Khái quát tác động của phát triển KCN đến môi trƣờng

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp quản lý nước thải công nghiệp tại một số KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 57 - 58)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của của đề tài

3.2.6. Khái quát tác động của phát triển KCN đến môi trƣờng

Các KCN đƣợc hình thành, xây dựng và hoạt động đóng góp vai trò rất to lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua, bên cạnh đó các KCN cũng tạo áp lực lớn đến môi trƣờng.

Phát triển nhanh các khu vực sản xuất công nghiệp trong khi cơ sở hạ tầng về môi trường chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế:

Trong thời gian qua, cùng với chính sách thu hút đầu tƣ hợp lý, tỉnh Vĩnh Phúc nhanh chóng thu hút đƣợc nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp đầu tƣ, nhiều khu, cụm công nghiệp đã đƣợc thành lập. Tuy nhiên, việc đầu tƣ xây dựng, lắp đặt các công trình xử lý môi trƣờng còn hạn chế. Tại nhiều cơ sở hệ thống xử lý khí thải rất sơ sài, một số cơ sở lắp đặt hệ thống chỉ để đối phó với các cơ quan quản lý nhà nƣớc.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh mới chỉ có 02 KCN có hệ thống thu gom, xử lý nƣớc thải công nghiệp tập trung đi vào hoạt động. Việc thu gom, xử lý nƣớc thải hầu hết do trực tiếp các đơn vị thực hiện, song việc đầu tƣ xây dựng, lắp đặt các công trình xử lý môi trƣờng tại các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu tƣ ban đầu cao.

Hiện tỉnh Vĩnh Phúc chƣa có nhà máy xử lý chất thải rắn thông thƣờng và chất thải nguy hại đáp ứng nhu cầu thực tế. Việc quản lý chất thải rắn tại các đơn vị còn

nhiều hạn chế, nhiều đơn vị chƣa bố trí các khu vực lƣu giữ chất thải đảm bảo, chƣa thực hiện phân loại chất thải tại nguồn, chuyển giao trách nhiệm xử lý chất thải cho đơn vị chƣa có đủ chức năng….

Các KCN phát triển sản xuất, kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, tính phức tạp về môi trường cao:

Hiện nay, các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đều phát triển sản xuất, kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực nên các loại chất thải phát sinh đa dạng, phức tạp và không ổn định, việc quản lý chất thải chung cho cả KCN gặp khó khăn hơn. Trên địa bàn tỉnh đã có KCN Khai Quang đầu tƣ xây dựng và đƣa vào vận hành hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung nhƣng kết quả quan trắc môi trƣờng cho thấy nƣớc thải sau xử lý vẫn chƣa đạt quy chuẩn cho phép.

Phát triển công nghiệp gây áp lực đối với tài nguyên thiên nhiên, làm suy giảm khả năng tự làm sạch môi trường tiếp nhận chất thải:

Việc chuyển đổi một lƣợng lớn diện tích đất nông nghiệp và các vùng đất ngập nƣớc để phát triển công nghiệp gây tác động tiêu cực cho tài nguyên đất, nƣớc. Bên cạnh đó, cùng với quá trình phát triển công nghiệp, một lƣợng lớn chất thải đƣợc thải ra môi trƣờng, trong đó nhiều chất thải có chứa các thành phần nguy hại. Các loại chất thải này gây ảnh hƣởng lớn đến nguồn tiếp nhận, đặc biệt ở một số nơi nhƣ khu vực đô thị, công nghiệp, làng nghề… chất thải đã làm mất khả năng tự làm sạch tự nhiên và gây ô nhiễm môi trƣờng. [17]

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp quản lý nước thải công nghiệp tại một số KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 57 - 58)