉnh. Công tác kiểm tra và khắc phục sau kiểm tra được thực hiện thường xuyên, liên tục, phát hiện kịp thời tồn tại, thiếu sót để tổ chức khắc phục và rút kinh nghiệm. Việc tự rà soát để kiểm tra lại các công việc đã thực hiện từng bước trở thành thói quen và việc làm thường xuyên của các bộ phận.
3.5.1.5. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác cán bộ
Công tác đào tạo và đào tạo lại được coi trọng và triển khai thường xuyên liên tục, từng bước nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ viên chức: 100% cán bộ mới được tập huấn tiền viên chức, hầu hết các lãnh đạo cấp phòng được tham gia tập huấn nghiệp vụ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam tổ chức, nhiều cán bộ được cử tham dự các khoá đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ.
3.5.2. Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân
3.5.2.1. Hạn chế
(1) Nợ quá hạn tăng.
Công tác thu hồi nợ vốn vay đã có nhiều biện pháp tích cực, tuy nhiên chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở việc đôn đốc, nhắc nhở, phối hợp với cơ quan,
chính quyền địa phương có liên quan nhờ giúp đỡ; những biện pháp chế tài cao hơn chưa được sử dụng thực sự hiệu quả như: xử lý tài sản bảo đảm, khởi kiện, ... Do vậy, nợ quá hạn có xu hướng tăng cao trong các năm gần đây.
Trong số dư nợ quá hạn đề nghị khoanh nợ chủ yếu tập trung vào chủ yếu tập trung vào các dự án của tập đoàn Vinashin, các dự án đề nghị xoá nợ như: dự án Nâng cao năng lực sản xuất của Xí nghiệp cơ khí 81, 01 dự án khai thác đá xây dựng, 01 dự án phát triển chăn nuôi bò sữa, 01 dự án nhà máy giầy Hà Tây ... Các dự án tín dụng trung ương có nợ quá hạn chủ yếu do khó khăn của dự án, khó khăn về nguồn trả nợ của chủ đầu tư.
Nhiều dự án sau khi đầu tư gặp phải khó khăn như tiến độ đầu tư chậm, khó khăn về thị trường đầu ra của sản phẩm, khó khăn về nguồn lực lao động dẫn đến dự án chưa có hiệu quả, không có nguồn để trả nợ theo cam kết. Bên cạnh đó, nhiều dự án có nợ quá hạn không chỉ xuất phát từ những khó khăn của dự án mà còn xuất phát từ rủi ro đạo đức của chủ đầu tư.
(2) Công tác xử lý nợ khó đòi còn chậm.
Công tác xử lý nợ quá hạn đã được đẩy nhanh sau khi Thông tư 105/2007/TT-BTC ngày 30/08/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư phát triển ra đời. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vướng mắc, lúng túng trong công tác xử lý nợ. Các dự án được trình xử lý nợ chủ yếu là các dự án nhận bàn giao từ Ngân hàng đầu tư phát triển, có chủ đầu tư là doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hoá, chia, tách, sáp nhập, giao, bán. Nhiều dự án không còn khả năng thu nợ nhưng chưa có cơ chế để thực hiện xử lý nợ, các dự án được thực hiện từ rất lâu, hoạt động không hiệu quả hoặc chưa đi vào hoạt động nên không có nguồn trả nợ, nhưng chưa được xử lý dứt điểm. Nhiều dự án, Sở Giao dịch I đã hoàn chỉnh hồ sơ xử lý rủi ro theo quy định nhưng hơn 6 tháng Chính phủ vẫn chưa có văn bản trả lời. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trình tự thủ tục xử lý rủi ro còn phức tạp, Sở Giao dịch I phải hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định trình lên Hội sở chính, Hội
sở chính kiểm tra, xem xét và trình Bộ Tài chính, Bộ Tài chính kiểm tra, xem xét và trình Chính phủ quyết định.
(3) Công tác định giá và định giá lại tài sản bảo đảm tiền vay còn yếu.
Như đã phân tích ở trên, căn cứ vào quy định cho vay đầu tư, các dự án vay vốn tín dụng đầu tư được sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản thế chấp. Do vậy, khoảng trên 95% các dự án tại Sở Giao dịch I không có tài sản thế chấp hoặc sử dụng tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay, chỉ có một số ít dự án có tài sản khác làm tài sản thế chấp.
Hiện nay, công tác đánh giá lại tài sản bảo đảm tiền vay chưa được thực hiện thường xuyên. Việc định giá tài sản thế chấp các dự án đã vay vốn chủ yếu vẫn chỉ thực hiện trên cơ sở giá trị sổ sách theo hạch toán của chủ đầu tư. Nhiều dự án tài sản thế chấp đã xuống cấp hoặc không còn khả năng thanh lý để thu hồi vốn, như một số dự án tài sản thế chấp là các đầm nuôi tôm được xây dựng trên đất thuê của Nhà nước. Do đó, việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi vốn vay gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, với chính sách ưu đãi, các dự án đầu tư được vay vốn lên đến 70% (theo quy định hiện nay của Nhà nước) tổng mức đầu tư dự án, do vậy tài sản sau đầu tư chủ yếu được hình thành từ vốn vay. Việc tài sản đảm bảo không còn đủ giá trị để bảo đảm cho khoản vay dẫn đến nhiều chủ đầu tư không có ý thức tự giác trong việc trả nợ, thường xuyên chiếm dụng vốn của Nhà nước.
(4) Công tác phân loại nợ chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Trong thời gian qua, mặc dù đã tích cực trong việc rà soát, phân loại các dự án đưa ra các nhóm biện pháp thu hồi nợ. Tuy nhiên, công tác phân loại nợ vẫn chủ yếu tập trung vào các dự án có nợ khó thu lâu ngày.
Về công tác thực hiện báo cáo phân loại nợ định kỳ chủ yếu vẫn chỉ mang tính chất báo cáo, việc phân loại nợ vẫn mang tính chất chủ quan của cán bộ tín dụng là chính. Việc căn cứ trên báo cáo phân loại nợ để xử lý thông tin không được chú trọng.
Công tác phân loại nợ chưa có tính dự báo, mới phụ thuộc vào việc các khoản dư nợ có phát sinh nợ quá hạn hay không, thời gian phát sinh; nhưng khoản nợ có dấu hiệu rủi ro chưa được đánh giá để phân loại cho đúng.
3.4.2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan.
- Năng lực thẩm định dự án còn hạn chế
Năng lực thẩm định dự án, quản lý tín dụng của Sở Giao dịch I – NHPT Việt Nam mặc dù đã có nhiều cố gắng và đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn những hạn chế do đó chất lượng thẩm định chưa cao, có thể nêu một số nguyên nhân chủ yếu như sau :
+ Trình độ, kỹ năng thẩm định chưa sát với thực tế.
+ Việc phân tích phương án tài chính, phương án trả nợ vay của dự án chủ yếu trên cơ sở lý thuyết, chưa căn cứ vào thực tiễn nên độ tin cậy thấp.
+ Trong phân tích tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm chưa đề cập đến yếu tố trượt giá do lạm phát, những ảnh hưởng tác động của cơ chế, chính sách. Do đó, việc so sánh giữa các năm bị giảm ý nghĩa, cũng vì vậy việc dự tính trong tương lai sẽ có độ tin cậy thấp. Đây là nguyên nhân làm tăng độ sai lệch giữa kết quả tính toán khi thực hiện thẩm định với kết quả thu được khi đưa dự án đi vào khai thác sử dụng.
+ Trình độ, năng lực cán bộ chưa theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ nhất là trong công tác bán sát dự án chưa theo kịp diễn biến của doanh nghiệp làm ảnh hưỏng đến chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư và quản lý tín dụng. Sở Giao dịch I - NHPTVN với khoảng gần một nửa lực lượng cán bộ viên chức là cán bộ trẻ, bên cạnh những ưu điểm của tuổi trẻ cũng có những mặt hạn chế về kinh nghiệm công tác và còn chưa cập nhật được đầy đủ các thông tin, kiến thức về xã hội, khoa học kỹ thuật ở trong và ngoài nước.
- Năng lực kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
Theo quy định hiện nay, nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chủ trương, chính sách, chế độ thể lệ nghiệp vụ trong Sở Giao dịch I được giao nhiệm vụ cho bộ phận chính là Phòng Kiểm tra. Cán bộ phòng kiểm tra thực hiện kiểm tra toàn bộ các hoạt động của Sở Giao dịch I : kế toán, cho vay đầu tư, ODA, ... có chức năng tham mưu giúp Giám đốc kiểm tra giám sát nội bộ các hoạt động của Sở Giao dịch I trong việc chấp hành chủ trương, chính sách, chế độ thể lệ nghiệp vụ, nhằm nâng cao hiệu quả và phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của Sở Giao dịch I.
Trong thời gian qua, mặc dù công tác kiểm tra, kiểm soát được chú trọng. Tuy nhiên, cán bộ phòng phần lớn không được đào tạo chuyên ngành pháp luật, mới chỉ tham gia làm một số công việc, nên đôi khi không hiểu hết các nghiệp vụ được giao để kiểm tra, nên chất lượng kiểm tra không cao.
- Hệ thống thu thập, xử lý thông tin còn yếu:
NHPT Việt Nam chưa xây dựng được một hệ thống thông tin để phục vụ cho công tác thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ cũng như phục vụ cho công tác phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro.
Nguồn thông tin mà cán bộ sử dụng trong quá trình thẩm định, quản lý, theo dõi dự án chủ yếu do khách hàng cung cấp, việc khai thác thông tin của