Tình hình nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư phát triển tại sở giao dịch I Ngân hàng phát triển Việt Nam (Trang 62 - 67)

Bảng 3.2: Tình hình nợ quá hạn, lãi treo, xoá nợ qua các năm

STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1 2 3 4 5 6=4-3 7=6/3*100 8=5-4 9=8/4*100 1 Nợ quá hạn (tỷ đồng) 296 171 194 (125) (42.23) 23 13.45 2 Số dự án có nợ quá hạn 74 57 48 (17) (22.97) (9) (15.79) 3 Tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ vay (%) 3.78 2.00 1.41 - 4 Lãi treo (tỷ đồng) 160 150 212 (10) (6.25) 62 41.33 5 Xóa nợ lãi (tỷ đồng) 20 17 (3) -15.31

* Tình hình nợ quá hạn 296 171 194 0 50 100 150 200 250 300 350

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Nợ quá hạn (tỷ đồng)

Biểu đồ 3.2: Tình hình nợ quá hạn qua các năm 2010 đến 2012

* Số dự án có nợ quá hạn trên tổng số các dự án:

Biểu đồ 3.3: Số dự án có nợ quá hạn qua các năm 2010 đến 2012

264 211 226 74 57 48 0 50 100 150 200 250 300

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

* Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ vay 3.77% 2.00% 1.41% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 4.00%

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tỷ lệ (%) nợ quá hạn

Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ (%) nợ quá hạn trên tổng dư nợ vay qua các năm

* Tình hình lãi treo:

Biểu đồ 3.5: Số nợ lãi treo qua các năm

160 150 212 0 50 100 150 200 250

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Năm 2010, Sở Giao dịch I đã thành lập các tổ đôn đốc thu nợ, phân loại đánh giá chủ đầu tư, kiểm tra thực tế các báo cáo tài chính để đưa ra các giải pháp đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, nhất là các dự án có nợ quá hạn, lãi treo, các dự án khó khăn như ngừng sản xuất, hoạt động không hiệu quả, khó khăn về vốn hoạt động. Thu nợ gốc là 1.885 tỷ đồng đạt 90% kế hoạch năm, tăng 1,34% so với năm 2009. Trong đó thu nợ quá hạn là 71 tỷ đồng của 36 dự án. Thu nợ lãi là 450 tỷ đồng đạt 90% kế hoạch năm. Trong đó thu lãi quá hạn là 12 tỷ đồng của 22 dự án. Số thu lãi năm 2010 tăng cao do trong năm thu được nợ từ các dự án hạ tầng giao thông nguồn trả nợ từ NSNN.

Tổng dư nợ đến 31/12/2010 là 7.841 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn 296 tỷ đồng (của 74 dự án trên 264 dự án đang quản lý) chiếm 3,78 %/tổng dư nợ, tăng 65 % so với 2009. Nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở các dự án thuộc tập đoàn VINASHIN, VINALINE: chiếm 38% số nợ quá hạn; Lãi treo là 160 tỷ đồng, chiếm 26 % tổng lãi phải thu.

Nếu loại trừ các dự án của tập đoàn VINASHIN và VINALINE thì nợ quá hạn ở mức 2,3 %/ tổng dƣ nợ; Lãi treo 17,6 % tổng lãi phải thu.

Nhìn chung số liệu cho thấy sự tăng trưởng về số thu nợ và dư nợ vay qua các năm. Nợ quá hạn và lãi treo năm 2010 ở mức cao do một số dự án vay vốn hoạt động đầu tư không hiệu quả, ngừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng, thiếu vùng nguyên liệu, không tìm được đầu ra sản phẩm... có nợ quá hạn tồn đọng nhiều năm chưa được xử lý dứt điểm. Tuy Sở Giao dịch I đã có nhiều biện pháp tích cực trong công tác thu hồi nợ như: kiểm tra tài sản bảo đảm, phân tích đánh giá tình hình dự án, chủ đầu tư, hình thành các tổ thu nợ đôn đốc thu nợ thường xuyên nhưng nợ quá hạn và lãi treo vẫn tiếp tục gia tăng.

Sang năm 2011, tình hình kinh tế xã hội diễn ra trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức. Giá cả hàng hóa chủ yếu trên thị trường thế giới biến động theo chiều hướng tăng, một số nền kinh tế lớn mặc dù vừa phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro và bất ổn. Ở

trong nước, lạm phát tiếp tục tăng cao, thị trường tiền tệ luôn biến động, nhập siêu ở mức cao. Nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ, hoạt động cầm chừng, hiệu quả thấp có nguy cơ phá sản và không trả được nợ vay. Sở Giao dịch I đóng trên địa bàn thủ đô có quy mô và số dư nợ lớn nhất trong hệ thống NHPT, địa bàn hoạt động mở rộng trên 04 tỉnh thành phố Hà Nội- Hòa Bình- Vĩnh Phúc-Bắc Ninh, thực hiện hầu hết nhiệm vụ của hệ thống và một số nghiệp vụ đặc thù, thí điểm của ngành, quản lý các dự án trải dài trong cả nước và các dự án đầu tư ra nước ngoài.

Năm 2011 Thu nợ gốc là 1.100 tỷ đồng (trong đó thu nợ quá hạn là 104 tỷ đồng) đạt 93% kế hoạch năm, giảm 41,6% so với cùng kỳ năm 2010. Thu lãi 574 tỷ đồng đạt 103% kế hoạch năm, tăng 27,55% so với cùng kỳ năm trước. Dư nợ vay là 8.552 tỷ đồng chiếm 8,7% dư nợ toàn ngành (trong đó Nợ quá hạn: 171 tỷ đồng chiếm 2,0% tổng dư nợ). Số dự án có nợ quá hạn và lãi treo là 57 dự án trên 211 dự án đang quản lý (chiếm 27% tổng số dự án đang quản lý), dự án có lãi treo là 71 dự án trên 211 dự án đang quản lý (chiếm 33,6% tổng số dự án đang quản lý). Lãi treo là 150 tỷ đồng (chiếm 26,13% lãi phải thu). So với đầu năm 2011 chỉ có 04 dự án có phát sinh nợ quá hạn mới, 17 dự án giảm được nợ quá hạn. Nợ quá hạn giảm 125 tỷ đồng tương đương - 42,2%; lãi treo giảm: 10 tỷ đồng tương đương -6,4%,

Năm 2012, thu nợ gốc là 1.300 tỷ đồng (trong đó thu nợ quá hạn là 68 tỷ đồng) đạt 98,1% kế hoạch năm, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước. Thu lãi 1.014 tỷ đồng đạt 97,9% kế hoạch năm, tăng 76,4% so với cùng kỳ năm trước. Dư nợ vay là 13.737 tỷ đồng (trong đó Nợ quá hạn: 194 tỷ đồng chiếm 1,41% tổng dư nợ). Số dự án có nợ quá hạn và lãi treo là 48 dự án trên 226 dự án đang quản lý (chiếm 21,2% tổng số dự án đang quản lý), dự án có lãi treo là 64 dự án trên 226 dự án đang quản lý (chiếm 28,3% tổng số dự án đang quản lý). Lãi treo là 212 tỷ đồng. So với đầu năm 2012 chỉ có 10 dự án có phát sinh nợ quá hạn mới 19 dự án giảm được nợ quá hạn. Nợ quá hạn tăng 23 tỷ đồng tương đương 13,4%, lãi treo tăng 62 tỷ đồng tương đương 41,3%.

Nguyên nhân các dự án có nợ quá hạn và lãi treo kéo dài nhiều năm do đơn vị khó khăn trong sản xuất, đầu tư không hiệu quả, tài sản bảo đảm thiếu tính thanh khoản, dự án ngừng hoạt động chưa xử lý được do vướng cơ chế.... như dự án xây dựng nhà máy sản xuất khuôn và mắt kính CR39-98 Công ty cổ phần kính mắt Hà Nội, dự án Phát triển vùng nguyên liệu mía đường Hòa Bình của Công ty CP mía đường Hòa Bình, dự án đầu tư xây dựng nhà máy gạch ốp tường nung 2 lần công suất 3triệu m2/năm của Công ty CP gạch men Thăng Long ...

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư phát triển tại sở giao dịch I Ngân hàng phát triển Việt Nam (Trang 62 - 67)