Hiện trạng nƣớc thải công nghiệp tại các KCN

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp quản lý nước thải công nghiệp tại một số KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 58 - 94)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của của đề tài

3.3 Hiện trạng nƣớc thải công nghiệp tại các KCN

3.3.1. Các nguồn gốc và thành phần

Trong giai đoạn phát triển hiện nay, sự phát triển của KCN đã tạo sức ép không nhỏ đối với môi trƣờng. Với đặc thù là nơi tập trung các cơ sở công nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, nếu công tác bảo vệ môi trƣờng không đƣợc đầu tƣ đúng mức thì chính các KCN trở thành nguồn thải ra môi trƣờng một lƣợng lớn các chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng đến sức khỏe, cuộc sống của cộng đồng xung quanh và tác động xấu lên hệ sinh thái nông nghiệp và thủy sinh.

Các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là nƣớc thải từ các hoạt động sản xuất trong của các DN trong các KCN. Đặc biệt là các nhà máy sản xuất giấy, sơn và các ngành xi mạ.

Căn cứ vào nhu cầu sử dụng nƣớc của các nhà máy trong KCN, Khu quản lý, điều hành, dịch vụ… Căn cứ vào tiêu chuẩn cấp nƣớc cho công thình theo Tiêu chuẩn xây dựng 51-1984, lƣợng nƣớc thải KCN tình bằng 80% lƣợng nƣớc cấp.

Bảng 3.9 Tổng lượng nước sử dụng và nước thải của các KCN

STT Tên KCN Nguồn cấp Tổng nƣớc sử dụng ( m3/ngày đêm) Tổng nƣớc thải (80% nƣớc sử dụng) m3/ngày đêm 1 Khai Quang Công ty cấp thoát nƣớc và môi trƣờng số 1 Vĩnh Phúc 4850 3840 2 Bình Xuyên Công ty ĐTPT hạ tầng An Thịnh VP 2560 2048 3 Kim Hoa Công ty cấp thoát

nƣớc Phúc Yên 3600 3000

(Nguồn Tổng hợp kết quả phiếu điều tra)

Trong quá trình vận hành KCN, nƣớc thải phát sinh từ các quá trình sản xuất khác nhau của các nhà máy, xí nghiệp trong KCN. Tùy theo từng loại hình công nghệ sản xuất mà nƣớc thải có thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm khác nhau.

* Ngành chế biến nông sản, thuỷ sản thực phẩm:

Nhìn chung các nhà máy chế biến nông sản thực phẩm thải ra chủ yếu là các chất thải hữu cơ có nguồn gốc động, thực vật hoặc các sản phẩm từ quá trình lên men.

Chất thải có nguồn gốc thực vật có thành phần chủ yếu là carbohydrate và các vitamine, chất béo và proteins chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Với thành phần hữu cơ nhƣ vậy dễ bị phân huỷ bởi các vi sinh vật khi thải các chất thải này vào nguồn nƣớc, gây ô nhiễm cho nguồn tiếp nhận nƣớc thải.

Chất thải có nguồn gốc động vật có thành phần chủ yếu là proteins và chất béo. Trong hai thành phần này thì chất béo là chất khó bị phân huỷ bởi vi sinh vật.

Chất thải có nguồn gốc từ các sản phẩm của quá trình lên men (bia, nƣớc trái cây lên men, đƣờng...) có thành phần tƣơng đối phức tạp chứa đựng các chất cơ bản có trong thành phần thực phẩm, các chất tƣơng đối khó bị phân huỷ bởi vi sinh vật, COD trong nƣớc thải loại này thƣờng khá cao.

Thành phần và tính chất của một số loại nƣớc thải của ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm (chế biến rau, thịt, mì ăn liền, nƣớc giải khát, đƣờng...) xem chi tiết tại bảng 3.10.

Nƣớc thải loại này khi thải vào môi trƣờng, nếu không đƣợc xử lý, sẽ làm cho nguồn nƣớc bị ô nhiễm hữu cơ, nƣớc sẽ có màu, bốc mùi khó chịu.

* Ngành gia công cơ khí, sản xuất linh kiện điện tử:

Chủ yếu là các nhà máy, xí nghiệp sản xuất và lắp ráp các phụ tùng thay thế, lắp ráp và sản xuất các linh kiện điện tử, y cụ... Đối tƣợng phục vụ cũng nhƣ các chủng loại sản phẩm của ngành này là tƣơng đối đa dạng. Ô nhiễm nguồn nƣớc trong các xí nghiệp ngành này tƣơng đối nhỏ, các xí nghiệp nhìn chung đều ít sử dụng nƣớc, nƣớc đƣợc dùng chủ yếu cho các công việc nhƣ sau:

+ Nƣớc làm mát máy móc, thiết bị. + Nƣớc phục vụ cho nồi hơi.

+ Nƣớc rửa máy móc thiết bị và vệ sinh nhà xƣởng. + Nƣớc tẩy rửa bề mặt, mạ chi tiết.

+ Nƣớc dùng cho chữa cháy.

+ Nƣớc thải từ hệ thống xử lý khí thải.

Điểm đặc biệt là nƣớc thải của các nhà máy loại ngành này thƣờng có khả năng bị nhiễm dầu mỡ (do bôi trơn máy móc và động cơ) nên sẽ tăng cao khả năng gây ô nhiễm nguồn nƣớc. Đặc biệt là đối với các nhà máy gia công cơ khí, sản xuất linh kiện và phụ tùng thay thế. Ngoài ra trong một số xí nghiệp của loại hình công nghiệp này, nƣớc thải có khả năng bị nhiễm các loại hoá chất, ion kim loại, bụi kim loại, bụi hơi dung môi (từ các quá trình tẩy rửa, sơn, mạ chi tiết) sẽ có tác động nguy hiểm đến hệ sinh thái và môi trƣờng sống của con ngƣời.

* Ngành công nghiệp may mặc:

Ngành công nghiệp may mặc đƣợc coi là nghành sạch về mặt nƣớc thải. Nƣớc thải ở các xí nghiệp may chủ yếu là nƣớc thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên nên mức độ ô nhiễm thấp, tƣơng đƣơng nƣớc thải sinh hoạt.

Nƣớc thải của ngành này có chứa hàm lƣợng khá cao các loại bụi đất, cát... có thể gây hiện tƣợng lắng đọng trên hệ thống đƣờng ống thoát nƣớc. Tuy nhiên đây chỉ là các chất thải vô cơ, mức độ ô nhiễm không cao nên xử lý dễ dàng

* Ngành thương mại dịch vụ: Nƣớc thải ngành thƣơng mại dịch vụ hoàn toàn không có nƣớc thải sản xuất. Nƣớc thải là ra nƣớc thải sinh hoạt, nƣớc thải chủ yếu các hợp chất hữu cơ nên xử lý không phức tạp.

* Ngành sản xuất và lắp ráp xe máy.

Nƣớc thải công nghiệp độc hại phát sinh chủ yếu từ sƣởng sơn sản phẩm, thành phần cơ bản là hợp chất phốt phát, kim loại, các chất tẩy rửa, dầu mỡ khoáng, các hợp chất hữu cơ và vô cơ.

* Các ngành công nghiệp khác

Đối với một số ngành công nghiệp khác, nƣớc thải chủ yếu là nƣớc giải nhiệt, làm mát máy móc thiết bị, nƣớc rửa máy móc thiết bị vệ sinh nhà xƣởng, nƣớc tẩy rửa bề mặt chi tiết, nƣớc thải từ hệ thống xử lý khí thải. Ngoài ra nƣớc thải còn chứa hàm lƣợng các chất hữu cơ cao, đặc biệt có tính a xít hoặc xút và các chất hoạt động bề mạt. Đặc điểm của nƣớc thải của các ngành này thƣờng có khả năng bị nhiễm dầu mỡ nên sẽ tăng cao khả năng gây ô nhiễm nguồn nƣớc, nhất là đối với các nhà máy gia công cơ khí, sản suất phụ tùng thay thế.

Bảng 3.10. Đặc trưng thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp (trước xử lý).

STT Ngành công nghiệp Chất ô nhiễm chính Chất ô nhiễm phụ

1 Chế biến đồ hộp, thủy sản,

rau BOD, COD, pH, SS Màu, tổng P, N

2 Cơ khí COD, dầu mỡ, SS, CN -,

Cr, SS, Zn, Pb, Cd

3 Dệt nhuộm SS, BOD, kim loại nặng,

dầu Màu, độ đục

4 Sản xuất hóa chất hữu cơ, vô cơ

pH, tổng chất rắn, SS, Cl -, SO4-

COD, phenol, F, Silicat, kim 5 Sản xuất giấy SS, BOD, COD, phenol, pH, độ đục, độ màu 6 Chế biến nƣớc uống có cồn,

bia rƣợu BOD, pH, SS, N, P TDS, màu, độ đục 7 Sản xuất phân hóa học NO3-, urê Ph, Hợp chất hữu cơ

(Nguồn quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, Lê Trình NXB KHKT, 1997) [10].

3.3.2. Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trƣờng nƣớc từ các KCN [15] KCN [15]

- Việc quy hoạch phát triển các KCN:

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự bất cập về địa điểm bố trí, quy mô và loại hình sản xuất của nhiều KCN, ảnh hƣởng đến đời sống kinh tế - xã hội của dân cƣ địa phƣơng, an ninh lƣơng thực và chất lƣợng môi trƣờng, sinh thái trong vùng. Sự phát triển manh mún, không có điều phối chung, thậm chí có phần cạnh tranh giữa các địa phƣơng làm cho các KCN, CCN phát triển thiếu sự đồng bộ, rời rạc, tỷ lệ lấp đầy và hiệu quả khai thác kém, thiếu các nguồn lực cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển, cũng nhƣ thiếu sự kết nối liên tỉnh, liên vùng và xuyên quốc gia.

- Năng lực và nhận thức của các doanh nghiệp đầu tư, khai thác KCN:

Nguyên nhân các KCN thiếu nhà máy xử lý nƣớc thải (XLNT) chủ yếu là do nhà đầu tƣ chƣa thực sự quan tâm và do cơ chế, chính sách, chế tài xử phạt còn chƣa đủ mạnh. Nguồn vốn đầu tƣ cho các hoạt động bảo vệ môi trƣờng (BVMT) của các doanh nghiệp hạn chế, do doanh nghiệp cố gắng giảm giá thành sản phẩm và ƣu tiên tăng lợi nhuận tài chính. Các doanh nghiệp chƣa nhận thức đầy đủ trách nhiệm về BVMT. Các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN khó tiếp cận các nguồn vốn thích hợp để đầu tƣ xây mới và mở rộng các khu máy xử lý nƣớc thải tập trung. Trên thực tế, nếu chỉ trông vào nguồn thu phí thu gom, máy xử lý nƣớc thải từ các nhà đầu tƣ, thì chủ đầu tƣ hạ tầng các KCN khó có thể bù đắp đƣợc các chi phí cho việc xây dựng và vận hành hệ thống cống thu gom, trạm bơm, trạm máy xử lý nƣớc thải của KCN. Rủi ro càng cao khi trạm máy xử lý nƣớc thải phải đƣợc xây dựng trƣớc khâu các nhà đầu tƣ xem xét vào KCN.

- Những hạn chế về mặt cơ chế, chính sách và năng lực đội ngũ cán bộ chuyên môn:

Năng lực và các nguồn lực cần thiết của hệ thống các cơ quan quản lý cũng nhƣ lực lƣợng giám sát thi hành luật pháp về BVMT chƣa đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu công tác thực tế; Phƣơng tiện và thiết bị phục vụ quan trắc ô nhiễm nƣớc thải công nghiệp vừa thiếu vừa lạc hậu. Ngoài ra, hệ thống văn bản pháp lý về quản lý ô nhiễm nƣớc thải công nghiệp còn chồng chéo và có những khoảng trống.

Các cấp chính quyền chƣa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức, dẫn đến buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát và cƣỡng chế thực thi pháp luật. Công tác tuyên truyền, giáo dục về BVMT trong xã hội còn hạn chế, chƣa phát huy đƣợc ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia, hỗ trợ hệ thống quản lý nhà nƣớc giám sát thi hành pháp luật về BVMT.

3.3.3. Diễn biến chất lƣợng nƣớc thải công nghiệp tại các KCN

3.3.3.1. KCN Bình Xuyên

Là KCN tập trung rất nhiều các cơ sở sản xuất kinh doanh, đa ngành, đa lĩnh vực nhƣ sản xuất thép, xe máy, vật liệu xây dựng, cơ khí và may mặc, hiện tại chủ đầu tƣ KCN đang xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung với công suất 3800 m3

/ngày đêm, tình hình nƣớc thải KCN khá phức tạp, qua thu thập số liệu cho thấy nồng độ một số thông số còn cao, cụ thể bảng dƣới đây.

Bảng 3.11. Nồng độ chất ô nhiễm nước thải KCN Bình Xuyên

STT Thông số Nồng độ trung bình (mg/l) Nồng độ trung bình (kg/ngày đêm) 1 SS 123,5 395,2 2 BOD5 44,4 142,08 3 COD 320,2 1024,6 4 Chì 0,13 0,41

(Nguồn báo cáo ĐTM - KCN Bình Xuyên) [4]

Để xác định diễn biến chất lƣợng nƣớc thải của KCN Bình Xuyên ta tiến hành phân tích các mẫu điểm tại các nhà máy trong KCN.

Kết quả phân tích nước thải của một số doanh nghiệp trong KCN Bình Xuyên

Vị trí lẫy mẫu, ngày lấy mẫu, ký hiệu mẫu: - sản xuất sau xử lý của

- sản xuất sau xử lý của Công Cổ Phần

29/9/2010.

- sản xuất

20/4/2011.

- sản xuất .ty TNHH Dụng cụ

giao thông Giai Việt quan trắc tháng 9/2010.

- sản xuất Công ty TNHH Công Nghiệp Chính Đạt 30/9/2010.

- Công ty Cơ khí Xây dựng An Cƣ l 29/9/2010.

- sản xuất sau xử lý Công ty TNHH Stro 29/9/2010.

Bảng 3.12 Chất lượng nước thải của các nhà máy ở KCN Bình Xuyên TT QCVN 24:2009/ BTNMT (A) NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6 NT7 1 pH - 7,68 7,74 7,36 7,42 6,78 7,04 6,94 6-9 2 Nhiệt độ o C 16,2 16,4 17,4 16,8 16,9 17,0 16,8 40 3 COD mgO2/l 105,6 112,4 44,8 46,5 68,4 72,2 70,4 50 4 BOD5 mg/l 58 56 22 24 37 40 38 30 5 Amoni theo N mg/l 0,50 0,68 5,00 6,37 6,84 7,82 5,88 5 6 TSS mg/l 89 82 52 48 62 68 76 50 7 Xianua mg/l <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 0,07 8 Clo dƣ mg/l 0,04 0,003 0,08 0,06 0,08 0,07 0,06 1 9 Tổng N mg/l 2,34 1,48 12,8 13,4 14,2 16,4 13,2 15 10 Tổng P mg/l 0,06 0,05 0,37 0,32 0,46 0,64 0,56 4 11 Sunfua mg/l 0,02 <0,02 <0,02 <0,02 0,05 0,04 0,05 0,2 12 Asen mg/l <0,002 <0,002 0,001 0,001 0,003 0,002 0,003 0,05 13 Chì mg/l <0,002 <0,002 <0,002 <0,002 <0,002 <0,002 <0,002 0,1 14 Cadimi mg/l 0,0001 0,0002 0,0002 0,0002 0,002 0,002 0,002 0,005 15 Thủy ngân mg/l 0,001 <0,002 <0,002 <0,002 0,002 <0,002 <0,002 0,005 16 Crom (III) mg/l <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 0,2 17 Kẽm mg/l 0,011 0,010 0,209 0,182 0,096 0,112 0,086 3 18 Mangan mg/l 0,019 0,022 0,199 0,202 0,012 0,010 0,014 0,5 19 mg/l 0,08 0,09 0,12 0,08 0,12 0,14 0,12 5 20 Coliform con/100ml 3600 4800 1800 2200 3600 4200 3800 3000

Nhận xét kết quả phân tích

Trên cơ sở kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc thải tại các nhà máy của KCN Bình Xuyên cho thấy chủ yếu có các chất ô nhiễm nhƣ COD, BOD5 và amoni, TSS là vƣợt quy chuẩn cho phép theo QCVN 24:2009/BTNMT(A). Sự ô nhiễm chính (COD; BOD; TSS, amoni, colifrom) đối với nƣớc thải của KCN Bình Xuyên đƣợc thể hiện trên các biểu đồ hình 3.11 đến hình 3.15:

+ Về ô nhiễm COD đối với nƣớc thải thuộc KCN vƣợt quá quy chuẩn cho phép: NT1 vƣợt 2,112 lần; NT2 vƣợt 2,248 lần; NT5 vƣợt 1,368 lần; NT6 vƣợt 1,444 lần; NT7 vƣợt 1,408 lần.

Hình 3.11 Biểu đồ COD trong nước thải KCN Bình Xuyên

+ Về ô nhiễm BOD5 đối với nƣớc thải thuộc KCN vƣợt quá quy chuẩn cho phép: NT1 vƣợt 1,93 lần; NT2 vƣợt 1,86 lần; NT5 vƣợt 1,23 lần; NT6 vƣợt 1,333 lần; NT7 vƣợt 1,266 lần. COD nƣớc thải (mg/l) 0 20 40 60 80 100 120 NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6 NT7 COD TCVN

BOD5 nƣớc thải (mg/l) 0 10 20 30 40 50 60 NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6 NT7 BOD5 TCVN

Hình 3.12 Biểu đồ biểu diễn BOD5 trong nước thải KCN Bình Xuyên

+ Về ô nhiễm Amoni đối với nƣớc thải thuộc KCN vƣợt quá quy chuẩn cho phép: NT4 vƣợt 1,274 lần; NT5 vƣợt 1,368 lần; NT6 vƣợt 1,564 lần; NT7 vƣợt 1,176 lần. Amoni nƣớc thải (mg/l) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6 NT7 Amoni theo N TCVN

Hình 3.13 Biểu đồ biểu diễn chỉ tiêu Amoni trong nước thải KCN Bình Xuyên

+ Về ô nhiễm TSS đối với nƣớc thải thuộc KCN vƣợt quá quy chuẩn cho phép: NT1 vƣợt 1,78 lần; NT2 vƣợt 1,64 lần; NT3 vƣợt 1,04 lần; NT5 vƣợt 1,24 lần; NT6 vƣợt 1,36 lần; NT7 vƣợt 1,52 lần.

TSS nƣớc thải(mg/l) 0 20 40 60 80 100 NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6 NT7 TSS TCVN

Hình 3.14: Biểu đồ biểu diễn chỉ tiêu TSS trong nước thải KCN Bình Xuyên

Ngoài ra còn có chỉ tiêu Colifrom NT1 vƣợt 1,2 lần; NT2 vƣợt 1,6 lần; NT5 vƣợt 1,2 lần; NT6 vƣợt 1,4 lần; NT7 vƣợt 1,266 lần.

Hình 3.15: Biểu đồ biểu diễn chỉ tiêu coliform trong nước thải KCN Bình Xuyên

Nƣớc thải có các chỉ tiêu trên vƣợt Quy chuẩn cho phép khi đổ thải ra nguồn tiếp nhận sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trƣởng của hệ động thực vật dƣới nƣớc, hệ động thực vật đất mặt tầng nông, ảnh hƣởng dán tiếp, trực tiếp đến con ngƣời sống ở khu vực lân cận.

3.3.3.2. KCN Khai Quang

KCN có số lƣợng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rất lớn, tính đến hết năm 2012 có 51 dự án đầu tƣ vào KCN, chủ yếu là dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, chiếm 80% tổng số dự án đầu tƣ, tập chung chủ yếu vào các ngành cơ khí chế tạo, may mặc, linh kiện điện, điện tử và vật liệu xây dựng.

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp quản lý nước thải công nghiệp tại một số KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 58 - 94)