Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư phát triển tại sở giao dịch I Ngân hàng phát triển Việt Nam (Trang 30 - 33)

NHPT thực hiện hoạt động cho vay đầu tư phát triển trong một môi trường chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau trong một thời gian dài. Vì vậy việc nhận thức đầy đủ về các yếu tố này có ý nghĩa quan trọng đối với việc ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng trên giác độ thực hiện dự báo biến động và thực hiện dự phòng đảm bảo tính lành mạnh của tình hình tài chính của ngân hàng. Luận văn xin khái quát và tổng hợp các nguyên nhân khách quan chủ yếu sau đây:

1.5.1.1. Nguyên nhân do các yếu tố từ thiên nhiên

Các thiệt hại nảy sinh từ nguyên nhân thiên tai như thời tiết, khí hậu, động đất, núi lửa, bão lụt, hạn hán, dịch bệnh ... nó có thể tác động trực tiếp

hoặc gián tiếp tới hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của khách hàng, làm cho khách hàng kinh doanh giảm sút, gặp khó khăn thì khả năng trả nợ cho ngân hàng sẽ giảm, do vậy có thể dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng.

1.5.1.2. Môi trường kinh tế - chính trị

+ Môi trường kinh tế vĩ mô: là các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước như: chính sách tài chính, đất đai, thuế, chính sách tiền tệ, xuất nhập khẩu... Những thay đổi về chính sách vĩ mô của Nhà nước có tác động mạnh mẽ đến sản xuất của doanh nghiệp, nó có thể khuyến khích phát triển hay kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.

Ví dụ: Trong thời gian qua Chính phủ Việt nam có quy định về hạn chế đăng ký xe máy, hay việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô đã gây tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Những diễn biến khác về môi trường kinh tế vĩ mô, như: diễn biến lạm phát, tiền tệ, thị trường, lãi suất, tỷ giá ... ảnh hưởng đến sự phát triển của các lĩnh vực của nền kinh tế, hành vi của các chủ thể kinh doanh, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ....

Môi trường kinh tế tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như doanh nghiệp trong nền kinh tế. Trong giai đoạn kinh tế hưng thịnh, tăng trưởng ổn định thì người đi vay hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn, lợi nhuận thu được tương đối cao, khả năng hoàn trả vốn vay chắc chắn. Ngược lại khi nền kinh tế giảm sút, mất ổn định, có chiều hướng đi xuống, sức mua giảm sút, người đi vay tiêu thụ sản phẩm và thu hồi vốn khó khăn, khả năng trả nợ vay giảm.

+ Môi trường chính trị: Một nền chính trị ổn định là điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất, tập trung vốn cho mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại nếu môi trường chính trị không ổn định, xảy ra các cuộc xung đột, chiến tranh .... làm cho doanh

nghiệp không quan tâm đến sản xuất, sản xuất đình trệ, khả năng trả nợ ngân hàng khó khăn.

1.5.1.3. Môi trường pháp lý

Trong kinh doanh các yếu tố pháp lý có tác động đến hoạt động kinh doanh bao gồm hệ thống pháp luật, hệ thống các biện pháp bảo đảm cho pháp luật được thực thi và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh và ngành liên quan.

Các yếu tố trên đan xen và tác động đến hoạt động kinh doanh một cách tổng hợp chứ không riêng rẽ, hay chúng mang tính đồng bộ cao. Nếu môi trường pháp lý đồng bộ, hệ thống pháp luật chặt chẽ có hiệu lực sẽ làm lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế, đảm bảo các hoạt động kinh doanh cho các chủ thể trong môi trường đó, các chủ thể sẽ yên tâm kinh doanh, mở rộng đầu tư phát triển sản xuất.

1.5.1.4. Chu kỳ kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường hoạt động sản xuất kinh doanh luôn có tính chu kỳ, nó thường biểu hiện dưới hình sin. Do vậy khi chu kỳ kinh doanh đang có xu thế đi xuống thì rủi ro sẽ tăng lên, khả năng thu hồi vốn là kém, có thể gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ, ... làm cho sản phẩm của một ngành nào đó bị lạc hậu, không còn phù hợp với sở thích, nó có thể làm cho khách hàng gặp khó khăn, có thể phá sản dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.

1.5.1.5. Thông tin không cân xứng

Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng là quan hệ kinh tế, vì vậy phát sinh nhu cầu trao đổi và thu thập thông tin giữa các bên. Tuy nhiên trong thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau xảy ra tình trạng thông tin không cân xứng. Ngân hàng thường không có đầy đủ thông tin về khách hàng như: quan hệ bạn hàng, kế hoạch sản xuất kinh doanh, quan hệ thanh toán, tình hình tài chính, tiêu thụ sản phẩm ....

Khách hàng không có đầy đủ thông tin về ngân hàng: quy mô, các dịch vụ đáp ứng, phương thức tài trợ phù hợp, giá cả thực tế...

Việc thiếu thông tin trong các giao dịch này sẽ đưa đến sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Do thông tin không cân xứng do vậy thay vì lựa chọn những khách hàng có khả năng trả nợ, ngân hàng lại cho vay những khách hàng có khả năng trả nợ cho ngân hàng thấp, gây rủi ro cho ngân hàng. Còn đối với rủi ro đạo đức, người vay sau khi nhận được khoản tiền vay thực hiện những hoạt động trái với cam kết đưa đến khó có thể hoàn trả vốn vay, gây rủi ro cho ngân hàng.

- Chính sách về việc xử lý tài sản:

Trong việc xử lý tài sản của khách hàng theo luật phá sản doanh nghiệp, tài sản còn lại của khách hàng được sử dụng để sử dụng thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau: các khoản lệ phí, các khoản chi phí liên quan đến giải quyết phá sản; các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội; các khoản nợ ngân sách như nợ thuế; các khoản nợ cho các chủ nợ trong danh sách: chủ doanh nghiệp; các thành viên công ty; các chủ nợ không có bảo đảm.

Thông thường Ngân hàng Phát triển là các chủ nợ trong danh sách, và chủ nợ không có bảo đảm. Thường là người được thanh toán sau, khi đó số tiền có thể thu hồi rất thấp hoặc không có.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư phát triển tại sở giao dịch I Ngân hàng phát triển Việt Nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)