4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của của đề tài
3.4.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trƣờng tại KCN
3.4.1.1. Phân cấp và phân công trách nhiệm rõ ràng và cụ thể theo hướng tổ chức quản lý tập trung
+ Ban quản lý KCN tỉnh cần đƣợc giao đầy đủ thẩm quyền và trách nhiệm liên quan đến bảo vệ môi trƣờng bên trong KCN với vai trò là đơn vị chủ trì thực hiện. Thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trƣờng của dự án đầu tƣ và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN và các cơ sở sản xuất kinh doanh đầu tƣ vào KCN.
+ Kiểm tra, xác nhận kết quả chạy thử các công trình xử lý chất thải nói chung và nƣớc thải nói riêng của dự án đầu tƣ xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN và các dự án, cơ sở sản xuất đầu tƣ vào KCN trƣớc khi đi vào hoạt động chính thức.
+ Kiểm tra theo dõi việc thực hiện bảo vệ môi trƣờng của các chủ đầu tƣ xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN Và các dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh trong KCN theo cam kết của báo cáo ĐTM hoặc bản cam kết bảo vệ môi trƣờng.
+ Tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng KCN đối với chủ đầu tƣ xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN và các cơ sở sản xuất kinh doanh trong KCN.
+ Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện bảo vệ môi trƣờng vcủa các doanh nghiệp trong KCN.
+ Tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp, kiến nghị về môi trƣờng giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong KCN.
- Đối với Sở TN&MT tỉnh Vĩnh phúc
+ Cần xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý môi trƣờng KCN trong phạm vi quyền hạn.
+ Thẩm định, tổ chức thu phí bảo vệ môi trƣờng của các nhà máy, xí nghiệp tại các KCN.
+ Phối hợp và hỗ trợ Ban quản lý KCN tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện các nhiệm vụ do Ban quản lý KCN là chủ trì thực hiện.
- Đối với chủ đầu tƣ xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN. + Chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các cam kết trong báo cáo ĐTM của KCN, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trƣờng KCN, vận hành và đảm bảo hoạt động của hệ thống xử lý chất thải KCN, tham gia ứng phó các sự cố trong KCN….
+ Triển khai mô hình kinh doanh dịch vụ môi trƣờng với sự tham gia của các doanh nghiệp bằng hình thức hợp đồng cung cấp dịch vụ và nghĩa vụ các bên và đƣợc
rằng buộc bởi những cơ chế và chế tài cụ thể ( hợp đồng vận chuyển rác thải sinh hoạt, chất thải nguy hại, chất thải rắn thông thƣờng…).
3.4.1.2. Tăng cường năng lực cán bộ quản lý bảo vệ môi trường KCN
- Tăng cƣờng năng lực cho đội ngũ thực hiện tại các bộ phận chuyên môn về môi trƣờng của Sở TN&MT và Ban quản lý KCN tỉnh Vĩnh Phúc. Việc tăng cƣờng này cần trú trọng đào tạo nâng cao trình độ và tăng cƣờng số lƣợng của đội ngũ cán bộ công nhân viên chức.
- Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định thành lập KCN, đặc biệt thẩm định các yếu tố môi trƣờng, cũng nhƣ chất lƣợng công tác thanh tra, giám sát, đảm bảo thi hành các quy định về bảo vệ môi trƣờng tại các KCN.
- Xây dựng các chƣơng trình, dự án tăng cƣờng năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý môi trƣờng một cách dài hạn, bài bản, có hệ thống, kết hợp với trang bị các phƣơng tiện và thiết bị phù hợp phục vụ quan trắc ô nhiễm nƣớc thải công nghiệp, ứng dụng các công nghệ hiện đại trong quan trắc môi trƣờng, cảnh báo và phát hiện sự cố ô nhiễm nhƣ GIS, SCADA… Khai thác, sử dụng dữ liệu các trạm quan trắc tự động (AMS), lắp đặt tại các KCN theo quy định của Thông tƣ 08/2009-BTNMT và Thông tƣ 48/2011-BTNMT. Có cơ chế chia sẻ dữ liệu, khai thác hệ thống trang thiết bị và các nguồn lực quản lý môi trƣờng của địa phƣơng, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu, các doanh nghiệp và các KCN, CCN một cách hiệu quả nhất.
3.4.1.3 Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị có liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường
Tăng cƣờng sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc có liên quan gồm: Sở TN&MT, cảnh sát môi trƣờng, UBND quận, huyện (có KCN) với ban quản lý các KCN trong kiểm tra, giám sát, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng của các doanh nghiệp trong KCN nhƣ xả nƣớc thải công nghiệp chƣa qua xử lý ra môi trƣờng bên ngoài.