Chỉ tiêu đánh giá rủi ro của NHTM

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư phát triển tại sở giao dịch I Ngân hàng phát triển Việt Nam (Trang 43 - 46)

Để phản ánh mức độ rủi ro tín dụng các NHTM thường sử dụng một số chỉ tiêu sau:

- Nợ quá hạn: là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thoả thuận ghi trên hợp đồng. Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số tiền quá hạn ngân hàng chưa thu hồi được cho đến thời điểm đang xem xét.

Để đảm bảo quản lý chặt chẽ, các khoản nợ trong hệ thống NHTM được phân loại theo thời gian thành các nhóm sau: Nợ cần chú ý là nợ quá hạn dưới 90 ngày; nợ dưới tiêu chuẩn là nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày; nợ ghi ngờ là nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; nợ có khả năng mất vốn là nợ quá hạn trên 361 ngày.

Nợ quá hạn

- Tỷ lệ Nợ quá hạn = x 100 Tổng dư nợ

Đây là chỉ tiêu tương đối được sử dụng để đánh giá chất lượng tín dụng. Chỉ tiêu này thường giúp các nhà quản lý trong công tác điều hành tín dụng. Theo quy định hiện nay của NHNN cho phép dư nợ quá hạn của các NHTM không vượt quá 5% trên tổng dư nợ. Một cách tiếp cận khác,

- Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng: là chỉ tiêu dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng ngân hàng, nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Nếu vòng quay vốn tín dụng nhanh, tức việc đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao.

Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ

x 100 Dư nợ bình quân

- Chỉ tiêu dư nợ cho vay trên vốn huy động có nghĩa là có bao nhiêu đồng vốn huy động tham gia vào dư nơ cho vay, nó còn gián tiếp phản ánh khả năng huỷ động vốn tại địa phương của ngân hàng. Chỉ tiêu này lớn chứng tỏ vốn huy động tham gia vào dự nợ cho vay ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng chưa được tốt.

Dư nợ cho vay trên vốn huy động = Dư nợ cho vay

x 100 Vốn huy động vốn

- Hệ số rủi ro tín dụng cho ta thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tổng tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhận sẽ lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao.

Hệ số rủi ro tín dụng = Tổng dư nợ cho vay x 100 Tổng tài sản có

Thông thường, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng được chia thành 3 nhóm là: nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu có mức độ rủi ro lớn nhưng mang lại thu nhập cao cho ngân hàng, nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng; nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt là những khoản vay có độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao cho ngân hàng đây cũng là những khoản vay chiếm tỷ trọng thấp; nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình là những khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mang lại cho ngân hàng vừa phải, đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng.

2.3.2.Chỉ tiêu đánh giá của Ngân hàng Phát triển

- Tỷ lệ nợ quá hạn =

Nợ quá hạn

x 100 Tổng dư nợ cho vay

Tỷ lệ nợ quá hạn cho biết số nợ không được trả đúng hạn theo cam kết trong HĐTD chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong Tổng dư nợ cho vay. Nhằm đảm bảo nguyên tắc an toàn vốn, Chỉ tiêu này càng nhỏ cho thấy hoạt động tín dụng

ĐTPT càng hiệu quả và ngược lại. Tuy nhiên, những rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay ĐTPT là không thể tránh khỏi. Vì vậy, thông thường chấp nhận một tỷ lệ nợ quá hạn nhất định được coi như giới hạn an toàn. Theo khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ này nên ở mức dưới 5% là có thể chấp nhận được.

- Tỷ lệ nợ xấu =

Dư nợ xấu

x 100 Tổng dư nợ cho vay

Tỷ lệ nợ xấu cho thấy trong một đồng cho vay thì có bao nhiêu đồng bị nợ xấu. Nói cách khác, chỉ tiêu này phản ánh mức độ có thể gây ra rủi ro trong số nợ quá hạn của NHPT. Tốc độ gia tăng, giảm của các tỷ lệ nợ xấu: Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng trong các thời kỳ so sánh.

Dư nợ xấu là dư nợ quá hạn được xếp vào các nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn theo quy định của NHPT Việt Nam.

Tóm tắt Chƣơng 2

Trong Chương 2, Luận văn tập trung vào phương pháp nghiên cứu hạn chế và ngăn ngừa rủi ro cho vay đầu tư bao gồm:

+ Các câu hỏi đặt ra Luận văn cần nghiên cứu.

+ Phương pháp nghiên cứu như: thu thập thông tin, tổng hợp và xử lý thông tin, phân tích, so sánh …

+ Từ sự phân tích, tổng hợp lựa chọn các tiêu chí và chỉ tiêu phù hợp cho việc nhận dạng mức độ hạn chế và ngăn ngừa rủi ro cho vay của NHTM nói chung và NHPT nói riêng.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN TẠI SỞ GIAO DỊCH I-NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư phát triển tại sở giao dịch I Ngân hàng phát triển Việt Nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)