Thực trạng phát triển KCN ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc của Việt Nam

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp quản lý nước thải công nghiệp tại một số KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 26 - 30)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của của đề tài

1.2.3. Thực trạng phát triển KCN ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc của Việt Nam

Xét về mặt môi trƣờng, việc tập trung các cơ sở sản xuất trong KCN nhằm mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và năng lƣợng, khoanh vùng sản xuất công nghiệp vào một khu vực nhất định, tập trung nguồn thải, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên và năng lƣợng, hiệu quả xử lý nguồn thải ô nhiễm và giảm thiểu tối đa ảnh hƣởng ô nhiễm môi trƣờng do các hoạt động sản xuất đối với cộng đồng sinh sống trong các khu dân cƣ xung quanh. Việc tập trung các cơ sở sản xuất trong các KCN góp phần nâng cao hiệu quả xử lý nƣớc thải đồng thời giảm chi phí đầu tƣ cho hệ thống xử lý môi trƣờng trên một đơn vị chất thải. Ngoài ra, công tác quản lý môi trƣờng đối với các cơ sở sản xuất trong KCN cũng đƣợc thuận lợi hơn.[2]

Tuy nhiên, bên cạnh những ƣu thế trên, KCN khi đƣợc xây dựng và đi vào hoạt động đã bộc lộ những thách thức không nhỏ đối với môi trƣờng.

- Quản lý môi trƣờng KCN đòi hỏi cần có cơ chế và mô hình quản lý phù hợp nhằm đáp ứng thực tế khi số lƣợng và quy mô KCN không ngừng tăng nhanh trong thời gian qua. Tuy nhiên mô hình quản lý hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, chƣa đƣợc cải thiện nhằm bắt kịp với tốc độ phát triển KCN.

- Phần lớn KCN phát triển sản xuất mang tính đa ngành, đa lĩnh vực, tính phức tạp về môi trƣờng cao, do vậy yêu cầu đối với công tác thẩm đinh báo cáo ĐTM và giám sát môi trƣờng các cơ sở sản xuất nói riêng và hoạt động của cả KCN nói chung trong giai đoạn hoạt động sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Cũng vì tính đa ngành trong KCN nên chất lƣợng công trình và công nghệ xử lý nƣớc thải cần đầu tƣ mang tính đồng bộ. Tại nhiều KCN, chất lƣợng nƣớc thải sau xử lý vẫn chƣa đạt quy chuẩn môi trƣờng và chƣa ổn định.

- Nguồn thải từ KCN mặc dù tập trung nhƣng thải lƣợng rất lớn, trong khi đó công tác quản lý cũng nhƣ xử lý chất thải công nghiệp còn rất nhiều hạn chế. Do đó, phạm vi ảnh hƣởng tiêu cực của nguồn thải từ KCN là rất lớn.

Sự phát triển của các KCN đã tạo sức ép không nhỏ đối với môi trƣờng. Với đặc thù là nơi tập trung các cơ sở công nghiệp thuộc các ngành nghề và lĩnh vực khác nhau, nếu công tác bảo vệ môi trƣờng không đƣợc đầu tƣ đúng mức thì chính các KCN trở thành nguồn thải ra môi trƣờng một lƣợng lớn các chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng đến sức khoẻ, cuộc sống của cộng đồng xung quanh và tác động xấu lên các hệ sinh thái khác.

Đặc biệt là ô nhiễm môi trƣờng nƣớc do nƣớc thải từ các KCN có thành phần rất đa dạng, chủ yếu là các chất lơ lửng, chất hữu cơ, dầu mỡ và một số kim loại nặng. Khoảng 70% trong số hơn 1 triệu m3

nƣớc thải /ngày từ các KCN đƣợc xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận không qua xử lý đã gây ra ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt và môi trƣờng nƣớc ngầm. Chất lƣợng nƣớc mặt tại những vùng chịu tác động của nguồn thải từ các KCN đã suy thoái nghiêm trọng, đặc biệt tại các lƣu vực sông: Đồng Nai, Cầu, Nhuệ và Đáy [2].

a) Sự gia tăng nước thải KCN

Sự gia tăng nƣớc thải từ các KCN trong những năm gần đây là rất lớn. Tốc độ gia tăng này cao hơn nhiều so với sự gia tăng tổng lƣợng nƣớc thải từ các lĩnh vực trong toàn quốc.

Hình 1.3 Biểu đồ ước tính tỷ lệ tổng lượng nước thải KCN của 6 vùng kinh tế (Nguồn: TCMT tổng hợp, 2009) [2]

Thành phần nƣớc thải các KCN phụ thuộc vào ngành nghề của các cơ sở sản xuất trong KCN. Thành phần nƣớc thải của các KCN chủ yếu bao gồm các chất lơ lửng (SS), chất hữu cơ (thể hiện qua hàm lƣợng COD, BOD), các chất dinh dƣỡng (biểu hiện bằng hàm lƣợng tổng N và P) và kim loại nặng.

Chất lƣợng nƣớc thải đầu ra của các KCN phụ thuộc rất nhiều vào việc nƣớc thải có đƣợc xử lý hay không. Hiện nay, tỷ lệ các KCN đã đi vào hoạt động có trạm xử lý nƣớc thải tập trung chỉ chiếm khoảng 43%. Nhiều KCN đã có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung nhƣng tỷ lệ đấu nối của các doanh nghiệp trong KCN còn thấp. Nhiều nơi doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải cục bộ nhƣng không vận hành hoặc vận hành không hiệu quả. Thực trạng trên đã dẫn đến việc phần lớn nƣớc thải của các KCN khi xả thải ra môi trƣờng đều có các thông số ô nhiễm cao hơn nhiều lần so với QCVN.

Bảng 1.2. Ước tính tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải từ các KCN thuộc các tỉnh của 4 vùng KTTĐ năm 2009

TT Khu vực lƣợng nƣớc thải (m3/ngày) Tổng lƣợng các chất ô nhiễm (kg/ngày) TSS BOD COD Tổng N Tổng P A Vùng KTTĐ Bắc Bộ 155.055 34.112 21.234 49.463 8.993 12.404 1 Hà Nội 36.557 8.047 5.011 11.668 2.122 2.926 2 Hải Phòng 14.026 3.086 1.922 4.474 814 1.122 3 Quảng Ninh 8.050 1.771 1.103 2.568 467 644 4 Hải Dƣơng 23.806 5.237 3.261 7.594 1.381 1.904 5 Hƣng Yên 12.450 2.717 1.692 3.940 716 988 6 Vĩnh Phúc 21.300 4.686 2.918 6.795 1.235 1.704 7 Bắc Ninh 38.946 8.568 5.336 12.424 2.259 3.116 B Vùng KTTĐ miền trung 58.808 12.937 8.057 18.760 3.411 4.705 1 Đà nẵng 23.792 5.234 3.260 7.590 1.380 1.903

2 Thừa Thiên - Huế 4.200 924 575 1.340 244 336

3 Quảng Nam 13.024 2.865 1.784 4.154 755 1.042 4 Quảng Ngãi 3.950 869 541 1.260 229 316 5 Bình Định 13.842 3.045 1.896 4.416 803 1.107 C Vùng KTTĐ phía Nam 413.400 90.948 56.636 131.875 23.977 33.072 1 TP HCM 57.700 12.694 7.905 18.406 3.347 4.616 2 Đồng Nai 179.066 39.395 24.532 57.122 10.436 14.325 3 Bà Rịa – Vũng Tàu 93.550 20.581 12.816 29.842 5.426 7.484

4 Bình Dƣơng 45.900 10.098 6.288 14.642 2.662 3.672 5 Tây Ninh 11.700 2.574 1.603 3.732 679 936 6 Bình Phƣớc 100 22 14 32 6 8 7 Long An 25.384 5.585 3.478 1.472 1.472 2.031 C Vùng KTTĐ ĐBSCL 13.700 3.014 1.877 4.370 795 1.096 1 Cần Thơ 11.300 2.486 1.548 3.605 665 904 2 Cà Mau 2.400 528 392 766 139 192 Tổng cộng 640.963 141.012 87.812 204.467 37.176 51.277

(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2009) [2]

b) Ô nhiễm nước mặt do nước thải của các KCN

Cùng với nƣớc thải sinh hoạt, nƣớc thải từ các KCN đã góp phần làm cho tình trạng ô nhiễm tại các sông, hồ, kênh, rạch trở nên trầm trọng hơn. Những nơi tiếp nhận nƣớc thải của các KCN đã bị ô nhiễm nặng nề, nhất là ô nhiễm do các kim loại nặng, nhiều nơi nguồn nƣớc không thể sử dụng đƣợc cho bất kỳ mục đích nào.

Bảng 1.3 Một số kim loại nặng có trong nước thải công nghiệp và tác hại của chúng đến sức khỏe con người.

Stt Các thành phần Các bệnh thƣờng gặp

1 Chì Bệnh thận, thần kinh, ung thƣ 2 Amoni, Nitrat, Nitrit Bệnh xanh da, thiếu máu, gây ung thƣ 3 Asen Bệnh dạ dày, ngoài da, hàm lƣợng cao gây chết 4 Crôm Gây loét dạ dày, ruột non, viêm gan,thận, ung thƣ 5 Đồng Bệnh về đƣờng tiêu hóa, đột biến gen 6 Kali, Cadimi Bệnh thoái hóa cột sống, đau lƣng 7 Titan Đau thần kinh,thận, hệ bài tiết

8 Kẽm Bệnh viêm xƣơng, thiếu máu

9 Sắt Khó thở, đau thần kinh, rối loạn hệ bài tiết 10 Thủy ngân Khó thở, đau thần kinh, rối loạn hệ bài tiết, ung thƣ

(Nguồn: (2005) ) [9]

Tình trạng ô nhiễm không chỉ dừng lại ở hạ lƣu các con sông mà lan lên tới cả phần thƣợng lƣu theo sự phát triển của các KCN. Kết quả quan trắc chất lƣợng nƣớc cả 3 lƣu vực sông Đồng Nai, Nhuệ - Đáy và sông Cầu đều cho thấy bên cạnh nguyên nhân do tiếp nhận nƣớc thải sinh hoạt từ các đô thị trong lƣu vực, những khu vực chịu

tác động của nƣớc thải KCN có chất lƣợng nƣớc bị suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu nhƣ BOD, COD, NH4+, tổng N, Tổng P đều cao hơn QCVN nhiều lần.

Tại một số khu vực do việc đầu tƣ hàng loạt các KCN không đi kèm hoặc chậm triển khai các biện pháp kiểm soát ô nhiễm tại nguồn, chất lƣợng nƣớc mặt của nguồn tiếp nhận đã diễn biến theo chiều hƣớng xấu đi. Một số đoạn sông trƣớc đây bị ô nhiễm nghiêm trọng do nƣớc thải của KCN đã đƣợc cải thiện phần nào bởi phƣơng pháp quản lý bắt buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ các biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Điển hình là diễn biến tình trạng ô nhiễm nƣớc trên sông Thị Vải.

Hình 1.4 Nước thải của các cơ sở công nghiệp thải ra sông (nguồn thiennhien.net)

Mặt khác, công tác bảo vệ môi trƣờng còn nhiều tồn tại nhƣ: phân cấp trong hệ thống quản lý môi trƣờng KCN chƣa rõ ràng, tỷ lệ xây dựng và vận hành các công trình xử lý môi trƣờng tại các KCN còn thấp.... Năm 2010, Tổng cục môi trƣờng đã tiến hành thanh tra, kiểm tra diện rộng tại các KCN, đặc biệt là kiểm tra chặt chẽ các lƣu vực sông lớn của Việt Nam, bởi muốn chặn đứng ô nhiễm lƣu vực sông thì phải chặn đứng nguồn thải ra sông.

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp quản lý nước thải công nghiệp tại một số KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)