Tình hình xây dựng và phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp quản lý nước thải công nghiệp tại một số KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 49 - 50)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của của đề tài

3.2. Tình hình xây dựng và phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh

KCN, KCX đƣợc hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới của kinh tế đất nƣớc, xuất phát từ chủ trƣơng đúng đắn của Đảng, Chính phủ trong việc xây dựng một mô hình mang tính đột phá trong thu hút đầu tƣ, tăng trƣởng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH. Nhƣng bên cạnh đó, KCN, KCX cũng gặp không ít khó khăn, hạn chế mà một trong những nguyên nhân quan trọng là chƣa hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển các KCN, cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính đối với hoạt động đầu tƣ vào KCN, hoàn thiện và nâng cao tính hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ… [2]

3.2.1.Tình hình thành lập, mở rộng và quy hoạch phát triển các KCN

Các KCN Vĩnh Phúc đã đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển công nghiệp và kinh tế - xã hội của tỉnh. Các KCN đã trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tiến bộ; tăng trƣởng kinh tế nhanh, liên tục trên hai con số và trở thành nhân tố quyết định quá trình CNH, HĐH của tỉnh. Đồng thời các KCN đã thúc đẩy liên kết hạ tầng kỹ thuật, góp phần tạo lập và phân bố không gian kinh tế-xã hội của tỉnh, tạo sự phát triển đồng đều, hỗ trợ lẫn nhau giữa khu vực phía Bắc tỉnh và phía Nam tỉnh. Biểu hiện rõ nhất là việc hoàn thành quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt với 20 KCN, tổng diện tích 6.038 ha ,cụ thể nhƣ sau:

- 07 KCN đã đƣợc quyết định thành lập, cấp Giấy Chứng nhận đầu tƣ là các KCN Kim Hoa, Khai Quang, Bình Xuyên, Bá Thiện, Bình Xuyên II, Bá Thiện II và Phúc Yên; trong đó có 03 KCN đã có doanh nghiệp hoạt động (Kim Hoa, Khai Quang, Bình Xuyên, Bá Thiện) và 04 KCN đang trong quá trình bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật (KCN Bá Thiện II và Bình Xuyên II, Phúc Yên ).

- 05 KCN đang đƣợc các nhà đầu tƣ hoàn thiện các thủ tục đầu tƣ xây dựng là các KCN Chấn Hƣng, Sơn Lôi và Hội Hợp, Tam Dƣơng I, Nam Bình Xuyên.

- 8 KCN mới đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ phát triển vào giai đoạn 2015-2020 là các KCN, Tam Dƣơng II, Vĩnh Tƣờng, Vĩnh Thịnh, Lập Thạch I, Lập Thạch II, Sông Lô I, Sông Lô II, Thái Hòa – Liễu Sơn – Liên Hòa.[1]

Quy hoạch và xây dựng các KCN Vĩnh Phúc góp phần tạo lập và phân bố không gian kinh tế thể hiện trong việc phân bố các KCN, đa số tập trung ở vùng phía Bắc tỉnh (12 Khu), tập trung xung quanh tỉnh lỵ và khu vực thuận tiện về giao thông, cơ sở hạ tầng sẵn có. KCN phía Nam tỉnh (07 Khu) phục vụ chủ yếu để làm đòn bẩy kích thích và hỗ trợ nông nghiệp phát triển.

Để có đƣợc sự liên kết hạ tầng, góp phần tạo lập và phân bố không gian kinh tế công tác quy hoạch các KCN Vĩnh Phúc luôn đƣợc đi trƣớc một bƣớc, lựa chọn các ngành có công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghệ sạch. Đồng thời, quy hoạch mang tính tổng thể, các KCN gắn liền với Khu đô thị, dịch vụ đảm bảo sự phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và xcã hội trong và ngoài hàng rào KCN, đảm bảo sự phát triển bền vững của các KCN.

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp quản lý nước thải công nghiệp tại một số KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)