Ngày 01/07/2006, Sở Giao dịch I được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Nội. Là đơn vị thuộc NHPT Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Sở Giao dịch I là một tổ chức tài chính nhà nước, có tư cách pháp nhân, có bảng cân đối, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và các NHTM trên địa bàn.
Một số chức năng nhiệm vụ chính của Sở Giao dịch I: - Huy động, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn.
- Cho vay đầu tư, bao gồm: cho vay đầu tư phát triển và cho vay các dự án đầu tư ra nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ..
- Hỗ trợ sau đầu tư.
- Bảo lãnh tín dụng đầu tư. - Cho vay xuất khẩu.
- Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu.
- Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện Hợp đồng xuất khẩu. - Nhận ủy thác cấp phát, ủy thác và nhận ủy thác cho vay
- Quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn viện trợ, vay nợ nước ngoài của Chính phủ dùng để cho vay lại các dự án đầu tư trên địa bàn Hà Nội, một số dự án liên tỉnh mà chủ đầu tư có trụ sở chính đặt tại Hà Nội.
- Tổ chức công tác thẩm định, phòng ngừa rủi ro, pháp chế, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng ĐTPT và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin (thu thập, xử lý, lưu trữ, phân tích, báo cáo, bảo mật).
- Tổ chức công tác thi đua, khen thưởng, công tác hành chính, quản trị tài vụ, xây dựng cơ bản nội bộ tại đơn vị theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam giao.
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy Sở Giao dịch I
a. Ban Lãnh đạo:
Ban Lãnh đạo Sở Giao dịch I gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc. Giám đốc là người đứng đầu Sở Giao dịch I do Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật. Giám đốc là người được Tổng Giám đốc ủy quyền đại diện trước pháp luật và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về toàn bộ hoạt động của Sở Giao dịch I. Các Phòn g Kế hoạc h nguồ n vốn Phòng Tín dụng xuất khẩu Phòng Kế hoạch nguồn vốn Phòng Thẩm định 03 Phòng Tín dụng (TD1, TD2, TD3) Phòng quản lý vốn nước ngoài Phòng Kiểm tra Phòng Tài chính kế toán Phòng hành chính QLNS BAN LÃNH ĐẠO Phòng GD Vĩnh Phúc Phòng GD Hòa Bình Phòng GD Bắc Ninh Phòng Bảo lãnh
Phó Giám đốc Sở Giao dịch I giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Sở Giao dịch I theo phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.
b. Các phòng thuộc Sở Giao dịch I:
- Phòng Kế hoạch - Nguồn vốn: có chức năng tham mưu giúp Giám đốc trong việc tổ chức thực hiện các công tác sau: (1) Công tác kế hoạch, báo cáo thống kê và tổng hợp, (2) Công tác huy động vốn (3) Công tác cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn (4) Một số nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Giao dịch I giao.
- Phòng Thẩm định: thực hiện chức năng tham mưu giúp Giám đốc trong việc tổ chức, thực hiện công tác thẩm định các dự án sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước; công tác phòng ngừa và xử lý rủi ro.
- Phòng Tín dụng: thực hiện chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở Giao dịch I trong việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ tín dụng ĐTPT của Nhà nước, trong đó:
Phòng Tín dụng 1: Thực hiện quản lý và giải ngân dự án đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng do Tổng Công ty phát triển Hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi) làm chủ đầu tư.
Phòng Tín dụng 2: Thực hiện quản lý các dự án thuộc khối kinh tế TW. Phòng Tín dụng 3: Thực hiện quản lý các dự án thuộc khối kinh tế địa phương.
- Phòng Tín dụng xuất khẩu: có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở Giao dịch I trong việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu (bao gồm: cho vay xuất khẩu, bảo lãnh TDXK, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu) theo đúng quy định của Nhà nước và của NHPT Việt Nam.
- Phòng Quản lý vốn nước ngoài: có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở Giao dịch I trong việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ cho vay lại, uỷ
thác, nhận uỷ thác cho vay lại đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn vay nợ, viện trợ nước ngoài của Chính phủ, vốn vay nợ nước ngoài do Chính phủ hoặc các Bộ do Chính phủ uỷ quyền bảo lãnh, các dự án do NHPT Việt Nam vay nước ngoài (do Chính phủ bảo lãnh) để cho vay lại; quản lý nguồn vốn ODA của Chính phủ Việt Nam ra nước ngoài và tổ chức cho vay, thu hồi nợ vay, lãi và phí của các nguồn vốn này. Cho vay, cấp phát uỷ thác nguồn vốn đối ứng để thực hiện các dự án ODA.
- Phòng Bảo lãnh: có chức năng tham mưu giúp Lãnh đạo Sở Giao dịch I tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh cho các công ty vay vốn NHTM, nhiệm vụ hỗ trợ sau đầu tư.
- Phòng Tài chính kế toán: có chức năng tham mưu giúp Giám đốc trong tổ chức, quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán các hoạt động nghiệp vụ Sở Giao dịch I, hoạt động thu - chi tài chính; tổ chức công tác thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước; tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý kho quỹ trong phạm vi Sở Giao dịch I; tổ chức thực hiện công tác tài vụ nội bộ Sở Giao dịch I.
- Phòng Hành chính - Quản lý nhân sự: có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở Giao dịch I quản lý và tổ chức thực hiện công tác hành chính, quản trị, văn thư, lễ tân phục vụ, công tác tổ chức, quản lý nhân sự, đào tạo và lao động tiền lương của Sở Giao dịch I.
- Phòng Kiểm tra: có chức năng tham mưu giúp Giám đốc tổ chức thực hiện công tác kiểm tra nội bộ và công tác pháp chế của Sở Giao dịch I .
- Các Phòng Giao dịch: có chức năng thực hiện nhiệm vụ huy động vốn, cho vay vốn và các nhiệm vụ khác trên địa bàn các tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Bắc Ninh theo sự phân công của Lãnh đạo Sở Giao dịch I.
3.2. Kết quả một số hoạt động của Sở Giao dịch I - NHPTVN
3.2.1.Công tác huy động vốn
Sở Giao dịch I đã có nhiều cố gắng trong công tác huy động vốn, thành lập tổ chuyên trách huy động vốn và ban hành các cơ chế nhằm đẩy mạnh
công tác huy động vốn. Tuy nhiên doanh số huy động vốn có kỳ hạn trong các năm còn thấp, chủ yếu là huy động các nguồn vốn ngắn hạn.
Doanh số huy động vốn năm 2010 đạt 3.030 tỷ đồng (trong đó có kỳ hạn 1.125 tỷ đồng; không kỳ hạn: 1.905 tỷ đồng). Năm 2011 đạt 2.835 tỷ đồng, (trong đó có kỳ hạn 1 năm trở lên 187 tỷ đồng; dưới 1 năm 276 tỷ đồng; không kỳ hạn: 2.372 tỷ đồng). Năm 2012 đạt 2.700 tỷ đồng, (trong đó có kỳ hạn 1 năm trở lên 172 tỷ đồng; dưới 1 năm 227 tỷ đồng; không kỳ hạn: 2.301 tỷ đồng). Số dư bình quân vốn huy động vốn qua các năm như sau: năm 2010 là 1.078 tỷ đồng, năm 2011 là 638 tỷ đồng giảm 40% so với năm 2010, năm 2012 là 600 tỷ đồng giảm 6 % so với năm 2011.
Nguyên nhân: Từ năm 2009 đến 2010, Sở Giao dịch I luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch huy động vốn được Hội sở chính giao, số liệu năm sau đều tăng so năm trước. Sở Giao dịch I thực hiện nghiêm túc quy định điều chuyển vốn huy động về Hội sở chính. Vốn huy động đến hạn được thanh toán đầy đủ kịp thời. Năm 2011 và 2012 việc huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn do tác động của thị trường thế giới và trong nước, chính sách kiểm soát vàng và ngoại tệ, tăng tỷ giá đồng ngoại tệ liên ngân hàng, các NHTM đua nhau tăng lãi suất huy động vốn, lãi suất NHPT thường thấp hơn so với thị trường... ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của SGDI.
3.2.2.Công tác thẩm định dự án
Sở Giao dịch I hiện đang quản lý trên 226 dự án. Trong năm 2010, Sở Giao dịch I thẩm định cho vay 32 dự án; Quyết định cho vay 16 dự án với tổng mức vốn chấp thuận cho vay 4.650 tỷ đồng; Từ chối cho vay 16 dự án do không đủ các điều kiện theo quy định; tiếp tục thẩm định 5 dự án. Năm 2011, Sở Giao dịch I thẩm thẩm định cho vay 07 dự án với tổng mức vốn chấp thuận cho vay 650 tỷ đồng; Rà soát ký hợp đồng tín dụng (không thẩm định): 01 dự án; Đã giải trình giám sát phân cấp: 07 dự án; tiếp tục thẩm định 01 dự án; hướng dẫn CĐT hoàn chỉnh hồ sơ: 01 dự án. Năm 2012, Sở Giao dịch I
thẩm thẩm định cho vay 12 dự án với tổng mức vốn chấp thuận cho vay 840 tỷ đồng; tiếp tục thẩm định 03 dự án; hướng dẫn Chủ đầu tư hoàn chỉnh hồ sơ: 03 dự án.
3.2.3. Công tác hỗ trợ sau đầu tư
Công tác hỗ trợ sau đầu tư cũng được Sở Giao dịch I chú trọng, do đây là nguồn vốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp giảm chi phí làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Năm 2010 Sở Giao dịch I thực hiện cấp hỗ trợ sau đầu tư cho 59 dự án với số tiền cấp trong năm 64.781 triệu đồng, đạt tỷ lệ 99,68%. Năm 2011 cấp cho 40 dự án với số tiền là 47.647 triệu đồng, đạt tỷ lệ 59,85%. Năm 2012 thực hiện cấp cho 37 dự án với số tiền là 93.917 triệu đồng, đạt tỷ lệ 97,30%. Kết quả cấp hỗ trợ sau đầu tư năm 2011 đạt tỷ lệ thấp do theo chỉ đạo của Ngân hàng Phát triển Việt Nam tạm dừng cấp một số dự án hỗ trợ sau đầu tư để thực hiện rà soát kiểm tra lại hồ sơ các dự án.
3.3. Thực trạng cho vay đầu tƣ phát triển tại Sở Giao dịch I- Ngân hàng phát triển Việt Nam
3.3.1.Quy trình cho vay đầu tư phát triển tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Hoạt động cho vay đầu tư tại SGD I - NHPTVN được quản lý thông qua các quy trình chính gồm: quy trình tín dụng, quy trình thẩm định và quy trình xử lý rủi ro. Quy trình tín dụng quy định các bước thực hiện quản lý công tác cho vay đầu tư đối với một dự án vay vốn từ khi tiếp nhận hồ sơ đến khi thanh lý hợp đồng tín dụng. Quy trình thẩm định và quy trình xử lý rủi ro là những quy trình nhằm cụ thể hơn nội dung tác nghiệp của công tác thẩm định và công tác xử lý rủi ro.
3.3.1.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư
Công tác thẩm định dự án đầu tư do Phòng Thẩm định và Phòng Tín dụng song song thực hiện. Cụ thể, Phòng Tín dụng thực hiện thẩm định năng lực pháp lý, năng lực tài chính của doanh nghiệp; phòng thẩm định thực hiện
thẩm định hồ sơ dự án vay vốn và phương án trả nợ vốn vay của dự án. Phòng chủ trì có trách nhiệm tổng hợp và trình các cấp lãnh đạo hồ sơ dự án. Theo phân cấp của NHPT Việt Nam, Lãnh đạo Sở Giao dịch I cùng các phòng họp phê duyệt dự án hoặc trình tiếp lên NHPT Việt Nam.
Nội dung thẩm định dự án cho vay đầu tư bao gồm: thẩm định tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ vay vốn, phân tích thẩm định khách hàng vay vốn (chủ đầu tư dự án), phân tích thẩm định dự án đầu tư, phân tích thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay và tài sản bảo đảm. Về cơ bản, quy trình thẩm định dự án đầu tư của NHPT Việt Nam đã quy định được chi tiết các bước cần thực hiện khi thẩm định dự án.
Thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư: Chủ đầu tư được hiểu theo nghĩa rộng gồm đơn vị thực hiện dự án, cơ quan cấp trên của chủ dự án (Tổng công ty Nhà nước nếu chủ dự án là đơn vị thành viên Tổng công ty) và cá nhân người đứng đầu đơn vị thực hiện dự án. Việc đánh giá chủ dự án được thực hiện trên các phương diện chủ yếu: đánh giá tư cách và năng lực pháp lý; đánh giá nămg lực tổ chức, điều hành, quản lý sản suất kinh doanh; uy tín trong quan hệ tín dụng; đánh giá tài sản thế chấp, triển vọng ngành kinh doanh.
Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án gồm đánh giá mức độ đóng góp vào việc phát triển nền kinh tế quốc dân và thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô chung, đồng thời, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá và phương pháp thẩm định phương án tài chính và hiệu quả của dự án đầu tư có xét tới yếu tố thời gian của tiền tệ thông qua các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, phân tích điểm hoà vốn, thời gian thu hồi vốn đầu tư; thông tin cần được chú trọng hơn nữa đặc biệt là thông tin về thị trường, giá cả; đồng thời đánh giá các nhân tố như lạm phát, tỷ giá hối đoái,.. là các nhân tố có thể tác động đến quá trình hoạt động của dự án để dự báo những ảnh hưởng có thể tác động đến dự án.
Tuy nhiên, công tác thẩm định vẫn còn nhiều hạn chế trong việc thu thập thông tin thẩm định, việc đánh giá các chỉ tiêu còn chưa đầy đủ, nhiều
chỉ tiêu thẩm định mới mang tính hình thức, phụ thuộc nhiều vào sự cung cấp hồ sơ của chủ đầu tư, chưa có sự nghiên cứu sâu như nhu cầu của thị trường, nguồn cung cấp nguyên liệu,… dẫn đến một số dự án vẫn để phát sinh nợ quá hạn sau khi cho vay.
3.3.1.2.Quy trình cho vay
Quy trình cho vay đầu tư phát triển của Nhà nước bao gồm các bước sau:
Bước 1: Các Phòng Tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, hướng dẫn Chủ đầu tư hoàn thiện các hồ sơ thủ tục còn thiếu theo quy định. Trên cơ sở hồ sơ khách hàng gửi, thực hiện thẩm định hồ sơ vay vốn và hồ sơ Chủ đầu tư và báo cáo Lãnh đạo xem xét cho vay nếu dự án đủ điều kiện hoặc từ chối cho vay nếu dự án không đủ điều kiện.
Bước 2: Phòng Tín dụng soản thảo Hợp đồng, trình Ngân hàng Phát triển thực hiện giám sát. Trên cơ sở ý kiến của Ngân hàng Phát Phòng Tín dụng hoàn thiện Hợp đồng trình Lãnh đạo phối hợp với Chủ đầu tư thực hiện ký kết hợp đồng.
Bước 3: Trên cơ sở hồ sơ xin giải ngân của Chủ đầu tư Phòng Tín dụng thực hiện kiểm tra hồ sơ và trình Lãnh đạo giải ngân theo đúng quy định.
Bước 4: Phòng Tín dụng thực hiện quản lý, giám sát các khoản vay, khách hàng và thực hiện thu hồi nợ. Báo cáo Lãnh đạo kịp thời những vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Bước 1: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ vay vốn
Bước 2: Phê duyệt và ký hợp đồng
Bước 3: Lập hồ sơ và giải ngân
Bước 4: Quản lý dự án, theo dõi thu nợ
Bước 5: Sau khi thu hồi hết nợ theo hợp đồng tín dụng, trình Lãnh đạo phối hợp với Chủ đầu tư thực hiện thanh lý Hợp đồng tín dụng.
Quá trình thực hiện ký kết hợp đồng, giải ngân và theo dõi dự án, song song với việc kiểm tra hồ sơ của cán bộ tín dụng, cán bộ phòng Thẩm định hỗ